KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 24 Tháng một. 2016

NHO NHE




Tác giả: TungDX

Tôi, Ta ảnh hưởng của nho giáo, đạo Khổng; Đôi khi cũng phát ra được vài ba câu nho nhe, ví như Tam thập nhi lập, ngũ thập...

nhưng lục thập, thất thập thì sao? lại chưa biết

Vậy toàn bộ lý sự này thế nào? Bực chính mình đi tìm, tìm xong liền chia sẻ,...cùng nghe nghe!

15 tuổi  Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học

Trong câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học," chúng tôi thấy có mấy chữ cần phải được giải-thích để giúp các bạn trẻ hiểu cho rõ. Chữ "hữu" có nghĩa là "thêm" (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15), chữ "chí" có nghĩa là "để hết tâm ý," và chữ "vu" có nghĩa là "đối với" Cả câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự-mình chuyên-tâm vào việc học. Có biết như thế, các bậc cha mẹ mới không buồn-phiền khi thấy các con mình mải chơi đùa và không chịu chuyên tâm học-hành trước khi chúng chưa tới lứa tuổi 15. Và cũng nhờ đó, các bậc cha mẹ mới đem hết kiên-nhẫn, kỹ-năng, và nghệ-thuật để chăm-nom săn-sóc cho các con mình ngay từ khi chúng còn nhỏ (trước 15 tuổi) hầu giúp chúng thành-công trong việc học.

"Tam thập nhi lập" có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng. Thực vậy, khi đạt tới 30 tuổi, con người có thể tự-lập và gây-dựng nên sự-nghiệp cho mình với điều-kiện là họ phải có chí tự-lập cũng như được cha mẹ săn-sóc và giáo-dục chu đáo. Chí tự-lập của con người giữ vai-trò quyết-định trong việc tự- lập. Trong thực-tế đã có nhiều người tự-lập từ trước lứa tuổi 30 và cũng có người không tự-lập được ở ngoài lứa tuổi 30. Đây là trường-hợp của những người có chí tư- lập hay không. Nếu không có chí tự-lập thì dù cha mẹ có săn-sóc và giáo-dục cũng vẫn không tự-lập được. Họ là những người ăn bám gia-đình và xã-hội.

"Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ.

"Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Không phải bất cứ ai tới 50 tuổi là đạt được trình-độ "tri thiện-mệnh" Muốn đạt được trình độ "tri thiên-mệnh," con người cũng phải có căn-bản vững-vàng về giáo-dục, kiến-văn, và kinh-nghiệm sống.

"Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự-nhiên mà ta đạt được trình-độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình-độ này, con người cũng phải có căn-bản giáo-dục, đạo-đức, kiến-văn, và kinh-nghiệm từng-trải về sự đời.

"Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường. Đây là trình-độ tuyệt-hảo của con người ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo-dục đúng cách, tự tìm tòi học-hỏi, có kiến-văn quảng-bác, có tu-tâm dưỡng-tánh, và đã từng-trải cũng như rút được ưu khuyết-điểm trong các kinh-nghiệm về nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời.

Mỗi lứa tuổi 15, 30, 40, 50, 60, và 70 thể-hiện kết-quả của việc giáo-dục trong gia-đình và học-đường cùng kiến-văn có được qua sự học-hỏi ở trường đời. Nếu không được giáo-dục đúng cách và nếu không biết tự tu tâm dưỡng tánh, tự trau-giồi kiến-văn cho hoàn-hảo, và tự rút tỉa kinh-nghiệm trường đời thì con người giống như "ông bình vôi," càng sống lâu càng ngu và càng làm hại dân hại nước dù rằng có bằng cấp cao đến thế nào đi nữa.

 

 


Người post: TungDX

Ngày đăng: 24-01-2016 16:04






Xem 1 - 9 của tổng số 9 Comments

Từ: CuongLV
30/01/2016 06:20:22


   Guest Ha và Guest Hải : Tôi đồng ý với các bạn rằng không thể và không nên ( bác bỏ/chống đối ??? ) với những điều hay của Khổng tử/Nho giáo. Cái tôi muốn lưu ý là : Không có bất cứ tôn giáo, học thuyết và chủ nghĩa nào (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Nho giáo, Tư bản, Đế quốc, chủ nghĩa Mác Lênin ) cố súy cho việc chém giết, cướp bóc giữa người và người, giữa các quốc gia với nhau. Nhưng trên thực tế, các thế lực chính trị thù địch vẫn sử dụng tôn giáo như phương tiện vũ khí tinh thần để tiến hành âm mưu xâm chiếm nước khác... Sau bóng dáng các thầy tu là trùng trùng điệp điệp các đạo quân xâm lược với đầy đủ vũ khí giết người tối tân... Xa hơn nữa là cả chục cuộc Thập Tự chinh đẫm máu dân lành dưới chiêu bài bảo vệ các vùng đất Thánh...Tổ tiên chúng ta ngày trước cho dù có du nhập Phật giáo, Nho giáo và coi như quốc giáo nhưng không bao giờ coi các tôn giáo này cao hơn, tôn quý hơn Tổ quốc thiêng liêng của mình...Tôi nghĩ : Tình yêu Tổ quốc chính là tôn giáo thiêng liêng, chân chính nhất mà mỗi dân tộc tự cường phải gìn giữ, phát triển.    




Từ: Guest Hải
28/01/2016 17:11:24

Mình đồng ý vời Hà



Từ: Guest Ha
27/01/2016 22:01:07

@Cương LV ơi!


Chúng ta có thể không dựng tượng đài hay trường dạy toàn bộ hệ tư tưởng của KT


Nhưng những giá trị thực sự của từng điều thì không thể và không nên...


ví như:




Từ: CuongLV
27/01/2016 00:02:51


 


Thương thay Khổng Tử. Buồn thay Khổng Tử... Con cháu người lợi dụng học thuyết của người để thực hiện âm mưu bành trướng. Học thuyết của người không cứu giúp nổi người khi còn sống phải suốt đời bôn ba, lận đận không chốn dung thân ở Trung Quốc. Nay thì cái gọi là các Trường ĐH, các Viện Khổng Tử cũng bị nhân dân các nước khác tẩy chay...Tôi thấy chúng ta nên dừng bàn luận về Khổng Tử và học thuyết của người ở đây, nhất là khi chính quyền TQ ngày càng can thiệp sâu vào nội bộ các nước láng giềng. Kính. Cường LV.  


 


 




Từ: Guest DG
26/01/2016 21:21:27



Từ: Guest Hoàng
26/01/2016 15:22:22

Vậy ngắn gọn là:


Ngô Thập Hữu Ngũ Chí Vu Học


Tam thập nhi lập


Tứ thập bất hoặc


Ngũ thập tri thiên-mệnh


Lục thập nhĩ-thuận


Thất thập tùng tâm sở dục bất du củ


Cám ơn TungDX nhiều



Từ: Guest Thông
25/01/2016 01:30:34


Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á.





Sinh ngày 28 tháng 9, 551 tr. CN, Mất năm 479 tr. CN nước Lỗ




Từ: TungDX
24/01/2016 23:10:22




RÉT căm căm còn thiết tha gì



Thế nên nhập thế “nhàn cư vi”



Muốn đảo “bất thiện” sang “hữu ích”



Toan tính “NHO NHE” sử, sách tri


 



 



Từ: Guest Elle
24/01/2016 19:08:53



Mưa rét căm căm mà vẫn tích cực post như anh TungDX thì quả là thất thập cổ lai hy.




Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s