KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 19 Tháng một. 2018

HÀ NỘI NHỚ, HÀ NỘI MONG




Tác giả: LuongDT

 

HÀ NỘI NHỚ, HÀ NỘI MONG 

Lại một mùa xuân sắp về

                                            Đặng Thanh Lương

 

Cuối năm 1995 tôi lần đầu được bước tới nước Pháp. Không ngờ và thật may mắn cho tôi, người giúp tôi khám phá Pari ngày ấy lại chính là TS Chu Hảo- Thứ trưởng Bộ Khọc Công nghệ. Paris có cái gì đó đáng để chiêm ngưỡng, đáng để đến thăm và nghiên cứu. Người Paris sống khá thanh lịch, biết hưởng thụ và không vất vả như người Mỹ và cư dân một số nước phương Tây khác.

Hôm đấy là ngày thứ Bảy, Anh đưa tôi đến thăm tháp Eiffel. Ở đó tôi được leo lên các tầng cao của Tháp, phóng tầm mắt ngắm nhìn thành phố lúc trời chiều và khi ánh đèn hiện lên. Thật lung linh, thật huyền ảo và thật vĩ đại. Nhìn những đinh ốc tán trên Tháp mà thấy đâu đó sự gần gũi lạ thường. Giữa chốn phồn hoa ấy, tôi chợt nhớ về Hà Nội, nơi có cây cầu trăm năm tuổi, gắn trên mình đầy những vết thương chiến tranh, được làm bằng các rầm thép với hàng triệu chiếc đinh tán thành hàng thẳng tắp như trên tháp Eiffel này. Đó là công trình kiến trúc đặc biệt mang nhiều dấu ấn thời gian. Chiếc cầu đã tiễn đưa bao chàng trai Hà Nội lên đường đi đánh giặc cứu nước và cũng chính nơi những tên lính thực dân, giặc lái cuối cùng đã phải vác ba lô rút về nước sau thất bại Điện Biên Phủ trên không và trên cạn. Thật lạ, có một số “kiến trúc sư” lại gán cho công trình kiến trúc độc đáo này một cái tên rất miệt thị là “kiến trúc thực dân”. Tôi không hiểu nổi tại sao họ lại gọi như vậy? Với quan điểm ấy họ có thể coi bất kỳ di sản văn hoá nào như Vườn thượng uyển Luxembourg, Nhà thờ Đức bà, Cung điện Louvre, Đại lộ Champs-Élysées và Lâu đài Versailles đều là di sản văn hoá thực dân hay sao?

Cầu Long Biên 

Paris là thủ đô, hồi ấy, thường vào cuối năm, công nhân ngành vận tải hay tổ chức đình công. Tháng 12 năm đó, như thường lệ, đình công xảy ra trên toàn tuyến giao thông nội đô Paris: từ metro đến xe buýt, tầu điện và cả taxi. Tất cả đều tê liệt. Tôi phải đi bộ xuyên Bắc Nam Paris để đi làm. Trong những ngày ấy, giữa mùa đông lạnh giá, tôi được hưởng tình thân ái của Người Việt xa xứ khi tôi đợi tầu để về nhà. Chiều muộn, trời bắt đầu trở gió. Thấy tôi đứng lâu, một người đàn ông đứng tuổi, giọng trầm ấm hỏi: -“cháu đi về đâu?”- “Cháu đi về nhà” tôi đáp lại. Sau đó người đàn ông nói tiếp, Bác cũng đi về nhà nhưng không có tầu, nhà bác ở bên Bỉ. Sắp tết, bác sang đây thăm người bà con, nhà ở gần đây. Cháu có về ở tạm qua đêm nay không? Trời tối và gió lạnh, nhiệt độ hạ xuống mau lắm.  Tôi gật đầu và đi theo. Tôi được mời cơm cùng gia đình và được xếp ở cùng một giảng viên trường Kiến Trúc Hà Nội, sang thực tập. Không ngờ anh là một nhà Hà Nội học, anh kể cho tôi nghe về kiến trúc Hà Nội, những dãy phố đẹp của Thủ đô. Đặc biệt là những con phố bản sao hoàn hảo của những con phố nhỏ Paris. Tôi cảm ơn anh đã truyền cho tôi những cảm thụ về những nét đẹp cổ kính của Hà Nội mà không phải thành phố nào cũng có. Càng đi nhiều, tôi mới thấy yêu và nhớ Hà Nội. Với những con phố tím biếc mầu bằng lăng, những con đường đỏ rực hoa phượng, trắng buốt màu hoa sưa, thơm ngát mùi hoa sữa, thoang thoảng mùi hoa lan…Lang thang bên trời tây mà nhớ Hà Nội đến nao lòng. Có những con phố, những dãy nhà giống Hà Nội đến vô cùng làm cho ta có cảm giác đang lạc về phố phường Hà Nội với những gánh hàng rong, những mùi hương của cốm, của phở Hà Nội và bao nhiêu hương vị khác.

