BLOGS  
 
RSS
ỚI LÀ GẶP BẠN
Ngày đăng 19/11/2014 14:01:26 bởi 3Chai

Vui nhất khi về Việt Nam: ới là gặp bạn. Cuộc sống ai cũng bận bịu lo toan. Vậy nên chỉ nhóm họp được dăm người thì cũng đã là vui như chợ.

Khổ nhất khi về Việt Nam: không có phép như chú khỉ Ngộ Không, nhai một chòm lông hô biến thành mấy thân để cùng lúc đến được nhiều nơi, gặp được nhiều người.

Buồn nhất khi về Việt Nam: gặp bạn bè trong đám đông, muốn nói thật nhiều mà mồm miệng như mất hết, muốn nhớ thật nhiều mà trí nhớ như cục gỗ... mới biết mình đã già.

Sướng nhất khi về Việt Nam: cảm xúc quê hương và gia đình ập vào mình như liều thuốc tái sinh... Biết trong lòng mình vẫn còn một chút tuổi trẻ.

***

Bài thơ sau đây, "Chim Nhạn", do cha tôi viết cho mẹ tôi, trước khi tôi ra đời 4 năm (1949?). Một nửa thế kỷ sau, cựu chiến binh Đỗ Văn Phúc, đồng đội của cha tôi trong trận Điện Biên Phủ, đã viết thành bài hát để tặng gia đình. Bài hát mở đầu cho album nhạc "Tiếng Nhạn", thơ Trần Văn Giang, nhạc Đỗ Văn Phúc-Quỳnh Hợp-Nguyễn Hồng Sơn-Trần Bắc Hải. Ca sỹ: Y Jang Tuyn, Đức Quang, Trang Nhung, Vũ Thắng Lợi, Tốp Nam. Ca sĩ không chuyên: Trần Bắc Hải.

 

Nghe nhìn "Chim nhạn"-Đỗ Văn Phúc/Y Jang Tuyn tại ĐÂY

http://youtu.be/VD4gbTGvg5Y

 

Tiếng nhạn đêm sương nghe sao buồn da diết

Ngọn đèn khuya tha thiết mắt chờ mong

Chày giã gạo bập bùng vừng trăng khuyết

Gió xạc xào cây lá ngẩn ngơ trông

Anh lỡ hẹn mấy tuần trăng không gặp

Đêm đêm nghe con chim nhạn gọi đàn

Anh ao ước biến mình thành chim nhạn

Sải trời mây bay đến đậu bên em...

 

 

 



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 10 của tổng số 15 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

15/12/2014 09:06:27

Nhớ em rạo rực trong lòng,



Mây ngàn, gió biển đợi mong tháng ngày.



Bàn tay chờ đợi bàn tay,



Con tim thổn thức tháng ngày-Con tim.



Ước gì anh hóa thành Chim,



Giang đôi cánh rộng bay tìm tới em!...



Mối tình của bố mẹ Bắc Hải mãnh liệt và lãng mạn quá, nể phục các cụ!



Từ: NghiPH
27/11/2014 15:51:56

 


Lần này về nước anh chị Hải- Nhuận có thêm khá nhiều bạn mới.


Anh chị đã có những chuyến đi đầy ý nghĩa.


Cảm ơn anh Hải đã giới thiệu và cho thưởng thức bài hát về mối tình nảy nở trong những năm chiến tranh của bố mẹ anh. Các cụ yêu nhau thiết tha, bay bổng, lãng mạn quá!


 


 



Từ: BaLX
25/11/2014 09:56:24

Hải Nhuận ơi, sáng nay ngồi một minh, tự nhiên có cảm giác buồn buồn, lại mở lai clip Chim Nhạn nghe. Mặc dù đã nghe mấy lần rồi sao chị vẫn thấy yêu lời và nhạc của bài hát này quá. Nhạc lúc êm dịu, lúc dồn dập, lơif thơ thật lãng mạn, trữ tình, nói lên tình yêu, nỗi nhớ nhung tha thiết của chàng thanh niên sau bao lần lỡ hẹn ko tới được bên người yêu. Ôi một tình yêu đẹp thời chinh chiến. chị thật ngưỡng mộ bố mẹ em, ngay từ những năm xa xưa, khi mà tình yêu trai gái vẫn còn bị ngăn cách bởi những quan niệm phong kiến lỗi thời thì bố em đã viết được những lời thơ yêu đương ngọt ngào như vậy để thổ lộ với người mình yêu. Khi nào có sách kỷ niệm của gia đình, bè bạn viết về ông, về những bài thơ lãng mạn của Ông, em gửi tặng chị một cuốn nhé.



