KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 21 Tháng ba. 2014

LỄ HỘI LỒNG TỒNG




Tác giả: ThongNV

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Tày  cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ. . . .Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng. Lễ hội xuống đồng trở thành một lễ hội đặc trưng của nông dân các tỉnh phía Bắc Việt Nam thường được tổ chức sau Tết âm lịch vào ngày đẹp, trong cung giờ Hoàng Đạo (Năm 2014, Hội xuống đồng đa số tổ chức vào ngày Mồng Sáu tháng Giêng).

Hồi còn nhỏ, vào ngày Hội xuống đồng tôi cũng thường theo mẹ ra đồng xem các bác nông dân cày vỡ đất, các chị các bà cấy, nhổ mạ. . .. Nhà tôi có một thửa ruộng bậc cao thường giành lại để trồng khoai vào ngày lễ, vì Mẹ tôi nghĩ sau tết đã bắt các con mình lội bùn thấy tội lắm. Có lần tôi hỏi thày giáo vì sao lại gọi là Lễ Hội xuống đồng mà không gọi là Lễ Hội ra đồng. Thày giáo giải thích cho tôi, Lễ hội này bắt nguồn từ Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, mà người Tày nhà ở trên cao, ruộng dưới thấp. Từ đó tôi hiểu Hội xuống đồng là ngày lễ mà mọi người cần phải ra đồng, càng đông càng tốt cho một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, thày giáo dạy tôi hồi nhỏ là thày giáo trường làng, không được đào tạo bài bản. Và tôi cũng nhớ lời thày đến ngày hôm nay. Vì vậy mong bạn đọc kiểm chứng giúp.


Người post: ThongNV

Ngày đăng: 21-03-2014 10:10






Xem 1 - 10 của tổng số 22 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest NÀNÍ
26/09/2018 19:36:44

LOL


 



Từ: Guest ThongNV
23/09/2016 21:49:00

mèo



Từ: Guest ThongNV
23/09/2016 21:48:43

mèo


 



Từ: Guest nguyễn trung hiếu
01/03/2016 19:37:35

bài này ở đau nhỉ?



Từ: KhanhT
27/03/2014 21:31:44

Mình vẫn nghĩ Lễ tịch điền là Lễ hội lồng tồng, chẳng qua là vì có Vua đến cày nên mới lấy tên là tịch điền. Nay làng Đọi Sơn phục hồi thì nghi lễ đã có một ông lão nông đóng thế vua rồi (mặc hoàng bào trong ảnh đầu bài của Thông), Ông Triết, ông Sang đến dự cày chỉ là đại diện cho người đứng đầu nhà nước thôi, thì bà Doan cũng đại diện được (thay mặt người đứng đầu mà), vì bây giờ làm gì có vua, nhà nước ta bây giờ là nước cộng hòa! Chắc vì bà Doan nghi ngại, lại đàn bà! Nếu là bà Hằng Thanh Hóa thì mình dám chắc bà ấy sẽ xuống cày.



Từ: PhongPT
27/03/2014 16:40:39


PhongPT thấy bác Google bảo có lễ hội “lòng thòng” đấy ạ.



Từ: CucNT
27/03/2014 14:26:15

Mọi người bàn luận sôi nổi quá, em có thêm kiến thức từ bài viết này. cảm ơn anh Thông và anh chị em.


Nhưng mà anh Thông ơi! Phông chữ nhỏ quá! Mắt em lòe nhòe rồi. Lần sau anh  dùng phông chữ to hơn được không?



Từ: ThongNV
24/03/2014 16:37:21

Ok. HaiNV & MM: Trước khi recomm. anh cũng đã hỏi bác Google rồi và được câu trả lời là: " Lùng tùng" là ngày hội của dân tộc Tày và còn có tên gọi là "lồng tồng". Nhưng muốn có thêm vốn kiến thức về ngôn ngữ từ HaiNV. Cám ơn HaiNV nhiều.



Từ: Meomun
24/03/2014 16:18:06

@Anh Hải: Cám ơn anh Hải nhiều. Em thấy thật vui khi được các anh chị trao đổi rất vui vẻ, không ai giận MM cả. Anh là "người trong cuộc" nên anh biết rất rõ, rất sâu sắc những gì liên quan đến ngày hội "lồng tồng" của bà con dân tộc Tày - Nùng. Những thông tin ấy chỉ có đúng trở lên thôi, hihi. Đọc cái còm của anh mà em biết thêm được nhiều thứ, ví dụ về ngôn ngữ Tày-Nùng và vì sao có dị bản chữ "lồng tồng", "lùng tùng", "lồng tông"...