Tím biếc Bằng Lang

Trắng buốt hoa sưa

Hà Nội của ta cổ kính không chỉ bởi những đền chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XI-XII, mà còn bởi 36 phố phường xếp hình bàn cờ và những gánh hàng rong. Phố xá Hà Nội san sát là các cửa hàng, cửa hiệu và đặc biệt hơn là những quán ăn vỉa hè. Mà lạ thật, người Hà Nội vốn thanh lịch là vậy mà sao từ xưa cho đến nay vẫn có thú vui với những quán ăn vỉa hè được khắc hoạ bởi những cái tên cực kỳ dân dã như gánh phở húp, bún chử, phở cười, phở sướng, bún ốc Hồ Tây, bún chả Hàng Mành, Cầu Gỗ, chè bốn mùa Hàng Cân, quán Ông già (Hồ tây), lạc rang bà Vân v.v và gần đây, còn có cả bún chả Obama và bên cạnh có quán cafe ăn theo do ông chủ quán và gia đình có tấm ảnh chụp chung với Tổng Thống da mầu Hoa kỳ. Cái thú nhậu vỉ hè đó bây giờ đã lây sang cả khách du lịch. Nếu chưa thưởng thức được món nhậu vỉa hè thì chưa được coi là đã đến Việt Nam. Bây giờ có những góc phố khách du lịch ngồi ăn uống ở ngoài đường đông hơn cả ta. Thế mới biết sức ảnh hưởng của “dân…” mạnh đến nhường nào!

Nói đến gánh hàng rong, ta không thể không nhắc đến những gánh hàng hoa đủ mầu sắc, mùa nào thức ấy của Hà Nội.Thiếu vắng chúng chắc Hà Nội sẽ trở nên buồn tẻ và mất đi sự quyến rũ rất riêng biệt của mình. Tôi đã từng thấy cánh nhà báo, những khách du lịch say xưa ngắm và chụp hình những chiếc xe trở đầy hoa, đỗ trên các con phố, dừng bán ở đầu ô. Có lúc lại len lỏi trong các con hẻm xưa của Thủ đô. Hà Nội khoác trên mình tấm áo hoa đầy sắc mầu, không quá cao sang, không quá điệu đà mà rất bình dị như những thiếu nữ mặc chiếc áo quê ngày nào.

 

 

Không gian văn hoá ẩm thực của Hà Nội khá phong phú. Trong khi ấy, không gian văn hoá tinh thần lại rất thiếu và yếu. Các cụ có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ngày nay cái ăn không còn là nỗi ám ảnh như trước đây. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm tới đời sống tinh thần của người dân. Đáp ứng nhu cầu này, Chính quyền đã triển khai một số chương trình trong đó có dự án mở rộng khu phố đi bộ của Thủ đô. Một trong những kế hoạch triển khai là cải tạo các cổng vòm trên phố Phùng Hưng thành không gian văn hoá nghệ thuật giống như vòm cầu Issy Les Moulineaux nối vào Paris của Pháp. Cứ tưởng Hà Nội vào dịp năm mới sẽ được ngắm những bức hoạ về Hà Nội cổ nằm trong dự án “Bích họa trên phố Phùng Hưng” do Uỷ ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm phối hợp với chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UNHabitat) và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) tổ chức thực hiện. Ngày 4/11 những bức hoạ đầu tiên đã được triển khai.  Dự kiến trong vòng 2 tháng sẽ có 18 bức hoạ được hoàn thành để mừng năm mới.  Có những bức hoạ để lại cho tôi nhiều ấn tượng đó là bức hoạ về gánh hàng hoa (tranh mầu) và Cầu Long Biên (tranh mảnh ghép bằng các sợi dây điện).

