KGU News >>Người KGU
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 11 Tháng bẩy. 2016

ĐI TÌM CÂU TRẢ LỜI VỀ TÌNH BẠN KEO SƠN (Tiếp theo)




Tác giả: Diệp Chí Mậu

 

Học sinh chúng tôi ngày ấy được tạo mọi điều kiện để học tập, được giáo dục kiến thức với giáo dục trí tuệ, văn hóa, thể thao, lao động sản xuất. Cái quí nhất mà tôi cảm nhận được là môi trường học sinh miền Nam đã rèn luyện cho chúng tôi ý thức tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân, ý thức tổ chức kỷ luật tốt như trong quân đội, sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và Bác Hồ, có lòng yêu quê hương đất nước nổng nàn thật cụ thể với khẩu hiệu ngày ấy ”ngày Bắc đêm Nam”, khẩu hiệu nói lên nỗi thương nhớ quê miền Nam nơi có bà con ruột thịt của mình đang chịu nhiều đau thương, mất mát vì quân thù. Chúng tôi xác định học để sau nảy trở về xây dựng cuộc sống mới sau chiến thắng, để đoàn tụ với gia đình, ngưởi thân.

Ngày ấy chúng tôi sinh hoạt như trong quân đội. Sáng sớm có trống đánh thức, tập thể dục theo bải, ăn sáng vả lên lớp học.

Buổi chiều kết hợp học văn hóa vả lao động tăng gia sản xuất. Nghỉ hè thì đi lao động giúp nông dân thu hoạch mùa màng, đi nông trưởng giúp nông trường viên thu hoạch khoai sắn, lao động lấy tiền gây quĩ gửi về miền Nam.

Để không có thời gian buồn nhớ gia đình, trường thường tổ chức những đêm diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn “. Chúng tôi tự diễn kịch, hát những ca khúc do các thầy cô dạy (Tôi nhớ có nhiều thầy cô đàn hát rất hay). Chúng tôi yêu thích những ca khúc về miền Nam. Đến giờ tôi vẫn nhớ nhiều bài hát giành cho thiếu nhi ngày ấy. Bài Em đi thăm miền Nam của hai anh em thầy giáo sinh đôi nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân có lời:” Miền Nam chúng em chứa bao tài nguyên phong phú. Trái cây xanh tươi trên khắp đất Cần Thơ. Ruộng muối trắng tinh Bạc Liêu nặng tình quê hương. Chuối hai bên bờ dòng nước kênh lững lờ…” được chúng tôi hát say sưa đến nỗi ca từ được chế lại thật vui:”Một sáng sớm mai chúng em cùng đi chơi phố, thấy ô tô đâm chiếc xe đạp pơjô…Chiếc vành xe thành hình số 8, khi ấy không còn là hình chữ o, lò xo dúm bẹp bắn tung ra đường…” mà ai cũng thuộc. Chúng tôi thuộc lòng bài Vàm cỏ đông của nhạc sĩ người Quãng ngãi Trương Quang Lục, Câu hò trên bến Hiền Lương cùa nhạc sĩ người An giang Hoàng Hiệp, Những ánh sao đêm của nhạc sĩ quê Quảng Nam  Phan Huỳnh Điểu…Những bài này gợi nhớ quê hương miền Nam và thêm lòng yêu  đất nước trong chúng tôi.

