KGU Events >>Sự kiện
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 07 Tháng bẩy. 2014

Vận động quyên góp ủng hộ các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc




Tác giả: BLLKGU

Kính gửi các cựu sinh viên KGU

Trong những ngày cả nước đang sôi sục vì vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng lãnh hải của Việt Nam, có những hành động bạo lực bất chấp những qui tắc ứng xử mà tất cả các quốc gia văn minh trên toàn thế giới đã và đang tôn trọng. Việc làm này của nhà cầm quyền Trung Quốc đã vạch trần âm mưu và tham vọng bành trướng, xâm lược cố hữu của giới lãnh đạo Bắc Kinh trong con mắt của những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Trong những ngày này rất nhiều cựu sinh viên KGU ( trong số đó không ít người đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu trong các thời kỳ chiến tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ Quốc)  đã bày tỏ nguyện vọng cần làm một việc gì đó thiết thực, trực tiếp góp phần vào việc bảo vệ  Độc lập , chủ quyền của Tổ Quốc đang bị thách thức.
Thể theo nguyện vọng của đa số các cựu sinh viên KGU, hòa cùng với nhân dân cả nước đang hướng về Biển Đông, Ban Liên lạc KGU chính thức phát động Đợt quyên góp nhằm ủng hộ các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc từ ngày hôm nay 07/7/2014  đến hết ngày 31/7/2014.
Mọi đóng góp bằng chuyển khoản xin gửi vào :
     Tài khoản số : 2020103718005
     Ngân hàng Quân đôi ( MB), Chi nhánh Bắc Sài Gòn TP Hồ Chí Minh
     Chủ tài khoản : Nguyễn Thế Thịnh ( ĐTDĐ 0918348444)
 Hoặc trực tiếp cho : 1- Chị Hoàng Thị Ánh Tuyết, ĐTDĐ 0989015616

                                2- Chị Lưu Thị Kim Thanh, ĐTDĐ 0912390768

Ban Liên lạc cũng hoan nghênh sự đóng góp từ  bạn bè, người thân của các cựu sinh viên KGU. 

Kết quả quyên góp sẽ được chuyển trực tiếp đến địa chỉ gia đình của các cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên biển và thông báo cụ thể trên trang mạng http://www.studentkgu.vn .

 


Ban Liên lạc Hội cựu sinh viên KGU


Người post: HienVC

Ngày đăng: 07-07-2014 14:02






Xem 1 - 10 của tổng số 32 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: CucNT
02/08/2014 20:49:01

Nguyễn Trần Bạt



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Nguyễn Trần Bạt (sinh năm 1946 ở huyện Hưng NguyênNghệ AnViệt Nam) - doanh nhânluật sưnhà tư vấnhọc giả, nhà sáng lập InvestConsult Group (công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách "Đổi mới" vào năm 1987. Hiện nay (2010) ông đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốccông ty này. Công ty InvestConsult Group có doanh thu hàng triệu USD mỗi năm. Ông đã được nêu danh trong các cuốn sách Barons "Who’s Who in Vietnam"[1], "Who’s Who in Asia Pacific"[2], "Who’s Who in the World"[3] và "The Global 500 Leaders for the New Century"[4] như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.[5][6][7] Ông đã từng nhiều lần tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về các vấn đề kinh tế và chính trị.[8]





Từ: CucNT
02/08/2014 20:29:39

Em không hiểu khi Trần Bạt nói "nước là đường liền, nước thắng lửa" là đúng hay sai, em chỉ cho rằng đó là quan niệm của ông ấy. 


Em không hiểu nên không thấy dở, em chỉ biết Nguyễn Trần Bạt là một người rất tài ba, ông ấy là người thành lập công ty tư nhân đầu tiên tại VN.


Em post bài của ông NTB lên đây vì em tâm đắc những điều ông ấy đưa ra, nhất là khi ông ấy nói đến những nổ lực và tầm quan trọng của những công ty như FPT.



Từ: Guest Mạnh
02/08/2014 12:55:22

Bạn Cúc, tôi thấy Nguyễn Trần Bạt nói nước là đường đứt còn lửa là đường liền, nước thắng lửa? có thật đứt và liền thế không? lão này thích nói chữ nhẩy! càng nói chữ càng bị dở chính là chỗ này đấy!



Từ: CucNT
02/08/2014 11:31:54

 




































Khôn khéo, nổi giận và sức mạnh của đất nước


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY:

Lê Quyên thực hiện











Ông Nguyễn Trần Bạt





"Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình" - chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trao đổi với phóng viên Người Đô Thị về việc gia cường sức mạnh quốc gia bên cạnh mối quan hệ mang tính địa chính trị với Trung Quốc.

+

Chúng ta đang bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhiều người đang lo sợ kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với nền kinh tế Việt Nam từ tác động của vấn đề biển Đông, còn ông?

