KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 07 Tháng chín. 2015

Bạch Dương & Thuỳ Dương




Tác giả: LuongDT

Bạch Dương & Thuỳ Dương

Đặng Thanh Lương

Cũng chẳng biết từ khi nào, giai điệu bài hát đó đã ngấm vào trong tôi như thể tôi đã được sinh ra và lớn lên trong điệu nhạc du dương và ấm áp ấy. Và cũng chẳng hiểu vì sao tôi lại luôn có ý nghĩ rằng cây Thùy dương và cây Bạch dương, hai cây là một. Có thể là do tôi đã hình dung ra nước Nga qua giai điệu của bài hát đó, qua những vũ điệu dân gian trong những phim made in Liên Xô ngày ấy. Và cũng có thể tôi đã hít căng đầy bầu không khí tràn ngập hương Bạch dương khi đoàn tầu đưa chúng tôi qua những dải đất dài vô tận của Nước Nga hùng vĩ.

Chiều dần buông màu tím vẳng bên sông lời hát êm đềm

Hoà với tiếng tàu đêm chập chờn đi về xa phía chân trời

Cất tiếng hát bước chân đi cùng ngồi bên thùy dương mờ in bóng

Điệu nhạc đó vẫn luôn văng vẳng bên tai mỗi khi tôi nhớ đến miền quê xa xôi ấy. Nơi chúng tôi đã có bao nhiêu kỷ niệm về thời sinh viên sôi nổi, về những mối tình đầu bị ngăn cấm dại khờ, về những tình cảm chan chứa yêu thương, về những đêm dài nhớ mẹ nhớ cha, nhớ luỹ tre làng, nhớ tiếng sáo chiều, nhớ mùi hương bưởi nồng nàn, nhớ những cánh đồng lúa mới chín vàng...

Cảm nhận về cái đẹp của rừng Bạch dương chỉ thực đến với tôi khi tôi đứng trước bức tranh rừng Bạch dương của Isaak Levitan trong viện bảo tàng Tретьяковская галерея

Rừng Bạch dương (1885-1889)- Isaak Levitan 

Tôi còn nhớ hôm đó là ngày nghỉ hè đầu tiên ở nước Nga. Bước vào viện bảo tàng, đi qua mấy căn phòng trưng bày tranh thì bỗng nhiên tôi cảm thấy mình như lạc vào một khu rừng cổ tích: phía trước là những tia nắng đung đưa trong gió, giữa những tiếng rì rào của lá cây; mùi hương nồng nồng của nhựa Bạch dương lan toả khắp cánh rừng. Đâu đó là tiếng chim ríu rít gọi bạn và lạ hơn, tôi có cảm giác xa xa là những thiếu nữ Nga với mái tóc vàng dài óng mượt, thướt tha trong những chiếc váy hoa dài đủ mầu sắc, lúc ẩn lúc hiện sau những cây Bạch dương thân trắng điểm những đốm đen huyền bí như mắt nai, tung tăng chạy nhảy dưới những tán lá xanh rì.

Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi

Này cành thùy dương yêu mến

biết chăng em vì cớ sao buồn

Rừng Bạch dương sống động như vậy đó.

Tôi nghĩ Bạch dương dường như đang đeo bồng số phận của của một đời người: vào mùa Xuân mầu lá non của Bạch dương xanh trong mơn mởn của một thời niên thiếu; mùa Hè dáng Bạch dương tươi giòncủa sức trẻ; mùa Thu Bạch dương được phủ lên mình một mầu vàng rực rỡ như thể ta đã đạt được mọi ý nguyện của cuộc đời; để rồi mùa Đông đến, đứng âm thầm trong lạnh lẽo cô đơn mong đợi một mùa xuân mới tới. Xuân Hạ Thu Đông điệp khúc của thiên nhiên như giai điệu của tình yêu.