Tuy nói là văn nghệ nội bộ nhưng chúng tôi vẫn rất mong chờ vì dạo ấy nhiều tiết mục rất hay do các diễn viên “nhí” biểu diễn mà so với thời nay cũng không hề thua kém. Bạn Thiều Kỳ Ngộ lớp tôi hát bài chòi rất hay. Tôi nhớ bạn hát bài chòi liên khu 5 vở Thoại Khanh Châu Tuấn có đệm đàn cò (đàn nhị) do thầy Thanh “hô” kéo chẳng khác gì nghệ sĩ bây giờ. Về sau tôi mới biết Kỳ Ngộ là con nữ nghệ sĩ nổi tiềng hay hát dân ca trên đài phát thanh tiếng nói Việt nam Lệ Thi. Bạn ấy nối nghiệp mẹ trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp làm trong đoàn nghệ thuật Khánh Hòa. Lên cấp 3 trường trang bị nhiều nhạc cụ và cho dạy nhạc lý cơ bản, lập ban nhạc của trường để biểu diễn trong những đêm văn nghệ. Các loại đàn dây như Mandolin, ghi ta, violin, sáo trúc thu hút đông học sinh tập chơi, khắp trường luôn vang tiếng nhạc. Phong trào thể thao trong trường cũng sôi nổi lắm. Các lớp và toàn trường đều có đội bóng đá. Các lớp thi đấu với nhau, đội của trường thi đấu với các trường cùng cấp, với thành phố và trường chúng tôi thường đoạt giải cấp thành phố do cầu thủ tài năng, có điều kiện tập hàng ngày và có tinh thần thi đấu vì danh dự học sinh miền Nam. Chúng tôi cũng thích đọc thơ Tố Hữu. Nhiều bạn thuộc lòng các bài thơ của ông dù nhiều bài không có trong chương trình sách giáo khoa lúc ấy. Trong lần dẫn đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp do ông Franxoa Biu đến thăm trường 24 tại Chương Mỹ Hà Đông, chúng tôi được nghe ông nói chuyện. Ông chuyển lời thăm của Bác Hồ đến chúng tôi. Tố Hữu có dáng nhỏ nhắn. Ông nói chuyện với  ông trưởng đoàn bằng tiếng Pháp mà không cần phiên dịch.

 

Những chàng trai - Học sinh miền Nam

 

Học văn hóa vẫn là khâu quan trọng nhất. Thời gian giành cho học rất nhiều. Thời ấy cũng không có đồ chơi gì ngoài trò đánh đáo, chọi con quay nên học sinh không bị phân tán tư tưởng. Học sinh chăm chỉ, giáo viên giỏi và tận tâm nên kết quả học tập hàng năm khá tốt. Nhiều điển hình học tập xuất sắc, là tấm gương để noi theo. Lớp tôi có Nguyễn Khoa Sơn nổi tiếng học giỏi. Suốt trong thời gian phổ thông bạn ấy luôn dẫn đầu lớp và trường, luôn “ẳm”hết các phần thưởng do thành tích  học tập xuất sắc. Sau này sang học ở Liên xô, ngay từ khi mới học năm dự bị Sơn đã đứng phiên dịch cho cả đoàn làm mọi người ngỡ ngàng không biết bạn ấy học ở đâu mà có vốn từ Nga phong phú đến vậy. Sơn đứng ra giải các bài toán lạ và khó cho mọi người trước sự thán phục của giáo viên dạy toán người Nga. Sơn là con của Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn)  là nhà báo, nhà lí luận márxit, nhà phê bình văn học Việt nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Sau này Sơn là giáo sư tiến sĩ khoa học với hàng chục công trình, bài báo khoa học, là một trong các nhà toán học hàng đầu của nước ta. Lớp tôi có Lưu quang Vũ (lớp 5) có cha là Lưu Quang Thuận, nhà viết kịch nồi tiếng trước đây. Vũ sau này theo nghiệp cha cũng là nhà viết kịch tài hoa và mất sớm cùng vợ là Xuân Quỳnh, nữ nhà thơ nổi tiếng về thơ trữ tình. Thật tiếc cho hai nhân tài của đất nước.

Trong 21 năm, tại các trường học sinh miền Nam có hơn 5.000 giáo viên ưu tú được tuyển chọn vào dạy. Ngoài ra còn hàng trăm cô bảo mẫu, cấp dưỡng, y tá…chăm lo cho cuộc sống chúng tôi. Tôi không thể không kể về họ với lòng biết ơn và kính phục sâu sắc.

Tôi nhớ thời cấp một, thầy giáo dạy chúng tôi chỉ một người cho tất cả các môn học. Trường 19 có thầy Nguyễn Có, quê Quãng Ngãi. Tính thầy hiền lành không đánh học sinh bao giờ. Ông có nụ cười phúc hậu hai mũi nhíu lại trông hơi ngồ ngộ. Thời ấy lan truyền một bài vè thế nầy:                                

                           Ai về nhắn với Liên khu

                                       Lấy gái Mộ Đức sứt …có ngày

                                       Ai ơi nhớ lấy điều nầy

                                       Lấy gái Mộ Đức có ngày sứt…”

           Mà người bị ám chỉ là thầy. Tên thầy là Nguyễn Có, thầy người Mộ Đức mà không biết thày “còn” hay không. Chúng tôi tò mò muốn biết sự thật. Người ta hay nói “nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò” mà!

