KGU Events >>Sự kiện
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 13 Tháng năm 2017

CHỐNG THAM NHŨNG Ở GRUDIA - MỘT THÀNH CÔNG




Tác giả: PhuongTT

Chống tham nhũng tại Grudia – một thành công

Nika Gilauri, Nguyên Thủ tướng Grudia-GEO (2009-2012)

Tóm lược bài nói chuyện tại ADB ngày 17/03/2017

 

Nika Gilauri là một lãnh đạo tài năng, đã đưa GEO trong vòng 8 năm từ một đất nước kém cỏi (failed state) trở thành một Quán quân (Champion) trong khu vực. Không những có tài lãnh đạo, ông còn thuyết phục người nghe bằng tiếng Anh lưu loát, với cách nói khúc triết, giản dị, dí dỏm, thẳng thắn và rất sắc bén trong trả lời các câu hỏi đặt ra. Ông sinh năm 1975. Quá trẻ: Khi bắt đầu sự nghiệp lãnh đạo cấp cao, Bộ trưởng Năng lượng, ông mới có 29 tuổi!

Mười ba năm trước ông nhậm chức Bộ trưởng Năng lượng (2004-2007) khi đất nước “nguyên sơ” như thời tiền sử, thường xuyên mất điện cả tháng. Sau đó là Bộ trưởng Tài chính (2007-2009) để tiếp nhận một ngân khố rỗng không. Rồi đến chức  Phó Thủ tướng thứ nhất (2008-2009) và Thủ tướng (2009-2012) khi đất nước có GDP tăng trưởng âm (-) 9%. Sau nhiệm kỳ của ông, GEO trở thành nước xuất khẩu năng lượng, GDP tăng 25% với mức tăng có năm cao nhất tới 12%, năm cuối nhiệm kỳ (2012) tăng +8%, và hiện tăng 5% ổn định trong 2 năm gần đây. Trước đây GEO đứng trong nhóm các nước tham nhũng cao như Philippines, Vietnam, Bangladesh v.v, nay chỉ xếp sau Mỹ và nhóm các nước trong sạch nhất như các nước bắc Âu, New Zealand, Hàn quốc, Singapore.

Vậy làm thế nào mà GEO lại có được những bước tiến thần kỳ như vậy dưới sự lãnh đạo của Gilauri? Câu trả lời là “Nếu không có tham nhũng thì tăng trưởng của toàn cầu sẽ gấp đôi” và “Chỉ cải cách mới mang lại phát triển”. Nhưng chống tham nhũng như thế nào và cải cách ra sao, đó mới là thách thức cho chính phủ. Dưới đây là những cách mà chính phủ của Thủ tướng Gilauri đã làm và những bài học ông rút ra để chia sẻ

Thứ nhất là Các quan chức phải đoạn tuyệt và cách ly với doanh nghiệp. Nếu trước khi bước vào “cửa quan” mà có cổ phần hay kinh doanh gì thì phải tuyên thệ từ bỏ hết. Chính phủ thiết lập 1 hệ thống để kiểm soát sự trung thực của cán bộ.