Này cành thùy dương yêu mến

biết chăng em vì cớ sao buồn 

Mùa Xuân

Mùa Hạ

Mùa Thu

 

 

 

Mùa Đông

 

Trong các chuyến đi công tác, dù là lên phương Bắc hay sang bên kia Đại Tây Dương hay ở đảo quốc Mặt trời mọc, mỗi khi đoàn xe đưa chúng tôi đi qua những cánh đồng, những núi đồi nơi có những hàng Bạch dương rủ bóng bên đường, đâu đâu tôi cũng có cảm giác thân thương như mình đang ở nước Nga, được hít thở bầu không khí trong lành từ những cánh rừng Bạch dương Nga bát ngát, được đắm chìm trong những giai điệu Nga. Tôi như nghe trong gió những âm thanh huyền diệu:

 

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào…

 

Прощай, любимый город! Уходим завтра в море…

 

Tечёт река Волга… Течёт река Волга, А мне семнадцать лет

 

Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi

Này cành thùy dương yêu mến

biết chăng em vì cớ sao buồn…

 

Thế đấy, nước Nga trong tôi là những rừng Bạch dương bát ngát, muôn sắc mầu; là những giai điệu nồng nàn chan chứa yêu thương.

 

Hà Nội, mùa Thu 2015

 

 


Người post: LuongDT

Ngày đăng: 07-09-2015 05:05






Xem 1 - 10 của tổng số 82 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest BạnKGU
29/07/2020 19:06:40

Cảm ơn bạn Tạ Phương đã cho một comment vắn tắt nhưng rất hay, rõ ràng, chỉ có điều "cây dương liễu, hay liễu, liễu rủ cũng vậy, là thứ cây liễu có dành lá rủ xuống thướt tha (theo nghĩa Hán Việt)" thì không phải là nghĩa Hán Việt, mà là nghĩa tiếng Việt hoàn toàn.



Từ: Guest Tạ Phương
27/07/2020 09:01:14

Tôi chỉ có thể nói vắn tắt thế này:

- Thùy dương theo nghĩa phổ quát thì chính là cây dương liễu, hay liễu, liễu rủ cũng vậy, là thứ cây liễu có dành lá rủ xuống thướt tha (theo nghĩa Hán Việt).


- Trong bài hát SUỐI MƠ của Văn Cao có câu: "Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương" là dùng với nghĩa này (dương liễu)


- Nhưng trong bài Ngậm ngùi của Huy Cận có câu: "Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ" thì có vẻ không phải như vậy, có thể đó là bờ cát trắng ven biển với các hàng dương/phi lao vi vút. Người Miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bà Rịa-Vũng Tàu) nhiều nơi gọi phi lao là Dương hoặc Thùy dương. nhà thơ Quách Tấn gọi Nha Trang là miền "thùy dương cát trắng" - hẳn không phải muốn nhắc tới cây dương liễu, mà là cây phi lao.

- Nhạc sĩ Phạm Duy viết bài hát VỀ MIỀN TRUNG (1948) có câu: "Về miền trung miền thùy dương bóng dừa rừng thông" khi ở Thừa Thiên Huế, nơi nổi tiếng có nhiều cây dương/phi lao. Nhưng có lẽ ông không nhầm cây dương/phi lao với dương liễu, mà nhìn hàng dương xanh trên cát trắng, ông muốn thi vị hóa nó như hàng liễu rủ/thùy dương. Chư sphi lao thì thi vị nỗi gì...

Qua mấy ví dụ trên đây tôi muốn nói điều này: ở Miền Trung, bằng cách tự nhiên hay hữu ý (Phạm Duy) người ta cũng gọi cây PHI LAO là DƯƠNG hay THÙY DƯƠNG (ít hơn).

Nhưng dù gọi thế nào cũng không quan trọng lắm, vì đó không phải tên khoa học, chỉ là tên Việt có các loài cây. Có điều chắc chắn là dù là Phi lao hay Dương liễu, thì đó cũng không phải cây trong bài hát Nga CÂY THANH LƯƠNG TRÀ URAL.

Cũng tương tự bài hát Cachiusa nổi tiếng, câu đầu tiên là "Lê và táo nở hoa" chứ đấu phải như lời dịch sang tiếng Việt: "Đào vừa ra hoa..."




