KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 04 Tháng bẩy. 2015

Cây tre




Tác giả: NghiPH

 

Lâu lắm rồi mới gặp một bụi tre ra dáng bụi tre. Cả một khối ken dầy các cây tre, tay tre, gai tre. Các chú gà rất khó luồn lách, chui qua.

Lâu lắm rồi mới gặp những măng tre to, rắn chắc, khỏe mạnh như trong các tấm ảnh đính kèm theo bài này.

Hồi trước ở quê tôi trồng nhiều tre lắm. Nhà ông bác Hợp của tôi có nhiều tre nhất. Bác tôi trồng tre bao quanh toàn bộ khuôn viên ngôi nhà. Còn nhà tôi có một bụi tre ở góc sân vì đất khá hẹp.  

Tre được dùng vào rất nhiều việc: làm nhà, chõng tre, đan nôi, giậm, giỏ, đơm, nươm, đó, lờ, te, giui, giủi, cót, quạt nan, thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong nia, làm quang gánh, đũa, tăm, điếu cày, cối xay thóc, nõng cối, ống đỉa, mõ...


Từ lâu các làng đã dùng các lũy tre để chống cướp, chống trộm. Tre được trồng ở bờ đê, ven sông chống lở đất.


Trong kháng chiến tre biến thành gậy tầm vông, giáo mác, chông... chống quân thù. Nhiều nơi tre được dùng để rào làng chiến đấu.

Trong những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ, ở vùng quê tôi, tre được dùng rất nhiều vào việc làm hầm chữ A tránh bom.

Cái roi mà bố dùng quất lên mông chúng ta khi phạm lỗi là tay tre đấy!
Những cần câu cá cũng do chúng ta tự làm từ tay tre hoặc vót cẩn thận từ các nan tre.
Khi các cụ về với tổ tiên, người ta dùng đôi chành tre rất tốt, rất bền đưa các cụ xuống nơi an nghỉ. 

Chúng ta đều biết đến tùy bút Cây tre Việt Nam (bản thuyết minh cho phim cùng tên Cây tre Việt Nam). Đây là một áng văn rất hay. Một bài thơ văn xuôi về một loài cây gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam.


Nay cây tre càng ngày càng ít ở nông thôn Việt Nam vì nó không còn là thứ nguyên vật liệu không thể thiếu tạo nên biết bao các dụng cụ trong các gia đình chúng ta như trước đây nữa.

Tương lai nào cho cây tre Việt Nam?



 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 04-07-2015 10:10






Xem 1 - 10 của tổng số 16 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: TungDX
08/12/2015 01:53:01

Còn thiếu  một ứng dụng quan trọng của tre với mẹ ta, nông dân ta, đó là thành phần của bài thuốc lá xông sau khi ốm khỏi



Từ: TungDX
06/12/2015 05:40:04

Phát hiện  thật chí lý ThoaNP, và bất ngờ về lý sự


Theo cách nghĩ nầy thì cái câu hát:


Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi


Cũng hàm chứa nửa ưu và nửa nhược của một ứng dụng  mà tác giả NghiPH để trong (...)



Từ: ThoaNP
03/12/2015 06:31:52

@Anh Tung: Em nghĩ nhược điểm lớn nhất (cũng chính từ ưu điểm mà ra) là tre chiếm đất. Đất đã trồng tre thì không thể trồng xen gì vào hết vì tre lấy hết nắng mặt trời và ăn hết đất. Khi muốn chặt bỏ tre để trồng thứ khác là vô cùng khó khăn.



Từ: TungDX
03/12/2015 05:43:43

Toàn là điểm ưu


Thế còn nhược thì sao?


Chẳng nhẽ không có ?



