BLOGS  
 
RSS
BÀI HÁT YÊU THÍCH "TỪ BIỆT EM GÁI SLAVƠ"
Ngày đăng 27/04/2017 18:56:56 bởi HuongNT

 

           ПЕСНЯ "ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ"


Ngay từ hồi còn là sinh viên, hàng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức 9/5 khi bài hát “Прощание Славянки” (“Từ biệt em gái Slavơ") được vang lên là tôi lại thấy dâng trào một cảm xúc thật khó tả và đây là một trong những bài hát về chiến tranh mà tôi vô cùng yêu thích. Từ trước đến giờ tôi cứ nghĩ là bài hát này được viết từ thời đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) nhưng hoá ra không phải.


Hành khúc này được viết bởi một chàng lính kỵ binh thổi kèn, sau này là nhạc trưởng dàn nhạc quân đội Vasily Ivanovich Agapkin (1884-1964) vào mùa thu năm 1912 khi xẩy ra các sự kiện tại khu vực Balkan, nơi những người anh em mang dòng máu Slavơ chiến đấu chống lại ách thống trị của Ottoman. 


Ông đã mang tác phẩm của mình về Simferopol gặp Jacob Bogorodov - nhạc trưởng quân nhạc nổi tiếng, nhà soạn nhạc và nhà phát hành nhạc. Ông Jacob Bogorodov rất thích bản hành khúc này nhưng thấy trong đó vẫn còn thiếu một phần – trio. Khi đó họ bắt đầu nghĩ tới việc cùng làm với nhau. Bogorodov đã giúp cho nhạc sĩ trẻ mới vào nghề viết các nốt nhạc và hợp tấu nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Họ cùng nhau nghĩ ra tên của hành khúc - “Прощание славянки” và chính tại Simferopol, bản hành khúc được sớm phát hành. 


Bản hành khúc lần đầu tiên được vang lên tại trung đoàn kỵ binh dự bị thứ 7 ở Tambov, nơi tác giả phục vụ. Bản nhạc này nhanh chóng được chọn và sử dụng cho nhiều dàn nhạc khác, tác phẩm ngay sau đó trở nên rất nổi tiếng.


Bản hành khúc chỉ được nổi tiếng trở lại với bộ phim “Đàn sếu bay qua” (1957), được cất vang trong những buổi tiễn đưa những người tình nguyện ra mặt trận của cuộc chiến thế giới thứ hai. 


Hơn tám mươi năm cuộc đời, tác giả của bản hành khúc bất hủ này đã cho ra đời hơn 60 bản nhạc quân đội. Thời khắc lịch sử vẻ vang nhất trong tiểu sử của cuộc đời nhạc sĩ là cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941 trên Quảng trường Đỏ tại Matxcơva. Vasily Ivanovich Agapkinđã được vinh dự chỉ huy một dàn nhạc kèn hơi hợp nhất của đơn vị đồn trú Matxcơva, tiễn đưa những người tham gia cuộc diễu binh lịch sử này tại Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận. Giống như một truyền thuyết được lưu truyền qua sách vở từ đời này qua đời khác rằng tại cuộc diễu binh này có sử dụng bản hành khúc “Прощание славянки”.


Mãi sau này vào ngày 10 tháng 2 năm 2004 trên tờ báo "Buổi chiều Matxcơva" , № 25 nhà thơ Vladimir Lazarev đã cho đăng lời bài hát của mình. Vladimir Lazarev vừa là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận văn học, năm 1999 ông đã định cư tại California- Hoa Kỳ.


ST từ blog Nguyễn Văn Minh (trường ĐH Bách khoa Kiev 1980-1986) và biên soạn.

https://m.youtube.com/watch?v=r7avPl6jB5w


ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ

Слова: Лазарев В.  Музыка: Агапкин В.

Наступает минута прощания,

Ты глядишь мне тревожно в глаза,

И ловлю я родное дыхание,

А вдали уже дышит гроза.


Дрогнул воздух туманный и синий,

И тревога коснулась висков,

И зовет нас на подвиг Россия,

Веет ветром от шага полков.


Прощай, отчий край,

Ты нас вспоминай,

Прощай, милый взгляд,

Прости - прощай, прости - прощай...


Прощай, отчий край,

Ты нас вспоминай,

Прощай, милый взгляд,

Не все из нас придут назад.


Летят, летят года,

Уходят во мглу поезда,

А в них - солдаты.

И в небе темном

Горит солдатская звезда.