 

Nhiều người tỏ ra không sợ điều này, nhưng tôi thuộc vào nhóm người sợ. Kịch bản như vậy đáng ra phải được cảnh báo ít nhất từ năm năm trước. Chỉ riêng việc hiện nay có 80 - 90% đơn vị trúng thầu các dự án lớn ở Việt Nam là công ty Trung Quốc cũng đã cho thấy chúng ta không cho trứng vào một giỏ mà là cho quá nhiều trứng vào một giỏ. Điều ấy thể hiện sự thiếu cảnh giác chính trị nghiêm trọng, và cả sự suy thoái về tiêu chuẩn của giới trí thức Việt Nam. Bởi nói gì thì nói, tất cả những người lãnh đạo những cuộc đấu thầu và hợp tác đấu thầu ấy đều là những người được đào tạo rất cẩn thận.

 

Vậy theo ông, ta nên ứng xử với thế đã rồi này như thế nào?

Vấn đề này khó cho nên phải khéo. Người Việt Nam chúng ta có nhiều cách để giải quyết cái khó và về cơ bản, các giải pháp được sắp xếp thành hai nhóm. Thứ nhất là giải pháp nổi giận và thứ hai là giải pháp khôn khéo. Khôn khéo là giải pháp lâu dài, thường xuyên và hay dùng.

 

Còn nổi giận thì hiện nay, cả xã hội chúng ta chẳng đang nổi giận là gì?

Tôi từng đi lính, từng tham gia chiến tranh, tôi cũng có lúc nổi giận, nhưng tôi thấy tất cả những thành công mà mình có được đều do khôn khéo mà nên. Phải biết kết hợp giữa nổi giận và khôn khéo và phải phân biệt giữa ý chí và thái độ. Ý chí độc lập dân tộc là sắt đá và bền vững, còn thái độ thì phải mềm dẻo và khôn ngoan.

 

Trong Kinh Dịch, người ta mô tả sự sắt đá bằng một đường liền và mô tả sự mềm dẻo bằng một đường đứt. Nước là đường đứt còn lửa là đường liền, và nước bao giờ cũng thắng lửa. Chúng ta cũng có thể thấy điều này trong cái nguyên lý mà chúng ta vẫn hay nhắc đến là dĩ nhu trị cương. Cho nên tôi ủng hộ một thái độ mềm dẻo và một ý chí sắt đá để giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ. Đừng xem việc thay đổi từ thái độ cứng rắn sang mềm dẻo là thua, là đầu hàng, là lùi bước. Không phải. Khi con người còn đủ khôn ngoan để mềm dẻo thì tức là con người còn đứng vững trên đôi chân của mình. Mà con người đứng vững trên đôi chân của mình là con người thắng trong các cuộc va chạm.

 

Chúng ta phải để Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam không phải là chỗ toàn những người dễ chịu, không biết nổi giận, nhưng cũng để cho họ thấy một thực tế nữa là ở Việt Nam không chỉ có những người nổi giận, mà còn có những người khôn khéo. Và đôi khi để đảm bảo ổn định và hoà bình thì chúng ta phải khéo. Còn kết hợp giữa hai cái đó như thế nào là công việc của nhà lãnh đạo. Nghĩa vụ của họ là nghĩ ra các giải pháp để kết hợp giữa nổi giận và khôn khéo. Tất nhiên, với sự xác định rõ ràng là Trung Quốc ở cạnh chúng ta lâu dài, một triệu năm nữa, đến đời chắt, chít của chúng ta thì Trung Quốc vẫn ở bên cạnh.

 

Ông nghĩ sao về việc Việt Nam cần có thị trường nguyên liệu mạnh để “thoát Trung” trong lĩnh vực kinh tế?

 

Rất nhiều người đưa ra khái niệm thoát Trung, thoát Hán. Đấy là những lý thuyết mà tôi không thể vỗ tay được. Chúng ta có một sự gắn bó số phận đối với Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta buộc phải nghĩ ra cách để sống cạnh họ một cách êm ả, một cách tử tế, một cách có lợi chứ chúng ta không chạy ra khỏi họ được. Đừng tưởng rằng chúng ta muốn thì chơi, còn không muốn thì không chơi với họ. Trung Quốc có thể đem quân đến xâm lược chúng ta, chính phủ chúng ta có thể đánh trả người Trung Quốc và đánh trả không tồi, nhưng chúng ta không thể mang quân đánh trả một sự tràn ngập thương mại biên giới thường xuyên, bởi vì chính người dân ta thồ hàng cho họ. Quan hệ thương mại, kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc là một quan hệ không dễ gì giãy ra được. Vấn đề là chúng ta phải khôn ngoan hơn, chặt chẽ hơn, phấn đấu nâng cao năng lực của mình lên để cân bằng quyền lợi.

