BLOGS  
 
RSS
TỨ BẤT TỬ THÁNH
Ngày đăng 03/03/2016 17:06:01 bởi TungDX

 

Tín ngưỡng “TỨ BẤT TỬ” giá trị truyền thống văn hóa tinh thần

Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là một trong những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng trong sự nghiệp đấu tranh“dựng nước và giữ nước”, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Ngày nay, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử’ vẫn tiếp tục có những ảnh hướng tích cực đến đời sống tinh thần cũng như sự nghiệp chấn hưng đất nước của dân tộc Việt Nam.

“Tứ bất tử” là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Theo nghiên cứu của PGS,TS. Phạm Văn Tình khi nói về Tứ bất tử, gồm 4 vị Thánh: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Tứ bất tử” thứ nhất; Thánh Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên taitục lệ thờ Đức Thánh Tản có từ rất lâu, khoảng 250 năm trước Công Nguyên, An Dương Vương cho lập đền thờ đức Thánh trên núi Tản Viên, gọi là Đền Thượng, nay thuộc Ba Vì, Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội. Đến thời nhà Lý đã phong Tản Viên là "Thượng đẳng tối linh thần" và "Đệ nhất phúc thần". Đền chính là Đền Thượng núi Ba Vì, ngoài ra ở các nơi khác đều có đền thờ Thánh và các bộ tướng, tập trung nhất là ở các tỉnh Vĩnh Phú (cũ), Hà Tây, Hà Nam Ninh (cũ). Để tưởng nhớ công đức Thánh Tản Viên, ở Đền Và (Ba Vì). Cứ ba năm một lần vào ngày 15 tháng giêng Âm lịch, tại đây diễn ra lễ hội lớn, với hàng vạn người tham dự, lễ tắm ngai, đánh cá thờ, tục thờ làm cỗ thờ 99 đuôi cá, làm tiệc gỏi, múa Rô, Cướp Kén, múa Gà phủ, rước Chúa gái (Mỵ Nương), …

“Tứ bất tử” thứ hai; Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm

Theo truyền thuyết, Đức Thánh Gióng sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội thời Vua Hùng thứ 6, trong một gia đình nông dân nghèo, lên 3 tuổi CHƯA biết nói cười.Truyền thuyết ẩn chứa giá trị triết lý sinh tồn của dân tộc Việt Nam: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, giáo dục đoàn kết, yêu nước, thương dân cho các thế hệ sau. năm 2010 lễ hội Thánh Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.     91-1

 

“Tứ bất tử” thứ ba; Thánh Chử Đạo Tổ (Chử đồng tử) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang

Chử Đồng Tử sinh ra ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần trong tác phẩm “Việt sử giai thoại”, truyền thuyết về Chử Đồng Tử lan truyền từ khoảng thế kỷ (XV). Đây là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ bên ngoài vào nước ta.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có tới 72 làng lập điện thờ Chử Đồng Tử, rải rác ở hai bờ tả ngạn sông Hồng. Trong đó, Đền thờ chính của Ngài được nhân dân lập tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

“Tứ bất tử” thứ tư; Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên), tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ

Căn cứ vào “Quảng Cung linh từ phả ký”, “Quảng Cung linh từ bi ký” và “Cát Thiên tam thế thực lục” hiện đang lưu giữ ở địa phương do Ban quản lý di tích – danh thắng của tỉnh Nam Định sưu tầm, được Hội đồng khoa học lịch sử Nam định thẩm định thân thế và sự tích bà Phạm Tiên Nga (Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Theo truyền thuyết, vào đầu thời Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vị Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng, người ấp Nhuế Duệ cùng xã Vị Nhuế (nay là thôn Vi Nhuế, xã Yên Đồng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định). Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà và bà sinh một bé gái. Vì vậy, ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga. Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà        91-2

chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình. Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462) thân phụ của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn La Ngạn, nơi đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga). Sau ba năm để tang cha mẹ, BÀ bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện (lúc này 35 tuổi). Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi (nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng). Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dày với Phủ Quảng Cung. 

Sự  tích giáng sinh lần thứ hai kể rằng: Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh lần thứ 2 tại thôn Vân Cát xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay là Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km). Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào, sinh được một người con trai tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 20 tuổi. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dày, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản , Nam Định.

Sự  tích giáng sinh lần thứ 3 kể rằng: Vì tình nghĩa thuỷ chung với chồng con ở trần thế nên đến thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai tên là Cổn. Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân, thời Lê Cảnh Trị thứ 6 (1668). Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người Mẹ qua câu thành ngữ (Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ). Tại Phủ Giầy, quê hương của Bà, một quần thể kiến trúc tại Phủ Sòng, Thanh Hóa, có đền Sòng thờ Bà, tại Hà Nội có Phủ Tây Hồ-nơi diễn ra cuộc gặp gỡ đàm đạo văn chương giữa Bà Chúa Liễu Hạnh với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. 91-3

 



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 2 của tổng số 2 Comments

Từ: Guest Thanh Tâm
14/03/2016 19:24:24
Quả là có lúc nhập tâm Bốn vị rồi, tưởng không quên, ấy thế mà sau một thời gian lại có cảm giác không chắc đúng, có bài này củng cố lại kiến thức...hi hì hì


Từ: Guest Hương
03/03/2016 23:48:22
Có bà hành nghề cúng bái đến nhà bạn mình bốc đặt lại bát hương; Trong khi khấn có thỉnh Hưng đạo vương Trần quốc Tuấn với danh xưng là một trong tứ bất tử...
Đọc bài này mới tỏ đúng sai
Thanks