KGU News >>Văn học >>Truyện
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 02 Tháng chín. 2017

CHÀO THÁNG CHÍN VỚI HOA ĐỒNG NỘI!




Tác giả: HuongNT

CHÀO THÁNG CHÍN VỚI HOA ĐỒNG NỘI!

Hôm nay thứ Bảy 01/9/2017- một ngày thu rất đẹp! 

Khổ nỗi tôi đang ở cái tuổi hay hoài niệm nên vào dòng thời gian của chị bạn, thấy chị có lọ hoa đồng nội rất đẹp, xoay hướng nào cũng đẹp...làm cho tôi lại nhớ đến ký ức của mình với những bông hoa đồng nội...

Có nhiều loài hoa không bộc lộ vẻ đẹp hay cái nét thanh cao mà chỉ là sự dịu dàng, e ấp. Đó là thế giới hoa đồng nội, rất gần gũi thân thương, luôn quấn quýt bên con người. Hoa đồng nội có mặt khắp nơi, chẳng cần đến sự chăm sóc bao giờ. Giữa những cánh đồng mênh mông bất chợt bắt gặp những bông hoa  lung linh khoe sắc, dù chỉ là nhỏ nhoi nhưng cũng khoe ra đủ sắc màu đỏ, vàng, xanh, cam, tím, trắng,...làm gợi đến tuổi thơ tôi đã đi qua khi nô đùa, bắt bướm, hái hoa… 

Đi giữa cái bao la của đất trời thoảng qua những bông hoa không tên, không tuổi làm tôi dâng lên một thứ cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng, thanh thoát giữa những miền quê. Mỗi loài hoa đều mang một nét đẹp riêng, tuy không rực rỡ, lung linh nhưng hoa đồng nội luôn tinh khiết, dịu dàng gợi nhắc tôi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm ả...

                  Hoa mua Việt Nam

Những sắc hoa đồng nội mộc mạc, giản dị điểm tô ngày tết ở làng quê thêm ấm cúng. Nhớ những ngày đi sơ tán, buổi chiều ăn cơm xong, chúng tôi mấy đứa con gái rủ nhau đi dạo trên con đường làng trải dài lên đê. Khi đó tôi đã để ý đến những bông hoa dại nép mình bên bờ mương, ven đường, lẫn trong lùm cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió...và thể nào cũng hái một nắm cầm nghịch chơi thôi. Đó chỉ là những bông cúc Xuyến Chi trắng muốt bé xíu, xinh xinh hay hoa Ngũ sắc sặc sỡ sắc màu, đẹp đấy nhưng hái xong nhựa của nó ứa ra rất hôi nên còn gọi là hoa ...lợn. Rồi lên bờ đê thêm vào mấy cọng cỏ đuôi chồn là có ngay một bó hoa nhỏ đáng yêu rồi. Có khi đơn giản chỉ là một bó hoa bèo Lục bình tím dịu...

 Đến năm lớp 7, cô chủ nhiệm phân công từng cặp bạn học giỏi với bạn học yếu và cứ đến buổi chiều chúng tôi lên đồi Thiên Thai truy bài. Sau khi truy bài xong lại thỏa sức dạo chơi hái những bông hoa mua tím ngắt buộc thành bó, có khi còn hái cả sim ăn tím choe choét cả mồm...


Sau này lên cấp 3 về Hà Nội phố phường đông đúc, chẳng còn dịp gần gũi với những bông hoa đồng nội nữa. Chỉ mãi đến khi được sang Liên Xô học thì tình yêu với hoa đồng nội của tôi mới được khơi gợi lại. 

                                        Hoa Bất tử

Ngày đó chúng tôi đi bằng tàu hỏa. Ấn tượng nhất cho đến giờ tôi vẫn nhớ là khi sang đến đất Nga, tàu chạy qua những cánh rừng dọc hồ Baikal bỗng nhiên cánh đồng hoa dại trải dài hiện lên đẹp tuyệt vời và gieo ngay vào lòng tôi một niềm say mê, quyến rũ... để từ đó cho đến bây giờ tôi càng thấy yêu thêm những bông hoa đồng nội, yêu đến nao lòng... Tôi vẫn nhớ trong mấy ngày tàu hỏa chạy trên đất Nga, cứ mỗi khi tàu dừng đỗ, một vài bạn lại nhảy ào xuống vơ vội những bông hoa bất tử nhỏ xinh màu tím làm thành một bó treo lủng lẳng trên cửa sổ cupe để ngắm...

Rồi những năm sinh viên, mỗi dịp nghỉ hè được đi nghỉ ở biển hay các nhà nghỉ trong rừng, chúng tôi lại có dịp lững thững dạo chơi tìm hái nấm và những bông hoa đồng nội để về cắm vào cốc thuỷ tinh mà hôm sau lại thay ngay hoa khác...

Thời gian đã trôi đi rất nhanh để bây giờ tuy không còn trẻ nữa nhưng sao mà tôi vẫn thấy yêu đến thế những bông hoa đồng nội!!!

Các bạn hãy chiêm ngưỡng hoa đồng nội muôn màu muôn vẻ  đẹp tuyệt vời của nước Nga nhé!..

 

                       Hoa tháng Chín- Alionushka.

 

 

Ảnh trên Internet.


Người post: HuongNT

Ngày đăng: 02-09-2017 16:04






Xem 1 - 10 của tổng số 14 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Pt Thơ
05/09/2017 23:03:42

Xin cảm ơn anh Hiền đã hồi âm ngay. 