 

Cụ thể, chúng ta sẽ rút bớt trứng bỏ sang giỏ khác theo cách nào, thưa ông?

 

Nên nhớ rằng không phải cứ bỏ trứng vào giỏ Trung Quốc là thiếu khôn ngoan. Chúng ta phải có cách thức của kẻ khôn ngoan, không nên xem Trung Quốc là một chiến trường mà nên xem Trung Quốc là thị trường. Khi xem đó là thị trường, chúng ta phải có đầy đủ các cách thức để có thể xâm nhập vào đời sống kinh tế của họ một cách chủ động hơn. Trong khi chúng ta đang đàm phán về TPP thì người Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền vào Nam Định làm khu liên hợp dệt may để chuẩn bị xuất hàng sang TPP. Thế thì tại sao khi gia nhập TPP chúng ta không nghĩ đến chuyện liên minh với người Mỹ để chuẩn bị xuất hàng sang thị trường Trung Quốc chẳng hạn. Chúng ta phải dám nghĩ như họ và có gan để làm như họ. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất để chúng ta tồn tại bên cạnh Trung Quốc. Không có bài toán nào dễ, không có cách gì dễ trong vấn đề với Trung Quốc. Chúng ta buộc phải gian khổ để sống được với họ, sống cùng với họ và để sống sót.

 

Trở lại với sự kiện HD 981 ở biển Đông, theo ông, chúng ta có cách nào để giải quyết vấn đề ngoài biển mà không làm tổn thương nền kinh tế?

 

Sự trả đũa là không tránh được. Vì thế, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận và cũng buộc chúng ta phải sử dụng lực lượng khôn khéo. Tất nhiên, chúng ta không thể nào bỏ qua lực lượng nổi giận, vì nếu bỏ qua tức là bỏ qua một nửa hay một phần lớn tình cảm dân tộc, cái đó rất quý và phải được tôn trọng.

 

Chúng ta buộc phải nghĩ đến nó và phải tận dụng cả khả năng nổi giận lẫn khả năng khôn khéo của người Việt. Người Việt trong những lúc như thế này không đi làm cửu vạn để chở hàng lậu cho người ta nữa, đấy là một sự phấn đấu. Không lấy móng trâu móng bò bán cho người ta cũng là một sự phấn đấu. Những sự phấn đấu ấy cũng không hề dễ. Không phải chỉ có sự tràn ngập của một nền kinh tế hàng hoá rẻ tiền mau hỏng khổng lồ, mà còn có cả một âm mưu kinh tế rẻ tiền từ tất cả các lực lượng phi nhà nước của họ nữa.

 

Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình.

 

Về vấn đề biển Đông, chúng ta có nên tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nói cho thế giới biết quyền lợi của họ về kinh tế từ giao thương hàng hải sẽ bị ảnh hưởng khi Trung Quốc gây hấn ở vùng biển này?

 

Tôi làm nghề tư vấn, xúc tiến các mối quan hệ kinh tế quốc tế, tôi biết rất rõ rằng chúng ta là kẻ ít khả năng nhất để giải thích cho thế giới biết quyền lợi của thế giới. Lý do không phải họ nhìn thấy hết mà họ cấu tạo ra lợi ích. Chúng ta phân tích lợi ích như một thứ trời cho, như một thứ của rơi, còn họ cấu tạo ra lợi ích của họ thì làm sao lại phải giải thích cho họ? Thay vì đặt ra mục tiêu giải thích cho thế giới thấy lợi ích của thế giới, thì chúng ta phải học xem thế giới có những lợi ích nào và chúng ta có thể dựa vào những lợi ích ấy như thế nào để tìm kiếm sự đồng thuận của họ đối với vấn đề của mình.

 

Ông có nghĩ rằng việc tái cơ cấu kinh tế hiện nay cần được tiến hành song song với cải cách thể chế - như tinh thần thông điệp của Thủ tướng hồi đầu năm?

Tôi khẳng định lại là không thể nào có tái cơ cấu kinh tế nếu không tái cơ cấu thể chế, mà ở đây là cả thể chế chính trị chứ không chỉ có thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách chính trị là việc vô cùng khó. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để các công việc mới không trái với các tâm lý cũ. Có một số trí thức nói chính trị của chúng ta lạc hậu, nhưng nên nhớ rằng trí thức không lạc hậu nhưng trí thức thì bao giờ cũng ít. Sự không lạc hậu của một số ít không hề đảm bảo cho sự không lạc hậu của xã hội, mà các nhà lãnh đạo của chúng ta thì buộc phải cân đối sự bảo thủ của số đông với sự cấp tiến của số ít. Hơn nữa bản thân hệ thống chính trị của chúng ta cũng có những giới hạn năng lực của nó. Liệu nó có thể thực hiện, triển khai được tất cả những sự cấp tiến chính trị thái quá, vượt quá năng lực của nó không? Cho nên, tôi vẫn luôn nói rằng mức độ của cải cách bao giờ cũng gắn liền với năng lực chịu đựng của các lực lượng xã hội, trong đó có cả Nhà nước.