Trường học sinh miền Nam thời ấy có một người mà chúng tôi mong gặp hàng tháng đó là chú Phát người Nam Bộ. Chú là người mang  thức ăn tinh thần đến cho chúng tôi. Chú đơn thân độc mã mang thiết bị chiếu phim đi phục vụ khắp các trường từ Hà Đông, Hải Phòng, Đông Triều Quảng Ninh… Một mình làm hết các công việc từ khuân vác màn ảnh, hộp chứa phim, căng dựng  màn ảnh, chiếu phim, thuyết minh và bảo trì sửa chữa máy chiếu một tay chú làm hết. Một con người thật tài ba! Chú thuyết minh phim với giọng Nam bộ rất truyền cảm giờ nếu được nghe lại giọng chú,  tôi vẫn nhận ra. Thời ấy chúng tôi được xem chủ yếu là phim do Liên xô sản xuất. Đề tài là về chiến tranh vệ quốc, về văn hóa Nga, có cả phim tâm lí xã hội…Tôi nhớ nhất bộ phim nhiều tâp Sông đông êm đềm của nhà văn nổi tiếng được nhận giải thưởng Nô ben văn học Mikhain Alexandrovich  Solokhov với nhân vật người lính kozac đa tình và nàng Axinhia xinh đẹp…nhân vật Paven Korchagin và Rita trong phim Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Nhicolai Ostrovski. Paven là hình tượng của lớp trẻ chúng tôi lúc ấy về tinh thần làm việc hết mình vì cách mạng, hi sinh tình yêu cá nhân cho lí tưởng với câu nói nổi tiếng mà tôi vẫn nhớ :”Đời người chỉ sống có một lần. Phài sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta  đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

 

               Các thầy, cô giáo trường Học sinh miền nam       

 

        Chính thầy, cô giáo là những người truyền cho chúng tôi lòng ham thích các môn học. Tôi vẫn nhớ cô Loan có khuôn mặt xinh và hiền từ là cô giáo dạy chúng tôi môn Văn năm lớp 5. Cô người Hà Tĩnh có giọng nhẹ nhàng, đọc và kể chuyện rất hay làm tôi rất thích văn học. Thầy Dương Ngọc Anh dạy môn Vật lí cho chúng tôi rất giỏi chuyên môn làm tôi hứng thú học môn này năm cấp 3. Nghe nói thầy còn mạnh khỏe và đang sống tại thành phố biển Qui nhơn. Thầy Hồ Đình Phương dạy môn Văn và là Hiệu trưởng của trường 24 Chương Mỹ Hà Đông. Thầy có tài nói chuyện rất cuốn hút học sinh chúng tôi trong giờ chào cờ sáng thứ hai đầu tuần. Câu chuyện thầy kể luôn mang tính giáo dục sâu sắc mà không nhàm chán. Thầy trò rất chan hòa.  Hết giờ học thầy cùng hoc sinh đá bóng, hát hò. Nghe tin thầy đã mất ở Tây nguyên vì bệnh, chúng tôi đều tiếc thương. Nhiều bạn có dịp lên Tây Nguyên  ghé viếng hương hồn người thầy đã cống hiến cả đời vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh miền Nam chúng tôi. Ở trường 24 còn có thầy Nguyễn Sá dạy môn thể dục.Thầy to cao khỏe mạnh và giỏi võ nghệ nên nhiều học sinh đặt tên cho thầy là Võ Sá. Có lần một con bò dữ xông vào lớp học do thầy đang hướng dẫn làm mọi người sợ hãi bỏ chạy. Thầy bình tĩnh lừa thế nắm chặt đôi sừng vặn mạnh làm con bò suýt té, bỏ chạy. Chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ. Sau nầy thầy cùng đoàn giáo viên quay về chiến trường B (Nam Bộ) để.tiếp tục sự nghiệp giáo dục. Sau giải phóng chúng tôi nghe tin buồn về gia đình thầy. Vợ và con trai cùa thầy bị cướp sát hại. Hiện nay thầy vẫn còn khỏe đã trên 90 tuổi, chúng tôi thường đến thăm thầy vào dịp năm mới, cùng thầy kể lại chuyện ngày xưa. Về Tràng Bàng Đông Triều (Quàng Ninh) chúng tôi học văn với thầy Lê Ngọc Lập. Thầy rời gia đình “vác ba lô” 22 năm trời theo dạy tại các trường miền Nam từ Hải Phòng, Hà Đông, Đông Triều. Đến tận năm giải phóng Sài gòn thầy mới về quê Thanh Hóa lập gia đình. Nay thầy đã trên 80, thầy vẫn liên lạc với lứa chúng tôi. Rất nhiều cô bảo mẫu và cấp dưỡng chăm sóc chúng tôi như con mình trong đó tôi còn nhớ cô Nhiều, cô Vẻ năm lớp 1 trường 19. Các cô tắm giặt cho cả chục trẻ mà không bao giờ phàn nàn. Cô Vẻ ngồi hàng giờ thêu rất đẹp tên từng đứa vào áo quần cho cả lớp  Cô Tồn có thân hình to béo, người Huế nấu ăn rất ngon, các bạn nghịch ngợm còn nhại giọng Huế của cô mà cô không tỏ ra tức giận. Tôi còn nhớ tên nhiều thầy, cô giáo, các cán bộ y tế thời ấy mà không thể kể hết ra đây.