Từ: Guest TuyetHA
24/11/2014 20:06:53
Bài thơ trữ tình được phổ trên nền nhạc tango càng thêm thiết tha, da diết. Cám ơn bạn 3 chai đã tặng chúng tôi, những người có mặt trong cuộc gặp mặt album nhạc :Tiếng nhạn". Nghe bài hát này tôi chỉ muốn nhảy điệu tango để hòa mình vào bản nhạc. Tuyệt vời!


Từ: 3Chai
24/11/2014 16:09:32

@Em Cúc. Mặc dù trước đó bài thơ "Chim Nhạn"có thể đã phổ biến trong các bạn thân thiết của bố anh, và đã được bác Đỗ Văn Phúc phổ nhạc, nhưng mãi đến năm 2000 bài thơ mới được chính thức xuất bản trong tập thơ "Con Tằm" (NXB Trẻ). Gia đình anh đang gom các tác phẩm của bố anh cùng những bài của bạn bè, đồng đội và con cháu viết về ông để hình thành một tập sách làm kỷ niệm. Vì vậy anh sẽ chân thành cảm ơn nếu được em viết lại thành một câu chuyện ngắn việc đã gặp "Chim Nhạn" trong hoàn cảnh nào, em đã chép nó tặng cho ai, và bây giờ em gặp lại "Chim Nhạn" như thế nào. Nhuận bút cho em sẽ là chính quyển sách đó, dự kiến xuất bản đầu 2015.



Từ: MinhCK
22/11/2014 09:56:55

Đúng như BH nói về VN ới là gặp bạn. Hải và Nhuận về được ít quá, nhưng chúng tôi cũng tổ chức được một buổi tối ngồi với nhau khá đầy đủ, có cả người mà vợ chồng BACHAI chưa được gặp mặt bao giờ



Hai thằng Trỗi gặp nhau. Một khóa 2, một khóa 5 để nhớ những năm tháng không thể nào quên của cuộc đời binh nghiệp. Một buổi tối lung linh huyền ảo của mùa Đông Hà Nội.


Mai xa rồi em còn nhớ nữa không


Một chút riêng tư một mùa Đông Hà Nội


Một chút chung giữa những người đồng đội


Mãi ấm lòng những kẻ ở người đi




Từ: CucNT
21/11/2014 15:40:26

Nghe lại bài hát, thiết tha quá anh Hải ơi! Ngày xưa bọn em chép tặng nhau bài thơ này ngầm gửi cho nhau bao xúc cảm của tình yêu. Không ngờ bây giờ biết được tác giả chính là bố anh. Bố mẹ anh đã có một mối tình tuyệt đẹp. Anh là kết tinh của tình  yêu đó nên đã thừa  hưởng được tài năng và trí tuệ tâm hồn của cả 2. Chúc mừng và cảm ơn anh!



Từ: 3Chai
21/11/2014 13:53:05

Cảm ơn anh Tung và LyTM vì 2 bài thơ tặng.


Cảm ơn anh KhanhT đã giúp đưa clip lên.


Cảm ơn Chị Ba LX, ThoaNP, Chỉ Biết Cười Trừ vì lòng cảm thông ("KGU đáng yêu quá").


Cảm ơn HuyenBT giữa trăm công nghìn việc vẫn dành thời gian cho việc thứ 1001.


Túm lại là cảm ơn và hẹn cả nhà KGU tới lần sau.



 


 



Từ: BaLX
21/11/2014 07:47:03

Hôm nay nghe lại bài hát này, xem laij những bức ảnh bố mẹ Hải chụp thời chiến khu thấy mối tình của bố mẹ Hải thật lãng mạn. Hải cos nét giống bố nhiều, lại có gen văn nghệ sĩ của bố. Với thời gian ít ỏi, bọn em đã ghé thăm được nhưngx nơi đã gắn bó nới tuổi thơ của mình, gặp gỡ bạn bè... Người ở xa xứ về quê bao giờ cũng có những cảm giác laang lâng khó tả. Chúc 2 em có những ngày vui vẻ bên người thân và bạn bè.



Từ: ThoaNP
20/11/2014 20:15:36

Hải Nhuận ơi,


Tụi mình rất tiếc đã không tụ họp được cùng mọi người hôm vừa rồi. Chúc Hải Nhuận luôn hạnh phúc nhé.


Em cảm ơn anh Khánh đã post clip lên, nhấn vào là nghe/xem được ngay. Bài hát này em có nghe trước đây mà không ngờ lại liên quan đến thân sinh KGU.


KGU mình đáng yêu quá!




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>