 









































 


 



Từ: Guest Nature
18/07/2014 11:10:26


Từ: Guest LamTB
17/07/2014 23:36:14

Quan hệ hai nước dù phức tạp thế nào thì ta phải sáng suốt thoát khỏi sự đô hộ về tư tưởng 



Từ: HienVC
17/07/2014 22:15:58

Hoàn toàn đồng ý với tướng Lê Văn Cương. 
Một ông tướng khác là trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng có ý kiến tương tự : " "Đừng ảo tưởng việc giàn khoan Hải Dương 981 rút về đảo Hải Nam là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình. Việt Nam cần phải tiếp tục kết hợp với quốc tế đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa". 
Có lẽ hai ông tướng bằng kinh nghiệm xương máu trong cuộc đời binh nghiệp của mình phát biểu như vậy là quá chuẩn rồi không còn gì phải bàn thêm nữa . 



Từ: PhongPT
17/07/2014 21:38:15



Cứ đau đáu Biển Đông, đánh lạc hướng thế nào cũng không sao nhãng được, đúng là con của Biển.




Từ: 3Chai
17/07/2014 17:03:37

Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, trả lời phỏng vấn VTC News 16/7/2014.


Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là họ thay đổi chiến thuật, thay đổi một phương thức hành động khác để đạt được mục đích của họ. Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định độc chiếm biển Đông. Mọi hành động, bước trước, bước sau đều được họ tính toán và lên kế hoạch từ trước.
Giàn khoan Hải Dương 981 thực ra chỉ là một con tốt đen của Trung Quốc. Việc họ hạ đặt trái phép giàn khoan này trong vùng biển nước ta là nhằm mục đích gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Với hành động này, họ như muốn loan tin (trái phép, khiến quốc tế hiểu lầm – PV) rằng, vùng biển mà họ đang hạ đặt giàn khoan là vùng biển của họ.
Sau khi hoàn thành mục đích “loan tin”, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan về nước. Điều này đã nằm trong kế hoạch của Trung Quốc đúng như truyền thông nước này trắng trợn tuyên bố giàn khoan đã “hoàn thành nhiệm vụ khoan thăm dò”.
Sau giai đoạn này, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động còn nguy hiểm hơn để chiếm vùng biển nước ta. Cụ thể, Trung Quốc sẽ quay trở lại vùng biển này, nhưng có thể không phải với giàn khoan Hải Dương 981 mà với các giàn khoan nhỏ khác và hàng trăm tàu đánh cá.
Trung Quốc rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển nước ta thực chất chỉ là việc kết thúc bước chạy rốt đa, kết thúc một khúc nhạc dạo đầu. Sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc mới thực sự thực hiện ý đồ chiếm vùng biển nước ta.
Hiện Trung Quốc sắp hoàn thiện việc xây dựng đảo Gạc Ma và đã lên kế hoạch xây dựng thêm đảo Chữ Thập. Theo kế hoạch của Trung Quốc, họ sẽ thực hiện việc bơm cát và xây dựng đảo Chữ Thập trong vòng 2 năm sắp tới. Sau khi hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa tới đây vài chục thanh niên nam nữ như một xóm chài, có nhà trẻ, có trạm y tế, có sân bay bến cảng… Căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương có cả tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến. Một hạm đội của Mỹ luôn thường trực tại đây. Theo kế hoạch của Trung Quốc thì họ sẽ xây dựng đảo Chữ Thập lớn gấp 4 lần căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Sau khi hoàn thành đảo Chữ Thập, cùng với đảo Gạc Ma, Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Nếu điều này xảy ra, vùng biển Đông sẽ bị Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn.
Việt Nam và các nước trong khu vực đang đứng trước một cuộc đấu tranh nhiều thử thách, nguy hiểm hơn với ý đồ thôn tính biển Đông của Trung Quốc.
Cho nên, có thể khẳng định, việc Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về vùng biển của họ không phải là dấu hiệu đáng mừng. Một cuộc đấu tranh thử thách hơn, nguy hiểm hơn đang đợi chúng ta ở phía trước. Quan hệ Việt – Trung sẽ còn phức tạp hơn trong thời gian tới.



Từ: Guest HuyTran
17/07/2014 11:07:24

Hình như tụi Tàu thấy hội KGÙ nhà mình ra nghị quyết về ủng hộ các chiến sỹ CSB đang bảo vệ biển đảo nên sợ quá rút luôn, hê hê.




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s