         Đã 21 năm trôi qua, lứa học sinh miền Nam chúng tôi giờ đã già, nhiều người đã ra đi mãi mãi. Song kí ức về quá khứ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí chúng tôi. Chúng tôi sống cùng nhau nhiều hơn là ở cùng cha mẹ nếu như đất nước hòa bình. Có nhiều người trong chúng tôi học cùng nhau từ thời phổ thông, lên đại học và cùng công tác cho đến ngày về hưu. Chúng tôi thuộc tính nết, hoàn cảnh gia đình của nhau, tin tưởng lẫn nhau, thân thiết chẳng khác gì anh em ruột thịt. Chúng tôi trân trọng và giữ gìn tình cảm ấy mãi mãi. Lịch sử đã tạo nên tình bạn giữa chúng tôi và đó là câu trả lời cho các con chúng tôi. Đó là thứ tình bạn keo sơn thật hiếm có trên cuộc đời nầy.

 

                                                                                                                                                                                            Những ngày  tháng 7 năm 2016

                                        Diệp Chí Mậu                                                                                                                             

                                                                                                                                                                                 

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 11-07-2016 03:03






Xem 1 - 10 của tổng số 16 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: ThanhLK
11/08/2016 00:39:40

Em luôn thích đọc bài của anh Mậu vì rất hấp dẫn, nhiều sự kiện và luôn chan chứa tình cảm. Đúng là anh có trí nhớ tuyệt vời cùng với cách viết rất "uyên bác" nên những sự kiện rất đời thường vẫn rất cuốn hút . Đọc bài của anh em được hiểu thêm về các học sinh Trường MNTK, vì em cũng chỉ có điều kiện chơi với các bạn MNTK cùng gia đình. Má chồng em kể có thời làm y tá cho trường HS MNTK ở Hải Dương và kể nhiều chuyện mà cụ còn tâm đắc đến bây giờ. Hy vọng lại được đọc các bài tiếp của anh.



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hóa 72
01/08/2016 18:24:36

Anh Mậu nhớ tài thật! Chúng mình đều là những cô, cậu bé 5 -6 tuổi được chuyền tay qua các thủy thủ tàu Ba Lan; Chập chững làm quen với cái lạnh Miền Bắc; Được phát cho cái áo bông lại tưởng mình sắp có cái "áo hoa"! Cũng là những bức ảnh chụp với bạn học, thấy cô thời thiếu niên với chiếc khăn quàng đỏ, thời thanh niên với chiếc huy hiệu Đoàn; Cũng ngồi trong hàng ngay ngắn nghe lời dặn dò của Bác Hồ ...


Vẫn chưa thể tìm hết được lời giải về tình bạn keo sơn?! Ngay cả tình đồng nghiệp, nghĩa thầy trò của thời chiến tranh, thời bao cấp vẫn keo sơn hơn b6y giờ?



Từ: LienTP
18/07/2016 01:43:31

Thế là được biết thêm về Học sinh miền Nam. Anh nhớ giỏi chi tiết  về tình bạn keo sơn thửa nào. Khóa bọn em cũng có mấy bạn nữ là học sinh miền Nam. Bây giờ các bạn cũ cũng hay tụ tập cùng nhau mà



Từ: KhanhT
17/07/2016 05:37:05

 


Thật cảm động khi đọc hồi ký của anh Mậu về tình bạn gắn bó keo sơn của học sinh Trường HSMN. Có lẽ chính các thế hệ các anh các chị Trường HSMN sang Liên xô đến Kishinhôp đã tham gia gây dựng nên tình gắn bó keo sơn của học sinh VN ở Trường KGU!