Thứ 2, Chính phủ phải được tổ chức và điều hành như 1 doanh nghiệp với CEO, nghĩa là lương thưởng theo trách nhiệm và thành tích, ai không làm được sẽ bị sa thải ngay lập tức. Rất hạn chế sử dụng lãnh đạo và nhân viên cũ vì họ vẫn giữ tư duy cũ và bám lấy hệ thống vận hành cũ như gia đình mình. Lương công chức rất cao để triệt tận gốc ý đồ tham nhũng mà đánh đổi lấy 1 công việc ổn định nuôi sống cả gia đình. Ví dụ, theo điều tra thì phần lớn những cơ quan thời trước chỉ có khoảng 5 cán bộ thực sự làm việc. Những người khác chỉ là khâu nối chạy đèn cù vòng quanh 5 người này. Vậy nên CP mới sa thải hết, chỉ giữ lại 5 người, hưởng lương của cả cơ quan ngày xưa. Một ví dụ khác là Cảnh sát giao thông. Toàn bộ cảnh sát bị sa thải trong 1 ngày. 3 tháng liền không có CSGT mà giao thông lại tốt lên. Một cơ quan mới được thành lập sau 6 tháng.  Trước đây bất kỳ một ai tham gia giao thông cũng phải tốn ít nhất $1/ngày cho CSGT, không vì bất cứ lý do nào. Nay CSGT là tổ chức đứng thứ 2, chỉ sau Nhà thờ, chiếm được lòng tin cao nhất của xã hội. Đây thực sự là những liệu pháp mạnh, có thể quá mạnh, và có thể là lý do mà CP của Gilauri đã thua trong cuộc bầu cử 2012. Bài học rút ra là CP cũng cần biết điểm dừng ở đâu trong các quyết sách cải cách của mình.

Thứ 3, Đơn giản hóa các thủ tục và luật lệ. Khẩu hiệu là “Đơn giản hóa chính là thủ tục thông minh nhất”. Đừng chờ CNTT phát triển và đừng ngụy biện là CNTT mới là đơn giản hóa. CNTT chỉ là bước thứ 2, là công cụ cho quá trình đơn giản hóa thủ tục. Thủ tục càng đơn giản, nhân viên càng không có kẽ hở để tham nhũng. Rất nhiều ví dụ cho việc này. Một trong các ví dụ điển hình là thủ tục hải quan. Nếu như năm 2004, xuất khẩu hàng đầu của GEO là sắt phế liệu, thì năm 2014 là oto, cho dù GEO không có công nghiệp sản xuất hay lắp ráp oto. Vấn đề là thủ tục hải quan cho xuất nhập xe ở GEO chỉ mất đúng 40 phút. Do vậy cả khu vực đổ về GEO để mua bán xe. Nhập, mua rồi xuất ngay lập tức. Kết quả là dịch vụ này đã tạo ra 20,000 việc làm và lượng thu thuế khổng lồ cho nhà nước. CP không mấy quan tâm là liệu hàng hóa kiểu này có phải thực sự đáng được gọi là “xuất khẩu thứ thiệt” không, vấn đề là mang lại nguồn thu và tạo việc làm trong nước, vậy là đủ đối với CP.

Thứ 4, Tạo lập một chính phủ vì dân phục vụ (citizen-oriented). CP không ôm đồm những việc dịch vụ. Chúng được thuê ngoài (outsourcing) làm tốt hơn và chuyên nghiệp hơn. Các công ty cung cấp dịch vụ được yêu cầu tuyển nhân viên trẻ, có tiếng Anh, năng động. Do vậy chất lượng dịch vụ được nâng cao rất nhiều, mang đẳng cấp quốc tế.

