KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 08 Tháng mười. 2017

Là ai?




Tác giả: PhongPT

Sỏi 62

 

Hằng bậy dậy, có cái gì đó thôi thúc, cô chạy tới bàn mở quyển sổ ra và viết nhoay nhoáy. Có một ý tưởng phải ghi lại ngay, cô biết cảm giác tiếc nuối như thế nào khi bỏ lỡ một điều gì đó. Cô thích cái sự vội sống này.

Hằng nhớ lại quãng thời gian đằng đẵng đi làm công sở trước đây mà ngán ngẩm. Sáng tỉnh dậy, cô thở dài: „Lại một ngày nữa“. Lặp đi lặp lại mấy thao tác, rồi lao ra đường chen chúc với giao thông để đến cơ quan. Rửa cốc chén, pha ấm trà, nói cười ròn tan mà lòng trống rỗng. Thủng thẳng soạn đồ thí nghiệm, pha cái nọ, rót cái kia, đo đo đếm đếm, tính tính toán toán... Một công việc ổn định, một đời sống dễ dàng, còn cần gì hơn nữa. Hằng thấy mình bị mọc rêu trong cái sự ổn định ấy, vì cô biết có nhiều điều cần thay đổi.

Hằng tìm đọc, trầm ngâm, và loay hoay thử nghiệm. Một hôm Hằng gặp thủ trưởng đề xuất ý kiến, ông ấy lơ đãng nghe rồi bảo: „Cô hâm à? Ôm rơm nặng bụng“. Trở về với công việc thường nhật, Hằng thấy mình chẳng khác gì một cây cỏ tranh trong đám cỏ tranh, gió thổi đằng đông thì dạt đằng đông, gió thổi đằng tây thì dạt đằng tây. Một ý nghĩ thoáng qua, chẳng may có đốm lửa rơi vào thì sao... Không, Hằng không phải là cây cỏ tranh, cô biết điều đó. Vẫn chăm chỉ hoàn thành mọi việc tẻ nhạt ở mức đáng khen, mà trong đầu Hằng cứ nung nấu về những điều... hâm dại. Một hôm, thủ trưởng ngạc nhiên thấy cô xin nghỉ việc: „Sao lại nghỉ? Ở lại làm việc chứ, việc nhiều người mơ đấy“. Ồ không, đáng lẽ phải nghỉ 5 năm trước, hay 10 năm trước cơ, cô nghĩ thầm. Nhưng Hằng hèn, cô không dám.

Sau đó là những ngày trăn trở, mông lung, thử nghiệm, thất bại, hoang mang. Rồi từ đống hỗn độn đó, cô định hình được con đường của mình và hân hoan tiến bước. Bây giờ nhiều người vẫn nhìn Hằng như trước: „Hâm! Cái thân làm tội cái đời“. Với Hằng những thứ hỗn độn đó là những thứ cô cần phải có, phải trải qua để thực sự sống. Nhưng nhiều người lại sợ... sống, tồn tại là đủ.

Hằng thì thích sống, thích là chính mình.

 


Người post: PhongPT

Ngày đăng: 08-10-2017 09:09






Xem 11 - 20 của tổng số 59 Comments



Từ: Guest Nature
16/10/2017 00:06:51




Sống thật








 




Từ: Guest Pt Thơ
15/10/2017 23:22:25

Xin cảm ơn chị Phong. Góp ý của bạn NguoiKGU là rất tốt, nhưng đứng về mặt tấm lòng thì em cảm thấy bạn này hơi hẹp lượng.



Từ: PhongPT
15/10/2017 22:47:27



Các bạn rất khác nhau, Ếch Xanh nhìn thấy như vậy. Nhưng các bạn nói chuyện với nhau từ tốn vì một mục đích chung: làm cho trang web tốt hơn. Tôi thấy ấn tượng về điều này. Cá nhân tôi nghĩ là nên giữ lại tất cả các còm làm kỷ niệm, để bạn Thơ rút kinh nghiệm, để bạn khác tham khảo cách góp ý của bạn NguoiKGU: nghiêm khắc và hòa nhã.




Từ: Guest Pt Thơ
15/10/2017 22:17:19

Xin Admin giúp cho, có lẽ chị Phong không giúp được, nhờ bạn Admin gỡ 2 comment: Guest "Nhà văn Trần Quốc Toàn" xuống. Cũng xin giới thiệu bài viết đó được nhà văn Trần Quốc Toàn chia sẻ trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số tháng 11 (343) năm 2015. Xin cảm ơn và thành thật xin lỗi. Nhập gia thì phải tùy tục.