А в них - солдаты.

И в небе темном

Горит солдатская звезда.


Лес да степь, да в степи полустанки.

Свет вечерней и новой зари -

Не забудь же прощанье Славянки,

Сокровенно в душе повтори!


Нет, не будет душа безучастна -

Справедливости светят огни...

За любовь, за великое братство

Отдавали мы жизни свои.


Прощай, отчий край,

Ты нас вспоминай,

Прощай, милый взгляд,

Прости - прощай, прости - прощай...


Прощай, отчий край,

Ты нас вспоминай,

Прощай, милый взгляд,

Не все из нас придут назад.


TỪ BIỆT EM GÁI SLAVƠ


Đã đến lúc chia tay rồi gạt nước mắt âm thầm

Em tiễn anh đầy lo lắng nhớ thương

Xa cặp mắt bao mong chờ, xa dáng em thân thuộc 

Mai sẽ xa về nơi bão lửa chiến trường.


Trong khói sương xa chân trời một chiều xám quê nhà

Mỗi bước đi đầy lo lắng buốt thái dương

Nhưng Tổ quốc đang kêu gọi bao chiến binh lên đường 

Giống bão sao cản được bước chân Trung đoàn.


Chào nhé, Đất Mẹ ơi!

Đừng quên chúng con đây! 

Chào em, ơi người yêu! 

Hãy tha thứ nghe, chào nhé-Vĩnh biệt. 


Chào nhé, Đất Mẹ ơi!

Đừng quên chúng con đây! 

Chào em, ơi người yêu! 

Vì không chắc ai còn sẽ trở về.


Ngày tháng trôi đi, trôi hoài 

Và bao con tàu đi hút nơi xa 

Bao lính trên tàu đó 

Trong bóng đêm mờ tối

Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời. 


Bao lính trên tàu đó 

Trong bóng đếm mờ tối

Vẫn cháy lên rực sáng muôn vì sao.


Qua thảo nguyên cùng rừng núi biếc chập trùng 

Bao bến ga, hoàng hôn tới sáng ban mai 

Xin hãy nhớ phút ly biệt em gái yêu Sla-vơ 

Trong trái tim luôn thầm nhắc giây phút này. 


Không thể có tâm hồn khô héo và hững hờ

Lửa công lý soi rực sáng khắp nơi nơi 

Cho tình nghĩa và tình yêu luôn vĩ đại trên đời

Ta hiến dâng cả cuộc sống yêu dấu này. 


Chào nhé, Đất Mẹ ơi!... 



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 3 của tổng số 3 Comments

Từ: ThoaNP
28/04/2017 09:22:39

Cảm ơn Thanh Hương. Mình cũng giống Hương, trước cứ tưởng bài hát này ra đời trong Chiến tranh Vệ quốc.


Hồi biên tập quyển "Bài hát" cho KGU-HCM (bài này ở trang 86), phải vào Google tra từng bài (để bảo đảm lời bài hát chính xác) mới được đọc rất nhiều thông tin về các bài hát Nga thân quen. Lúc đó muốn tóm tắt đưa vào lắm, nhưng kinh phí ít, phải hạn chế số trang nên đành chịu.


Mình bổ sung thêm là hành khúc này được viết nhạc từ năm 1912; ngay sau đó có nhiều version lời khác nhau, một trong những bản thịnh hành được quân đội Bạch vệ dùng như hành khúc chính (khoảng 1914-1920s). Chính vì vậy hành khúc bị cấm phổ biến ở Liên Xô cho đến năm 1955 (nên chuyện hành khúc vang lên năm 1941 ở Quảng trường Đỏ có thông tin cho là truyền thuyết). Từ khi được "dỡ bỏ cấm vận", có nhiều lời mới được đặt (1967 - Fedotov, 1974 - Galitr, 1984 - Lazarev - lời mà Thanh Hương viết bên trên, cũng như trong quyển Bài hát Nga - KGU-HCM; và cuối cùng là những năm 1990s - lời của Mingaliov).


Tiếc là hồi làm sách Bài hát chưa biết bản dịch của Hương để đưa vào. 


@Hương: Người giúp Agapkin hoàn thiện nhạc hành khúc này có họ là Bogorad chứ không phải Bogorodov.



Từ: Guest Phạm thi Thơ
27/04/2017 22:40:13
Sự chia sẻ này quá tuyệt vời. Em xin cảm ơn nhiều ạ.


Từ: KhanhT
27/04/2017 22:14:07