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hoá 72
15/07/2015 18:43:58

Mình còn nhớ trong một bài tập đọc lớp một (1955) có câu..."Làng tôi làng anh, cùng giống nhau nhỉ, có luỹ tre xanh...". Khi đó bé quá, mới ra Bắc, sống ở thành thị mình chưa cảm nhận được những luỹ tre bọc quanh các làng ở các vùng quê. Năm lớp mười, sơ tán về Đông Triều được những bụi tre, những luỹ tre quanh nhà, quanh làng bao bọc. Cuộc sống thật êm đềm. Nghị chụp hai bức ảnh "tre" quá đẹp: Tre trường tồn và tre già măng mọc.



Từ: NguyetTM
09/07/2015 15:44:17

Em cảm ơn anh Khánh đã giới thiệu Video clip về VT Nghĩa rất hay nhé. VT Nghĩa - Kiến trúc sư rất dễ mến, tâm huyêt và tận tụy với sự nghiệp gìn giữ không gian xanh mang lại những giá trị quí báu cho cuộc sống cộng đồng. Hy vọng những ý tưởng của anh được nhân lên ở nhiều nơi trên thế giới này, đặc biệt là ở Việt Nam.



Từ: LyTM
09/07/2015 10:57:44

Cứng là tre, mềm cũng là tre,


măng non mọc thẳng, trưa hè lá reo,


mình về tre đợi nẻo nào,


rì rầm vi vút lao xao nhạc trời,...



Từ: ThoaNP
08/07/2015 18:44:19

Cảm ơn anh Khánh. Em đã đọc và nghe nói về kts VT Nghĩa, tuy nhiên clip anh gửi đã cho em 1 cái nhìn tổng thể. Thật sự khâm phục người kiến trúc sư tài năng và nặng tình với thiên nhiên.


Cảm ơn anh.


Em có chị bạn thân (Mỹ Hạnh) cũng rất nặng lòng với cây tre Việt Nam, mà có lần em đã giới thiệu với Hội KGU mình. Gần hai mươi năm nay, Chị đã để lại gia đình bên Pháp về nước toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp bảo tồn Tre, thành lập Làng Tre Phú An ở Bình Dương: http://langtrephuan.com/gioi-thieu/.


Nếu mọi người thích ngắm nhìn các chủng loại tre của Đông Dương thì em có thể đưa lên đó tham quan, sẽ được chủ nhân đãi bánh xèo nhân măng, ăn cũng ngon.



Từ: KhanhT
08/07/2015 16:21:21

 


Замечательl 5;о Nguyệt ơi! Thế là Đại Lãi cũng có NHÀ TRE, mình cứ ước Kts.Võ Trọng Nghĩa trong làng kiến trúc đang đưa hồn cốt kiến trúc “tre” Việt ra thế giới cũng giống như Gs.Trần Văn Khê trong làng âm nhạc đã giới thiệu với thế giới đặc sắc của âm nhạc dân tộc Việt.


Mọi người ơi, ai có chút tg nghía vào đây xem Võ Trọng Nhĩa làm việc như nào:







 



Từ: NguyetTM
07/07/2015 12:14:38

Anh Nghị ơi, trong tương lai cây tre Việt Nam vẫn đẹp, vẫn duyên, vẫn rất phong cách Việt Nam mà. Tuy bây giờ không còn nhiều khóm tre như xưa nữa ở những làng quê, nhưng anh em mình mỗi khi về quê vẫn còn thấy cành tre đu đưa, còn thấy những búp măng tươi đang nhú là mừng rồi, là nhớ lắm hồi xưa rồi. Cảm ơn anh đã chia sẻ những tình cảm rất sâu sắc vơi cây tre Việt Nam tới từng "rễ cây tre" nhé.


@ Anh Khánh ơi, ở Flamingo, Đại Lải, Vĩnh Phúc cũng có Nhà Hàng tre - Bamboo Restaurant xây dựng theo model kiến trúc mà Võ Trọng Nghĩa dành giải thưởng Châu Á năm 2007 đấy ạ. Em rất thích ý tưởng kiến trúc của Võ Trọng Nghĩa - vừa nhẹ nhàng vừa duyên dáng, độc đáo vừa thân thiện môi trường anh ạ.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s