BLOGS  
 
RSS
CÂY BÌM BỊP
Ngày đăng 04/08/2017 09:44:21 bởi HuongNT

CÂY BÌM BỊP       

          Cây bìm bịp nhà tôi.
Đây là loại lá cây nhiệt đới mọc hoang khắp nơi.

-Tên gọi khác: Cây xương khỉ, cây mảnh cộng, cây lá cầm.

-Tên tiếng Anh: Sabah snake grass, Snake plant.

-Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau.

Cây bìm bịp là loài cây thân thảo dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m.


Cây có tên cây bìm bịp vì theo các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương. Cây còn được gọi là cây xương khỉ vì khi khỉ bị gãy xương hay lấy lá cây này ăn và cũng nhanh khỏi.

Đây là loại rau rừng quen thuộc với bộ đội trong các thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ.

Rau bìm bịp có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh.

Ngày nay rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng. Loại rau này dùng ăn lẩu là tuyệt vời, chỉ cần nước lẩu sôi lên đem nhúng sơ thôi đã dùng được, bỏ vào miệng vẫn còn độ giòn tan của rau rừng... Ngoài ra lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng).

Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành.
                        Hoa bìm bịp.
Trong đông y, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh can (mát gan, tiết mật) khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Dùng để hạ sốt, chống viêm, chữa viêm gan, vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương và một số chứng bệnh ngoài da. Ở Việt Nam người dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín.


Ở Thái Lan cây bìm bịp được các thầy lang dùng để trị rắn và bồ cạp cắn bằng cách giả nhỏ thân lá đắp lên vết cắn và nước chiết đun sôi để uống. Lá tươi một nắm đun sôi trong 5 ly nước sắc còn 3 ly uống để điều trị bệnh lỵ, bệnh sốt.


Ở Indonesia dùng 1 nắm lá tươi cây bìm bịp đun sôi trong 5 ly nước sắc còn 3 ly uống để điều trị bệnh lỵ. Dùng khoảng 20 lá tươi nấu trong 2 ly nước sắc còn 1 ly uống mỗi ngày 2 lần để trị bệnh tiểu đường. Dùng khoảng 15 gam lá đun sôi trong khoảng 15 phút uống mỗi ngày 1 lần để trị tiểu buốt tiểu rắt.


Tây y cũng đã có nhiều nghiên cứu về cây bìm bịp và rút ra một số tác dụng của cây như kháng virus,  đáp ứng miễn dịch, chống viêm, chống nọc độc từ rắn, ong, bò cạp, chống ôxy hoá...

Nghiên cứu hiện đại cho thấy mảnh cộng chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosind. Ngoài ra còn chứa các hợp chất của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép hay cơ quan sinh dục.


Gần đây rộ lên một số bài báo nói rằng bìm bịp chữa được ung thư nhưng theo lương y Nguyễn Huy (Hội Đông y Việt Nam) cho hay cây bìm bịp chỉ có thể hỗ trợ điều trị ung thư. Nó có tác dụng lợi tiểu, hạn chế ô xi hóa trong các tế bào, làm kích hoạt tế bào lành, tính lương hàn. Giúp cơ thể giải độc tố, ức chế các tế bào lạ trong đó có tế bào ung thư. Nâng cao sức đề kháng cơ thể, làm bền thành mạch, dưỡng tâm.

 ST và biên soạn.






Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 3 của tổng số 3 Comments

Từ: Guest Pt Thơ
10/08/2017 08:22:25
Đang nói về cây, em xin kể "chuyện về cây": Sếp trưởng của em nhà có mấy cây sầu riêng và chôm chôm rất sai quả, sếp là dân Sài gòn chính hiệu, rất tình cảm, nói chuyện với anh em (ngoài cuộc họp) toàn xưng mày tao, dáng người sếp không cao lại hơi tròn, tính sếp rất chân thật, hài hước. Sáng 9.8 em lên cơ quan, sếp thấy em thì bảo:- Em sang nhà thầy hái chôm chôm, sầu riêng cũng chín nhiều lắm lấy về ăn, thầy người hơi lùn nên không trèo được. Em lúc đó tủm tỉm cười nói nhỏ (đủ cho các sếp nghe):- Thầy trèo không được thì nhờ anh Đô trèo hộ. Anh Đô và anh Phương hai sếp phó cũng ngồi ở ghế đá cùng sếp trưởng.
Hè em đi học (tự học), ở nhà một cụ, cụ chỉ sống một mình, nghe cụ kể về chuyện thời xưa mà nhiều chuyện cười ra nước mắt. Thời trước bạn cùng cơ quan của cụ, cũng là Y tá, có thói quen trèo lên cây mít đọc sách, tới lúc có việc cần (chưa gấp) cô cứ ngồi trên cây mà cho chỉ thị xuống, cũng thật buồn cười.


Từ: KhanhT
09/08/2017 23:44:17

Cây bìm bịp còn gọi là cây mảnh cộng. Hình như NghiPH đã có một bài về cây này cũng rất hay, minh tìm để xem lại mà không thấy nữa?



Từ: Guest Pt Thơ
09/08/2017 18:44:40
Em xin cảm ơn chia sẻ của chị Thanh Hương. Ảnh thật đẹp chị Thanh Hương ạ- "Cây bìm bịp nhà tôi".