Phố vòm cầu Issy Les Moulineaux, Paris

Phố vòm cầu Phố Phùng Hưng, Hà Nội

 

Đang hí hửng năm nay, Hà Nội có điều gì mới để khoe như năm nào Hà Nội có các “Gái” Công An  đứng chỉ đường trên các bục giao thông tại các ngã tư lớn của Thủ đô. Bông nhiên dự án “Các bức hoạ trên phố Phùng Hưng” bị tạm dừng do chưa được Hội đồng thẩm định phê duyệt mặc dù dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” đã được bàn từ năm 2015.

Bích hoạ phố Phùng Hưng

Bích hoạ phố Phùng Hưng

 

Tôi rất tiếc cho công sức của các hoạ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam đã vẽ lên những bức hoạ như vậy, họ đã dành nhiều tâm trí và tình yêu đối với Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta. Có lẽ họ phải rất yêu Hà Nội mới sáng tác ra những bức hoạ đẹp đến như vậy. Đứng trước các bức hoạ đang bị “bỏ hoang” ấy mà thấy trạnh lòng. Biết đến bao giờ Dự án cải tạo phố vòm Phùng Hưng mới được hoàn thành.

Năm mới sắp tới, tôi mong Hà Nội mình sớm có thêm nhiều không gian văn hoá nghệ thuật để đời sống tinh thần của người dân Thủ đô ngày càng phong phú hơn. Tôi  mong Hà Nội của tôi ngày càng trật tự, bình an và thanh lịch hơn.

 

Chúc mừng Năm mới!

 

Hà Nôi, Tháng Một 2018

Các ảnh minh hoạ trong bài lấy trên mạng

 

 

 

 

 

 


Người post: LuongDT

Ngày đăng: 19-01-2018 15:03






Xem 21 - 30 của tổng số 34 Comments



Từ: LuongDT
25/01/2018 19:30:03

 


Các bạn có biết có bao nhiêu bức tượng thần tự do có cùng xuất xứ từ Pháp không? nếu tôi không nhầm thì có 3 tượng thần tự do có chung một nguồn gốc. Sau này nhiều nước đã xây dựng nhiều phiên bản khác như ở Visnes (Na Uy), Leicester (Anh), Đài Bắc (Đài Loan), Tokyo (Nhật Bản) và cả Cần Đước, Long An, Việt Nam


1) Tượng Nữ thần Tự do (Liberty Enlightening the World, Pháp: La Liberté éclairant le Monde) là một tác phẩm điêu khắc tân cổ điển khổng lồ trên Đảo Liberty ở Cảng New York ở New York City, Hoa Kỳ. Tượng bằng đồng, một món quà từ người Pháp cho người dân Hoa Kỳ, do nhà điêu khắc Pháp Frédéric Auguste Bartholdi thiết kế và do Gustave Eiffel xây dựng. Tượng được hoàn thành ngày 28 tháng 10 năm 1886. Tượng này có chiều cao 46m.



2) Tượng Nữ thần Tự do thứ hai trên đảo Thiên Nga giữa dòng Seine ở Paris, Pháp, cao 11 mét



3) Tượng nữ thần Tự do thứ ba chỉ bằng 1/16 tượng chính, tức cao 2,85m, được đưa sang Việt Nam vào năm 1887




Thoạt đầu pho tượng này được xây dựng ở giữa vườn hoa Bốn tòa (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ), sau đó được chuyển lên nóc Tháp rùa và sau này lại được chuyển về vườn hoa cửa Nam. Do phần dưới bức tượng là chiếc váy đầm nên bức tượng lại có tên là tường "bà đầm xoè". Tượng Nữ thần Tự do tồn tại ở vị trí này đến tháng 7.1945 thì bị ông Trần Văn Lai, Thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, ký lệnh giật đổ. Ngày 1.8.1945. Số phận của bức tượng đến nay chưa được xác nhận chính thức. Có tin đồn: làng Ngũ Xã xin về để đúc một bức tượng khác. 


Số phận bức tượng Nữ thần Tự do ở Việt Nam lạ nhỉ?


 


 


 


 