Từ: Guest Đoàn Mậu Tùng
30/10/2017 09:05:30

Một thời nước Nga như sống lại trong tôi. Cám ơn bạn Đặng Thanh Lương.


 



Từ: Guest Đình Hùng
14/10/2017 04:51:49

Thùy dương, bạch dương là những từ phịa theo cảm tính vô căn. Từ ngữ chơi vui của dân văn nghệ sỹ.



Từ: KhanhT
11/07/2017 12:34:21

Like cho Guest Nguyễn Văn Đại một cái! "Lời Việt thậm chí còn hay hơn, khái quát cao hơn, tính hình tượng cao hơn so với bản gốc." Đó là cái khác biệt của người Việt.



Từ: Guest Nguyễn Văn Đại
11/07/2017 11:07:42

Trước khi sang Lx học và ngay cả thời làm sinh viên KGU (84-89, Khoa Triết) nữa, mình cũng luôn luôn tưởng cái bài hát đó đúng là hát về cái cây bạch dương. Té ra cây thùy dương là cái cây KHÔNG CÓ, như lá DIÊU BÔNG vậy. Có điều là diêu bông do ông nhà thơ, ông nhạc sĩ VN tưởng tượng ra. Còn CÂY THÙY DƯƠNG thì do ông chuyển lời Việt "sáng tạo" ra, khác rất nhiều so với CÂY THANH LƯƠNG TRÀ, nhưng hoàn toàn chinh phục khán giả Việt. Lời Việt thậm chí còn hay hơn, khái quát cao hơn, tính hình tượng cao hơn so với bản gốc. Ai phê phán gì mình cũng đành chịu. Nhưng đó là cảm nhận thật khi nghiên cứu 2 bản lời Nga, Việt này.



Từ: Guest Đinh hồng Thái
22/12/2016 21:28:40

Bạn ơi! Cây thuỳ dương không phải là Bạch dương mà là cây Thanh lương trà!



Từ: BinhNH
07/10/2015 20:09:23

LươngDT ơi, Hôm nay Bình mới vào WEB và đọc ngay bài này. Như được sống trong chính bài viết của bạn. Cả các comments cũng rất tuyệt. Thanks bạn .



Từ: LuongDT
26/09/2015 14:58:53

Mời ACE nghe lại một số giai điệu trong chương trình Giai Điệu Tự Hào Tháng 9/2015


1. Thời thanh niên sôi nổi







2. Cây Thuỳ dương







3. Chiều hải cảng







4. Chiều Ngoại ô Mátxocova








Từ: LuongDT
25/09/2015 05:30:21

 


 


 Xin giới thiệu với ACE KGU chương trình Giai điệu từ hào Tháng 9 sẽ được phát  sóng vào lúc 20 giờ 5 phút ngày 25-9, trên kênh Truyền hình VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.



Với chủ đề “Thời thanh niên sôi nổi”, lấy từ tên ca khúc của nữ nhạc sĩ Aleksandra Pakhmutova, lời thơ L.Oshanin, chương trình “Giai điệu tự hào” số tháng 9 bao gồm bảy bài hát được coi là tài sản âm nhạc của nước Nga.




Đó là các bài hát: “Chiều hải cảng”, “Đôi bờ”, “Chim họa mi đừng hót”, “Cây thùy dương”, “Thời thanh niên sôi nổi”, “Giờ này anh về đâu”, “Chiều ngoại ô Mátxcơva”.



Hợp xướng Ngày mới trình diễn “Cây thùy dương” trong tiếng đàn balalaika.



NSND Trần Hiếu, NSND Quang Thọ và NSND Trung Kiên hóa thân thành ba người lính hải quân Nga, thể hiện ca khúc “Chiều hải cảng”.



Hai cha con nghệ sĩ Quang Thọ - Quang Tú phối hợp thể hiện ca khúc “Giờ này anh về đâu”, cùng hơn 20 người lính Nga.


Trính Báo Nhân dân điện tử.


Mời ACE đón xem.


Rât tình cơ một số bài hát Thanh Lương đã giới thiệu với mọi người trong mấy ngày qua. Spasibo.


 



 


 


 




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s