 



15/07/2016 04:30:12

Hồi ký của anh Mậu hay quá, anh có những năm tháng trong trường HSMN thật đẹp. những người là HSNM thời đó em được biết đều là những người giỏi giang, đa tài!



Từ: Guest Life
14/07/2016 12:16:56

Thước đo giá trị thay đổi theo lịch sử. Lúc thì nó nằm ở sự tốt đẹp và giàu có của tâm hồn, thứ bên trong không dễ dàng nhìn thấy. Lúc thì nó nằm ở vận may bên ngoài như nhà lầu xe hơi, thứ dễ dàng nhìn thấy. Quan trọng là sự lựa chọn: tinh thần, hay vật chất, hay là cân đối được tinh thần và vật chất. Cái ta có được phụ thuộc vào sự lựa chọn của ta.



Từ: NgaHT
14/07/2016 02:53:00

A.Mậu nhớ nhiều kỷ niệm thật. Anh gợi lại những kỷ niệm xưa. Em nhớ những lần được lên múa, tham gia đêm biểu diễn với các anh chị.


Những tối thứ 7 được xem phim, cả nhà phải ăn cơm sớm. Mà em phải nhờ các anh công kênh lên vai để xem. Em nhớ phim chú mèo đi hia, hình như toàn phimE Liên xô.



Từ: Guest DIÊP CHI MÂU
13/07/2016 15:48:20

Thoa NP: 21 năm(1954-1975) tính từ khi thành lập đến khi kết thúc các trường HSMN trên đất Bắc.


Mô hình giáo dục các trường HSMN trên miền Bắc chì tồn tại 20 năm trong lịch sử giáo dục VN được đánh giá là một trong các mô hình thành công nhất, gần  như thỏa mãn các tiêu chí mà cố thủ tướng Phạm văn Đồng yêu cầu:Trường ra trường, lớp ra lớp,thày ra thầy,trò ra trò, dạy ra dạy,học ra học


Trường KGU chúng ta có nhiều người là HSMN tập kết: Các anh chị khóa đầu Anh Bùi Ngọc Thọ,Nguyễn Hữu Trí, Trần thượng Tuấn,Nguyễn phước Thành,Phạm tiến Hoàng, Lê minh Triều, chị Nguyễn thanh Tâm... 30 người khoa hóa và sinh khóa 72,và 1 số ace khóa 73...


Các thế hệ HSMN được đánh giá chung là dù giữ cương vị nào họ đều trung thành vô hạn với tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sống cói lí tưởng, xả thân vì nghĩa lớn, kính trọng mang ơn người thày và nặng nghia tình với nhân dân miền Bắc.



Từ: PhuND
12/07/2016 18:53:26

Bài viết của Anh Mậu như Hồi ký ấy. Rất hấp dẫn đối với một thế hệ HS. Ở quê Em không có Trường HSMN nhưng có các Nhóm HSMN. Các Anh Chị này cứ như Hiệp sĩ : Họ dùng Côn, Chùy, Võ thuật... nên Tụi em chết khiếp! À mà Thầy giáo CN lớp 8 và 9 của Em là cháu bà Hồ Thị Bi, quê Hoc Môn - cũng là HS miền Nam  đấy!



Từ: HienVC
12/07/2016 17:05:29

"HSMN trên đất Bắc" có lẽ là một trong những trang lịch sử đáng trân trọng nhất về tình nghĩa Nam - Bắc, về tấm lòng miền Bắc hướng về miền Nam trong những năm tháng khó khăn khi đất nước tạm thời chia hai miền, về sự cưu mang đùm bọc, tấm lòng vị tha của miền Bắc đối với những đứa con miền Nam trên đất Bắc những năm tháng ấy.
Cho đến bây giờ những HSMN ngày nào, nay đã ở tuổi xưa nay hiếm hàng năm vẫn trở lại đất Bắc tìm kiếm những mảnh đất, con người  mà họ đã mang ơn cả cuộc đời.
Cảm ơn anh Mậu. 


 


 




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s