Từ: HoaNT
22/01/2018 22:39:55

Cám ơn Thanh Lương đã ó nhuững tâm sự rất sâu lắng của một người sống và lớn lên và yêu Hà Nội. Mình cũng như bạn được lớn lên tại Hà Nội, lấy chồng là người Hà Nội gốc vànhà mình  được sống ở phố cổ hơn 20 năm. Hôm bán nhà ở phố Hà Trung con trai út tần ngần khóc mãi không muốn đi vì 2 thằng con nhà mình sinh ra và lớn lên ở phố cổ HN. Bây giờ mấy mẹ con mình vẫn tối nào cũng phải vòng quanh Bờ Hồ, phố cổ 1 vòng, mình vẫn quen đi chợ Hàng Da, Hàng Bè, các bà bán hàng ở những chợ này hầu như quen mình nên có hôm quên tiền cho nợ thoải mái. Mấy mẹ con mình thường xuyên lên phố cổ thưởng thức quà vặt: phở, bánh cuốn, bún ốc... Mình vẫn thích cùng các bạn CL 77 và người Kgu dạo chơi Bờ Hồ, Hoàng Thành, Công viên, Bãi đá sông Hồng ... để gặp gỡ, ăn quà Hà Nội rồi chụp những Allbum ảnh. Phải nói là chúng mình rất yêu Hà Nội, mong Hà Nội ngày càng đẹp, sạch sẽ, bình yên



Từ: LuongDT
22/01/2018 22:37:34

Cám ơn Ngọc đã làm rõ 



22/01/2018 22:27:34

Danh sách các cầu màEiffel thiết kế, có 2 cầu của VN, nhưng ko phải là cầu Long Biên.


(Nguồn Wikipedia, tiếng Việt)




Cầu Trường Tiền





Cầu Eiffel tại Caminha




Birsbrücke, Münchenstein, Thuỵ Sĩ sụp đổ ngày 14 tháng 6 năm 1891 làm hơn 70 người thiệt mạng. Xem Thảm hoạ đường sắt Munchenstein.
Cầu qua the Schelde tại Temse, Bỉ
Cầu Abu El-Ela tại Cairo, Ai Cập
Cầu cạn Garabit
Cầu sông Garonne gần Bordeaux là dự án đầu tiên của Eiffel ở tuổi 25.
Cầu Maria Pia (Cầu cạn Porto)
Cầu Đường sắt gần Constitución, Chile
Cầu cạn Souleuvre
Cầu Eiffel tại Bến du thuyền ở Viana do Castelo là một dự án của Gustav Eiffel từ năm 1878.
Cầu Eiffel tại Zrenjanin bị tháo dỡ trong thập niên 1960 và hiện đang được xây dựng lại.
Cầu Đường sắt qua sông Coura tại Caminha, Bồ Đào Nha.
Cầu đường (D50) qua Sông Lay tại Lavaud  Vendee, Pháp
Cầu Trường Tiền trên sông Hương, Huế, Việt Nam.
Cầu Ghềnh và Cầu Rạch Cát, Đồng Nai, Việt Nam.
Cầu Troitsky (Chúa ba ngôi) tại St. Petersburg, Nga
Cầu Quezon tại quận Quiapo, Manila, Philippines



Từ: LuongDT
22/01/2018 19:09:54

Thực ra anh cũng ko phải chuyên gia trong lĩnh vực này. qua các tài liệu người ta nói: Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, không có chữ ký nào là của Eiffel.


Trong bài"http://kientrucsuvietnam.vn/nguoi-thiet-ke-cau-long-bien/" có đoạn viết "3. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là công bố và giới thiệu tài liệu lưu trữ. Trong dịp kỷ niệm 999 năm Thăng Long – Hà Nội vùa qua, chúng tôi có sự phối hợp với Trung tâm Văn hoá Pháp tại Hà Nội – Đại sứ quán Pháp và Tổng cục Lưu trữ Pháp tổ chức Triển lãm Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội (1875 – 1945) từ ngày 1/10 đến ngày 16/10/2009 tại 24 phố Tràng Tiền. Trong số các tài liệu lưu trữ đưa ra Triển lãm mà chúng tôi đã lựa chọn để trưng bày có 2 bản vẽ thiết kế cầu Long Biên với những chữ ký gốc của các kỹ sư Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Chúng tôi cũng đã phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới để in cuốn sách các tài liệu lưu trữ của cuộc Triển lãm này. Cuốn sách và cuộc Triển lãm của chúng tôi đã được nhiều người xem, các kiến trúc sư cũng như các nhà nghiên cứu đánh giá cao về nội dung. 


Lê Huy Tuấn (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)"


Có 6 nhà thầu tham gia đấu thầu dự án xây dựng cầu Thăng long.


Thế mới biết mới chỉ có khoảng trăm năm mà  việc xác định một sự kiện lịch khá đơn giản như ai là người thiết kế cầu Long Biên vẫn còn phức tạp như vậy nhỉ.


 


 



22/01/2018 18:29:10

Em chỉ nghe nói về tác giả thiết kế là ông Eiffel, nguồn từ đâu ko rõ.