Từ: HienVC
05/09/2017 22:29:25

@Guest PT Thơ ( Dung): Đề tài Hệ số cưa được công bố trên mail đàn KGU trước khi có trang web này nên không có trong các mục của trang ( hiện nay chỉ còn lưu trong máy tính cá nhân thôi). Do là đề tài NC nghiệp dư nên cũng chẳng có ai là người hướng dẫn khoa học và cũng chẳng biết có thể " bảo vệ đề tài" ở Hội đồng KH nào. 


Chữ " cưa" thì chẳng biết ai nghĩ ra, đã từ lâu lắm rồi "đi cưa" ( cưa cẩm, cưa kéo) được hiểu trong dân gian là "đi tán gái".


Xếp hạng 1. Toán -Lý (74 điểm),2. Luật (66 điểm), 3. Sinh vật (33 điểm), 4. Hóa (32 điểm).


Thời gian thì không xác định được do điểm khởi đầu là khái niệm hết sức mơ hồ và đây là bí mật mà đương sự không công bố.


Cách cưa thì rất đa dạng, tùy khả năng của mỗi người. Không đủ sức làm một khảo sát như vậy.


Nếu ai đẽ xuất được cách cưa mới thì chắc người đó sẽ được giải thưởng Nobel.


Mình là người hoài cổ nên theo lý thuyết " nhất cự ly, nhì cường độ " hoặc " đẹp trai không bằng chai mặt". 


Chắc như vậy là đầy đủ rồi chứ ?



Từ: Guest Pt Thơ
05/09/2017 20:37:29

Xin lỗi anh Hiền, "đề xuất".



Từ: Guest Pt Thơ
05/09/2017 19:37:42

Anh Hiền, thông tin về Nhà cưa học của anh thú vị đến nỗi em không thể dừng lại ở 1 tin, nên cho em xin hỏi thêm:


thứ nhất, ai là người nghĩ ra chữ "Cưa";


thứ hai, mong anh cho biết thêm công trình nghiên cứu "Hệ số cưa" cụ thể là "hệ số cưa của từng khoa và xếp hạng các khoa theo hệ số cưa";


thứ ba, thời gian cưa bao lâu thì đổ. Thí dụ, anh Ngọc cưa bao lâu thì được chị Nguyệt tặng "Nụ hôn bên hồ", hay anh Khánh cưa bao lâu thì được chị Hiền tặng "Bản áo lụa Hà đông";


thứ tư, "Cách" cưa;


thứ năm, Khảo sát mở rộng ở Việt nam và toàn thế giới về "Cách" cưa, thí dụ, cách cưa mà anh Minh đã từng nói, dùng Hoa để Cưa;


thứ sáu, anh có đề suất "Cách" cưa mới không (cái này em rất quan tâm), ngoài "Cách" cưa của anh dành cho chị Bình.


Xin cảm ơn anh. Mong được hồi âm sớm.


Kính anh Hiền ! 


Em Dung


 



Từ: Guest Cucnt
05/09/2017 15:19:58

Ai cũng yêu hoa. Đọc những dòng của chị Thanh Hương càng thấy yêu hoa nhiều hơn, nhất là những bông hoa đồng nội, đẹp tư nhiên và hương sắc tinh khôi. Cảm ơn chị hương đã mnag đến cho ngôi nhà kgu thêm nhiều sắc thắm.



Từ: Guest Mõ KGU
05/09/2017 11:22:31

Chiềng làng chiềng chạ tại hạ tây, đông..Phạm thi Thơ tên thật là TÔ Thị Dung đấy bà con ơi.



Từ: Guest Tô thị Dung - Phạm thi Thơ
04/09/2017 12:48:17

Anh Hiền, anh là người đầu tiên xưng "anh "với em trên Trang Wed này, em rất vui. Cùng với chị Phương Thoa và chị Bích Chi xưng "chị". Em xin cảm ơn ạ. 


Anh Ngọc có ý tưởng thú vị thật. Không biết khi nhận nhiệm vụ này anh có thấy thú vị hay không, nhưng em thì nội chữ "cưa" cũng đã cho em niềm vui rồi, mà anh được nhận bằng khen thì "lớn" lắm. Không biết anh khảo sát đến mức nào, nhưng khảo đến chỗ: "Đến đây Mận mới hỏi Đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? / Mận hỏi thì Đào xin thưa / Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào." thì Viện "Văn hóa" nào cũng nhận đề tài của anh và đón đợi anh bảo vệ Luận án của mình một cách hào hứng.


 



Từ: HienVC
03/09/2017 23:26:22

 


@ Guest Pt Thơ: ACE KGU tặng danh hiệu Nhà cưa học, thậm chí anh còn được HT Ngọc BQ thay mặt Hội tặng bằng khen vì công trình nghiên cứu " Hệ số cưa" khảo sát các cặp vợ chồng đều là SV KGU, qua đó xác định hệ số cưa của từng khoa và xếp hạng các khoa theo hệ số cưa. Định bảo vệ luận án кандидат околовсячеl 9;ких наук ( bây giờ là TS đấy) theo đề tài này nhưng không hội đồng nào nhận cả nên đến giờ vẫn là PTD !  


 


 



Từ: Guest Pt Thơ
02/09/2017 23:52:59

Em xin cảm ơn chia sẻ của chị Bích Chi và anh Hiền ạ. Lần em lên Sơn La thì em không thấy hoa này chị Bích Chi ạ, nhưng hoa dại nho nhỏ thì rất nhiều, mà cây lớn mọc hai bên sườn (thoai thoải) đường cũng nở hoa nhỏ, không biết là cây gì. Hoa Dã quỳ thì em được thấy ở Đa Lạt, Lâm Đồng. Chắc hoa này hợp với khí hậu lạnh.


Anh Hiền ơi, sao anh lại được các anh chị gọi là "Nhà cưa học" vậy ạ?



Từ: ThoaNP
02/09/2017 22:06:22

Đẹp quá.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s