Thứ 5, Cải cách, tư nhân hóa và cổ phần hóa, tái đầu tư vào những lĩnh ưu tiên của cải cách về cơ sở hạ tầng. Chìa khóa thực hiện thành công việc này là cải cách đầu tiên ở hàng ngũ lãnh đạo các ngành và doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu các ngành đề xuất các dự án mới để CP xem xét đầu tư. Có mấy ví dụ được đưa ra. Trước hết là ngành Đường sắt. Vừa mới có ý định tư nhân hóa đường sắt thì nước láng giềng Azerbaijan đã nhào vào đặt giá cao bao nhiêu cũng mua. CP thấy nguy cơ rủi ro cao nên dừng ngay lại để tìm phương án khác. Lời giải rất đơn giản là không tư nhân hóa ngành Đường sắt nhưng buộc doanh nghiệp nhà nước này phải phát hành trái phiếu trên thị trường Châu Âu. Ngay lập tức, doanh nghiệp thay toàn bộ lãnh đạo, mọi thay đổi xảy ra chóng mặt: sạch sẽ, đúng giờ, an toàn.. theo đúng tiêu chuẩn Châu Âu. Ví dụ thứ 2 là cải cách giáo dục. Nguyên tắc đầu tư là “Tiền chạy theo sinh viên”. Nghĩa là thay vì cấp kinh phí cho các trường, CP phát voucher cho sinh viên (chu cấp học phí). Sinh viên có thể đi học bất cứ nơi đâu trong hay ngoài nước, bất cứ trường nào. Điều này tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các trường. Trường tốt sẽ có sinh viên đến và mang theo tiền đóng cho trường để sinh tồn. Trường kém sẽ phá sản tự đóng cửa. Sinh viên dễ dàng được nhập học, nhưng thi tốt nghiệp mới là quyết định. Ra trường sinh viên có được nhận vào làm việc hay không là phụ thuộc vào CV, bảng điểm và kết quả phỏng vấn việc làm. Vì vậy sinh viên phải chọn trường tốt, có tiếng tăm, chương trình đào tạo bài bản và toàn diện. Thêm vào đó hàng năm đích danh Tổng thống xếp hạng các trường: top 10% sẽ có giải thưởng, Hiệu trưởng các trường 10% cuối bảng sẽ bị sa thải. Ví dụ nữa là lĩnh vực Y tế chăm sóc sức khỏe, trong đó cải cách theo 3 hướng: thiết lập và các trung tâm y tế vùng theo nhóm (cluster) thay vì đầu tư dàn trải, tư nhân hóa, và áp dụng phương thức hợp tác công tư (PPP). An ninh năng lượng cũng là một lĩnh vực ưu tiên cao bị yêu cầu phải cải cách triệt để. Chính phủ GEO đã rất sáng suốt chọn ra những lĩnh vực ưu tiên cải cách, đặc biệt đối với chất lượng dân số và cuộc sống.

Như trên đã giới thiệu ông Gilauri còn tạo ấn tượng rất lớn khi nhanh chóng và sắc xảo trả lời các câu hỏi đặt ra.

Khi được hỏi ADB hay các nhà tài trợ khác có thể làm gì để giúp GEO và các nước nói chung, đấu tranh chống tham nhũng thành công

Trả lời: Có 3 yếu tố trong chống tham nhũng: (i) Chống tham nhũng phải được CP nhận thức như là căn bệnh nội tại, là vấn đề quốc gia chứ không được trông chờ cứu giúp bên ngoài, (ii) xã hội đã chán ngán và bất bình cực điểm với tham nhũng, và (iii) Lãnh đạo đất nước phải là người trong sạch với bộ máy giúp việc có năng lực. Nếu không có 3 yếu tố này, ADB hay bất cứ định chế tài chính quốc tế nào cũng không giúp được gì

Câu hỏi: Làm thế nào để thay đổi GEO từ một xã hội dựa trên văn hóa ứng xử (kiểu phương Đông) sang xã hội dựa trên luật pháp

Trả lời: Giáo dục và nhận thức, cộng với thành tựu kinh tế. Nếu như cách đây 10 năm hỏi các cậu bé muốn làm gì khi lớn lên thì hơn 90% sẽ bảo: muốn thành Đại gia (hay đứng đầu các tổ chức Mafia theo tiếng GEO), còn 99% các cô bé sẽ bảo muốn trở thành vợ của các Đại gia. Chỉ sau 6 năm, cũng với câu hỏi đó, các học sinh trả lời là muốn trở thành cảnh sát, luật sư, bác sỹ hay nhà ngoại giao. Rõ ràng xã hội đã thay đổi một cách căn bản.

Hỏi: Liệu chính phủ trong sạch mà ngài đã thiết lập có đứng vững được lâu? Liệu bao lâu nữa GEO sẽ được như Singapore?