Tuy nhiên khi anh nói về nhà thầu thì cũng ko rõ tác giả thiết kế là ai. Theo hiểu thông thường, nhà thầu là người thi công, ko có nghĩa là nhà thiết kế. Ở VN mọi công trình x/d chia 2 giai đoạn độc lập: thiết kế và xây dựng, và thường là 2 nhà thầu khác nhau.



Từ: LuongDT
22/01/2018 14:49:34

@ HT Ngọc, Liên quan tới ai là là tác giả cầu Long biên có rất nhiều người và bài báo đã nhầm và cho rằng kiến trúc sư Gustave Eiffel là người thiết kế cầu Long Biên. Trên thực tế "Gustave Eiffel đã từ chức và rút lui khỏi công ty của mình (Compagnie des Etablissements Eiffel) vào ngày 14 tháng 2 năm 1893, trước khi ý tưởng xây dựng cầu Long Biên được đề xuất. Sau khi Eiffel từ chức, công ty Compagnie des Etablissements Eiffel của ông đã đổi tên thành La Société Constructions Levallois-Perret, và do Maurice Koechlin làm Giám đốc điều hành.Năm 1897, khi đấu thầu xây dựng cầu Long Biên, công ty Levallois-Perret là một trong sáu nhà thầu tham gia nộp bản vẽ thiết kế, nhưng không trúng thầu. Công ty Daydé & Pillé mới là nhà thầu đã trúng thầu".



Tấm biển ghi tên nhà thầu Daydé & Pillé được gắn trên cầu Long Biên



Hình ảnh cây cầu ngày ấy.



Từ: ThoaNP
22/01/2018 11:13:36

@Hội Trưởng: Mình cũng yêu Hà Nội và cả SG nữa. Tình yêu với Hà Nội đằm thắm, với SG thì cũng rất yêu, cuộc sống nơi đây sôi động, cởi mở và rất bao dung. Vì vậy mình thấy câu HT viết "HN có chiều sâu văn hóa hơn nhiều so với SG, về ẩm thực, hội họa hay âm nhạc. Ví dụ có hàng trăm bài hát về HN, nhưng với SG con số đó không quá 10." có vẻ không ổn lắm. Nó không sai, nhưng không nên so sánh như vậy. Cũng như không thể nói một bông hồng diễm lệ và đóa cúc họa mi ven đường, ai đẹp hơn. Cuộc sống thật đáng yêu chính vì sự đa dạng.


Có 1 người quen mình nói "Ở Hà Nội phải là người Hà Nội gốc mới được xem là người Hà Nội, còn ở SG dân tứ xứ đến ở đều được xem là người Sài Gòn". Đấy cũng là 1 kiểu so sánh nữa, mà mình cũng không đồng tình, dù biết nó chẳng sai.


Trên trang web này, có bạn đã từng ngụ ý mình là người ba phải. Có lẽ điều này đúng. Nhưng mình nghĩ đó không hẳn là ba phải, mà là chấp nhận (yêu mến) con người, sự việc như nó vốn có.



22/01/2018 07:19:58



Chào anh Lương, một nhà Hà Nội học của KGU Đầu năm có bài của anh về HN làm web KGU thêm màu sắc văn hóa.


Em xin bổ sung là Cầu Long Biên cũng do ông Eiffel thiết kế, và là một trong những cầu đẹp của thế giới. Rất tiếc không quân Mỹ đã đánh gãy nhiều nhịp cầu. Nghe nói Pháp đã có ý định phục chế cầu Long Biên, với đ/k cây cầu sẽ mang tên cũ, Pont Doumer, tên của một ông toàn quyền Pháp (và sau đó trở thành Tổng thống Pháp). Tất nhiên phía VN không đồng ý. Thật đáng tiếc chỉ vì quan điểm chính trị mà cầu Long Biên không được phục chế


HN có chiều sâu văn hóa hơn nhiều so với SG, về ẩm thực, hội họa hay âm nhạc. Ví dụ có hàng trăm bài hát về HN, nhưng với SG con số đó không quá 10.


 


 



Từ: LuongDT
21/01/2018 15:31:00

 


 


Ai đến Hà Nội dù chỉ một lần cũng sẽ yêu từng rặng cây, con phố của Thủ đô thôi chị Thoạ ạ.Nếu có thời gian vào dịp tết ta còn đi chợ hoa nữa. Có lẽ ít có thủ đô nào lại có chợ như vậy trong phố như Hà Nội của mình. 


 


 


 


 





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s