Từ: Guest Pt Thơ
15/10/2017 21:53:50

Bạn NguoiKGU. Xin cảm ơn bạn đã góp ý. Thật tôi không biết điều này. Vậy em nhờ chị Phong rút hai comment này xuống được không ạ. Em xin cảm ơn.



Từ: Guest NguoiKGU
15/10/2017 21:38:14

@Thi Tho (To Thi Dung, Tràng Thi...): cám ơn bạn đã đến với KGU 3 năm qua. Ba năm rồi, lẽ ra bạn nên biết là nên mang gì đến KGU, cái gi thì không. Nhiệt tình là quý lắm, nhưng...Ví dụ bạn vừa đưa vào KGU mấy cái còm của bạn, nhưng nội dung lại về ông nhà văn Trần Quốc Toàn nào đó. 1 Com thôi thì có thể , nhưng vài cái một lúc thì ngán thật. Vài lời góp ý, xin cáo lỗi. 


 


 



Từ: PhongPT
15/10/2017 20:14:18



Vâng. Viết là gian nan, nhưng nó lôi cuốn, nó hành người ta như một nghiệp chướng. Viết lách có thể tàn phá cơ thể bạn. Bạn ngồi trên ghế hàng giờ và đổ tận lòng dạ để viết được vài chữ [Norman Mailer].  Bạn phải sống đẹp, sống thật, sống nhiều cuộc đời. Viết cho người có lẽ là đau khổ, nhưng viết cho mình chắc chắn là thú vui.




Từ: Guest Pt Thơ
15/10/2017 19:46:27

Câu"Văn là Người" của chị Phong thật hay và sâu sắc quá. Bài viết "Những ông thầy dạy nghề TRONG LÀNG VĂN" của Nhà văn Trần Quốc Toàn chia sẻ với bạn đọc hay quá, nên em gửi vào đây để ai chưa có dịp đọc sẽ đọc.



Từ: Guest Nhà văn Trần Quốc Toàn
15/10/2017 18:09:19

   2. Nhà giáo ưu tú, nhà văn Đặng Hiển, lại có cách dạy nghề văn theo nhóm.


 


   Năm 1960, Báo Người Giáo viên Nhân dân tổ chức Cuộc thi Viết văn thơ về đề tài thầy giáo và nhà trường. Thầy Đặng Hiển, đang dạy học tại trường cấp III Vân Đình, Hà Tây (nay là Hà Nội) đã phát động cuộc thi hưởng ứng ngay tại trường mình dạy, chọn thơ hay của học trò và của thầy tham gia. Kết quả là thầy giáo Đặng Hiển và trò Đỗ Quyết học sinh lớp 9 cùng được giải khuyến khích, được mời về báo nhận giải. Và nhóm hai người hình thành từ đây.


 


   Thầy Đặng Hiển kể về học trò mình:


 


   Do hoàn cảnh gia đình, Quyết phải lo kiếm sống không học hết đại học. Nhưng em vẫn sáng tác với bút danh Đàm Khánh Phương. Em đã tặng tôi vài tập thơ và tôi đã viết bài giới thiệu thơ em: "Tôi là thầy hạnh phúc / có những học trò hơn mình". Mừng nhất là năm 2012 tôi đã được dự lễ kết nạp học trò Quyết vào Hội Nhà văn Việt Nam.


 