Trả lời: Chắc chắn là có, dù hiện nay có Tổng thống và Thủ tướng khác. Một CP trong sạch nhận được sự tín nhiệm của dân thì xã hội sẽ không bao giờ quay trở lại để chấp nhận tham nhũng. Họ đã thấy sự khác biệt và họ không cho phép tham nhũng xảy ra nữa. Tôi tin tưởng rằng những cải cách tôi thực hiện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả. Nhưng CP mới cần tiếp tục cải cách, không bao giờ được phép thỏa mãn và dừng cải cách, phải cải cách những thứ đã được cải cách. Cải cách tạo ra thời cơ. Chỉ có cải cách mới có tăng trưởng. Hiện nay GEO đang tăng trưởng 3-4%/năm. Phải đạt mức tăng trưởng 7-8% thì mới có thể trở thành Singapore được

Xin cám ơn.

Số liệu và thông tin chi tiết tại www.reformatics.com

Sách tham khảo: Nika Gilauri, Practical Economics

 

Ghi chép: TS. Trần Thị Thanh Phương, Chuyên gia môi trường cao cấp, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)


Người post: PhuongTT

Ngày đăng: 13-05-2017 11:11






Xem 1 - 5 của tổng số 5 Comments

Từ: Guest Phạm thi Thơ
26/05/2017 19:05:32

Chị Thanh Phương cứ quan tâm đến Trang Wed của Hội thì khách như tôi đây cũng được nhờ. 


À lần đầu quen một người bạn mới ở Bình Dương, Bình Sơn, Quảng cách đây 2 năm, thì người bạn rất tự hào vì cùng làng với nhà thơ Tế Hanh, Bố Chị, người ấy còn nói thuộc bài Nhớ con sông quê hương, không tin thì đọc cho tôi nghe.



Từ: KhanhT
15/05/2017 15:21:16

@PhươngTT - Đơn thuốc hay đấy, gửi về cho lãnh đạo VN đi Phương (3 ông 1 bà), đúng là LĐ tập thể như HiênVC nói thì liệu có tiếp thu được không? Hay là phải lập lại thể chế như chuyên gia Nguyễn Sĩ Dũng nêu "...chúng ta lựa chọn mô hình thủ tướng chế thì người đứng đầu Đảng sẽ phải làm thủ tướng như ở Anh, ở Nhật… Nếu chúng ta lựa chọn mô hình tổng thống chế thì người đứng đầu Đảng phải làm tổng thống như ở Mỹ, ở In-đô-nê-xia..."



Từ: HienVC
15/05/2017 12:01:11

Mình đã đọc bài bày, hay. Nhưng v/đ là LĐVN có muốn đọc hay không và đọc xong có làm hay không, hay là đợi ra "Nghị quyết " tập thể rồi mới thực hiện " đúng qui trình" kiểu VN, sau đó rồi lại "rút kinh nghiệm, phê bình, kiểm điểm sâu sắc và cuối cùng là :


Bốn nghìn năm ta lại là ta,
Từ trong hang đá chui ra,
Hú lên một tiếng rồi ta chui vào 


 


 



Từ: Guest Nguoi Viet Nam
14/05/2017 14:24:11

Bạn ơi, nói chống tham nhũng ở VN mà buồn?


Phải nói đâu tiên: ai tham nhũng? Từ đó sẽ có câu hỏi tiếp theo: Ai muốn chống tham nhũng. Rồi câu hỏi tiếp theo sẽ là: Chóng tham nhũng dễ hay khó?


Có người nói, ở những nước đang phát triển, tham nhũng là bệnh đương nhiên phải có.


Nhìn sang TQ, rất gần VN, người ta "đả hổ, diệt ruồi" một cách có tổ chức. Còn ở VN?



Từ: ThoaNP
13/05/2017 18:41:12

Chỉ biết nói một câu: Em đúng là chuyên viên Word Bank nhiều năm liền. Cảm ơn bài phân tích của em.



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s