Nhưng câu thơ của Tố Hữu thì em xin bảo lưu ý kiến của mình, đến những năm 70 (của thế kỷ trước, hihi) mà bọn em học thì câu đó trong sách giáo khoa vẫn là:         


Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi


Trên 1 số trang mạng có thể ghi là "lồng tồng" và em cũng chưa kiểm chứng được trên sách in (tuyển tập thơ TH và sách giáo khoa) nhưng em nghĩ là sau đó TH không có chỉnh sửa gì chính thức.


Đọc còm anh Hải nói đến Bác Hồ là 'bạn thơ" hay "khách thơ" của Tố Hữu. Có lẽ là bạn nên có thể sử dụng ý thơ, thậm chí cả câu thơ của nhau mà không ngại chuyện bản quyền, hihi. Em nói thế vì em nghĩ đến 1 câu thơ, ngay trong bài Việt Bắc, ngay dưới câu "lùng tùng" mà anh em mình trao đổi ấy, Tố Hữu viết: 


Còn non, còn nước, còn trời


Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời càng vui!


Cũng cái câu "Còn non, còn nước, còn trời" ấy của Tố Hữu, hơn 10 năm sau đã được Bác sử dụng gần như nguyên văn trong di chúc của mình:


Còn non, còn nước, còn NGƯỜI


Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!


 



Từ: HaiNV
24/03/2014 13:03:17

 


@ Anh Thông và em Vân MM:  Cám ơn 2 anh em tiếp tục nói về lễ hội dân tộc của HaiNV. Để tiếp câu chuyên, HaiNV xin quả quyết với 2 anh em là "Lồng tồng" với "Lùng tùng" hoàn toàn là một, đều chính là lễ hội "Xuống đồng" đầu xuân của các dân tộc Tày - Nùng. Đây chỉ là từ ghép của động từ "Xuống" (Lồng/ Lùng) và "Cánh đồng" (Tồng/ Tông/ Tùng/ Tung). Tiếng Tày thiên về âm "ông", tiếng Nùng thiên về âm "ung". Còn thanh "huyền", hay thanh "không" tùy vào ngữ điệu từng địa phương, có nơi thậm chí còn có dấu "nặng" hay "hỏi" nữa. Ngoài ra có nơi còn là lai ghép giữa "ông" và "ung", ví dụ "Lồng tùng", "Lùng tông" hay "Lồng tung" cũng có. HaiNV sinh ra và lớn lên ở vùng quê có 4 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao sống xen kẽ, nên lúc còn chăn trâu, cắt cỏ bọn trẻ con vẫn thường nói đủ thứ tiếng với nhau (nay về quê vẫn nói được). Tuy nhiên, có rất nhiều nơi, Tày lại nói giống hệt như Nùng và ngược lại, Nùng nói giống như Tày!


Bản gốc bài Việt Bắc của Tố Hữu và nhiều bản sau này in đều ghi là "hội lùng tùng" chính là "hội lồng tồng" chẳng thể khác được. Tố Hữu khi ấy ở Tân Trào - Sơn Dương, Tuyên Quang và sau này là An Toàn Khu (ATK) Định Hóa- Đại Từ, Thái Nguyên chủ yếu là vùng của người Tày. Còn Bác Hồ về Pắc Bó, Cao Bằng ở vùng đa số là người Tày, nhưng Bác lại thường đóng giả ông thầy mo người Nùng (mà tiếng Nùng cũng gần giống tiếng Choang - Zhuang bên Quảng Tây, Trung Quốc). Ai cũng biết Bác Hồ nói rất giỏi các tiếng dân tộc, Tố Hữu là "khách thơ", "bạn thơ" của Bác,  nên có thể giả thiết, trong bài Việt Bắc, Tố Hữu chọn dùng "Lùng tùng" thay vì ""Lồng tồng" có thể có góp ý của Bác chăng? (do khi hoạt động Cách mạng Bác từng phải nói tiếng Nùng nhiều hơn). Tuy nhiên, nếu như câu 6 có chữ "...biếc hồng" thỉ hẳn câu 8 là "lồng tồng" thì vần hơn so với "lùng tùng". Sau này, nhiều bản thơ (trên mạng) của Tố Hữu đều in là "Lồng tồng".


P.S. PANÔ trong videoclip mà HaiNV đã đưa ghi là "Lễ hội Lồng tông" do Tày Nà Hang (nay một phần là huyện Lâm Bình) nói nhẹ hơn một số nơi khác.


 




Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 882 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s