BLOGS  
 
RSS
Cây ơi
Ngày đăng 20/07/2014 22:32:22 bởi LienTP

Thế là một cây xà cừ nữa lại xóa sổ trên đoạn đường gần nhà tôi. Nhìn cây xơ xác, khẳng khiu không còn một chiếc lá thấy thật xót xa. Gốc cây to, đường kính đến gần 1m.  Cái cây thật nổi bật trong hàng cây  xà cừ, cây sấu xanh biếc suốt dọc phố.

Đằng sau nó, công trình xây dựng, một tòa nhà mới sắp mọc lên. Mùa mưa bão, cây này cần phải giải quyết loại bỏ ngay. Đây là cây thứ 3 trong đoạn phố ngắn này. Dân phố mọi người kiến nghị mãi để trồng thế vào đó một cây khác, nhưng tất cả đều rơi vào lãng quên…

 

Tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với những hàng cây xanh rì dọc phố Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu. Mùa hè, mưa rào ập đến rất nhanh. May sao, hàng cây che mưa cho chúng tôi. Cả bọn phóng như bay trên mấy chiếc xe đạp cũ, về đến nhà mà chỉ dính vài ba giọt nước mưa đã kịp lách qua kẽ lá. Cả bọn cùng cười khoái chí. Nhất là những hôm trời nắng chang chang, đi vào những phố này dưới những tán cây xanh thật dễ chịu. Cây đan thành cổng chào đón mọi người trìu mến thân thiết.

Hàng cây trên phố Phan Đình Phùng

Mỗi cây trên phố đều có gắn một cái biển nhỏ “sấu 15”, ‘’ xà cừ 22” , “bàng 195”… , nhiều nhất là cây xà cừ. Có lần bất chợt nhìn các cây cuối phố thấy số 195 ở bên lẻ và 180 ở bên chẵn: gần 400 cây suốt dọc phố tôi. Đầu phố, mấy cây sấu được đánh số từ 1, 3, 5… đứng ngay trước cửa Tòa soạn Báo Quân đội nhân dân. Mùa sấu đến chi chit quả, mỗi lần trời mưa, rụng lộp bộp. Cây ơi, mãi mãi bên chúng tôi nhé.

Hàng cây sấu đầu phố tôi



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 3 của tổng số 3 Comments

Từ: CucNT
31/07/2014 17:29:46

Bài viết của chị Liên hay quá mà giờ em mới đọc được vì em về quê mấy ngày. Người ta bảo "Cây là lá phổi của thành phố" vậy mà bây giờ để mở mang đường xá, xây dựng thêm những công trình người ta phải đốn hạ những gốc cây đã có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Cây che cho người khỏi nắng mưa, bụi bặm, cây còn mang đến hơi thở trong lành. Hy vọng rằng hàng sấu đầu phố của chị Liên cứ vững vàng như thế.



Từ: KhanhT
29/07/2014 00:32:41

Nghị nói chí lý lắm rồi, chẳng nói thêm được gì nữa. Trông ảnh thấy cây khô, chết, không biết là do đâu? sâu bệnh, gió lay bật gốc, hay người cần lối đi đổ thuốc hh xuông gốc cho nó chết lấy cớ đốn cây. Cách đây phải 30 năm rồi, người ta kết luận cây xà cừ không trồng trong phố được vì xà cừ không có rễ cọc ăn sâu, chỉ có rễ chùm nên không bám sâu trong đất, dễ đổ, nên đổ cho người làm đường, đào cống chặt rễ là hơi bị oan đó Nghị ơi. Nhìn ảnh còn một cái đáng nói nữa là bao giờ Hà Nội dọn được hêt dây dợ chằng chịt thế kia, ngầm hóa được hết thì tốt đẹp làm sao!



Từ: NghiPH
21/07/2014 08:12:28

 


 


Khi nhà ở biến thành cơ sở kinh doanh, khi các gia đình có xe con, người ta phải có lối đi ra. Cây chắn ngang lối ra thì người ta có cách cho cây chết. Đấy là cách bức tử cây khá phổ biến không chỉ ở Hà Nội.


Mặt khác, khi xưa Hà Nội trồng nhiều cây xà cừ ở các phố là không hợp lý lắm. Cây xà cử to lớn quá, vả lại khi làm đường, đặt các đường dây, đường ống các loại, người ta chặt mất dễ cây, mưa gió xảy ra cây xà cừ rất dễ đổ, gây nguy hiểm cho các gia đình chung quanh và người qua đường. Trồng cây sấu hợp lý hơn.