   3. Người viết bài này chưa một lần được dự Đại hội Nhà văn trẻ, chưa được học bồi dưỡng người viết văn trẻ của Hội Nhà văn (lớp Quảng Bá), nhưng cứ viết và cho tới năm gần bốn chục tuổi, đang dạy học dưới Đồng Tháp thì cũng được kết nạp vào Hội và trở thành "nhà văn có thẻ". Chưa một lần như vậy nhưng sự truyền nghề trực tiếp từ các nhà văn bậc thầy, nhà văn đàn anh thì rất nhiều. Hồi còn dạy học ở trường cấp III Sơn Tây (ngôi trường tính đến nay đã có sáu nhà văn đã từng học hoặc dạy tại đây), viết được bài thơ mới, tôi lại chạy tới nhà viết kịch Nguyễn Khắc Dực (cháu họ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, cha nhà thơ đoản mệnh Nguyễn Lương Ngọc) để đọc, nghe nhận xét và uống ké một tuần trà. Có khi hứng còn đạp xe xuống Hà Đông làm việt này với nhà thơ Trần Lê Văn. Những ngày ấy đạp xe chở nhà thơ Hoàng Tố Nguyên để đi ké những chuyến thực tế văn chương cùng với ông thì thường xuyên lắm. Nhờ dạy học ở xứ Đoài, tôi còn có dịp "thọ giáo" tác giả Đôi mắt người Sơn Tây, đô con nhưng hiền khô - nhà thơ Quang Dũng (Gia đình ông sơ tán về vùng này hồi Mĩ phá hoại miền Bắc). Được Quang Dũng biết cho nên lần đầu có thơ in trong sách của NXB Văn học, lên lĩnh nhuận bút, chưa có chứng minh nhân dân, tôi được ông "bảo lãnh" để có thể kí sổ, bên chữ kí của nhà văn tên tuổi! Trong cách nhìn của tôi việc học nghề văn mang tới nhiều kết quả chính là cách học truyền nghề như thế. Cho đến khi mình có chút nghề thì dù mới ngoài hai mươi tuổi, việc truyền nghề cũng được đến tay. Còn nhớ, vào những năm 70 của thế kỉ trước, cứ hè tới là Bế Kiến Quốc (cán bộ Sở Văn hóa) mở các trại viết cho thiếu nhi và tôi cũng được dạy ké vào đấy. Nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Lương Ngọc, một trong những người tiên phong đổi mới thơ Việt, đã bắt đầu vẽ và làm thơ từ một trại như thế.


 


   Bạn học cùng trường viết văn Nguyễn Du với Ngọc là nhà thơ Thu Nguyệt lại có với tôi một kĩ niệm học nghề khác. tại Đồng Tháp trong dịp Sở Văn hóa mời các nhà văn trong Hội Nhà văn Việt Nam xuống cùng thâm nhập thực tế, tìm đề tài viết với anh em viết văn cấp tỉnh, Thu Nguyệt, Hoàng Kim, Thành Vạn, Bế Kiến  Quốc, Nguyễn Duy và tôi cùng ngồi trong một chiếc xe zeep chạy hết tốc lực. Xe đang chạy chữ nhất bỗng chuyễn sang chữ chi, hất tất cả xuống đồng nước nổi Lấp Vò. Lóp ngóp bò được dậy, Nguyễn Duy đã ứng khẩu ngay, dù ai buôn đâu bán đâu, mười một tháng bảy giỗ nhau thì về! Nếu không có chuyến xe học nghề "lóp ngóp" như thế, nếu không có dịp, vừa đi vừa học với Nguyễn Duy, Bế Kiến Quốc như thế, chắc gì Đồng Tháp đã có những nhà văn, nhà thơ Trần Quốc Toàn, Thu Nguyệt ngày ấy, rồi Thai Sắc, Nguyễn Hữu Nhân bây giờ!


 


   Cũng như bất cứ nghề nghiệp nào khác, học thầy không tày học bạn. Trong cách học này, riêng tôi học được ở bạn văn Bế Kiến Quốc rất nhiều. Năm 1970, Quốc là cán bộ phòng sáng tác Sở Văn hóa Hà Tây. tôi là một giáo viên dạy trường huyện, Bất  Bạt rồi Sơn Tây. Biết tôi có viết văn, Quốc tìm đến động viên một cây bút nghiệp dư. Động viên nhiệt tình đến mức chép thơ tôi gửi dự thi báo Văn nghệ, vì chữ tôi quá lem nhem. Nhờ chữ Quốc mà tôi được giải. Bản thảo đầu tiên tôi trình làng đã qua tay Quốc như thế. Quốc thành bạn. Dù Quốc tới cơ sở (Sơn Tây) với tôi hay tôi lên "trung ương" (Hà Đông) với Quốc thì chúng tôi đều viết chung một bàn, ngủ chung một giường đơn phòng tập thể. Rồi hai bạn văn chúng tôi thành học trò của một bạn văn khác.


 


   Cho tới hôm nay tôi vẫn học các bạn văn bằng cách mỗi số bán nguyệt san Tài Hoa Trẻ, bình thật kĩ lưỡng một truyện ngắn mà các bạn từ khắp nước gửi tới. Còn việc dạy thì mỗi tuần một lần tôi tới câu lạc bộ Bút Mực Tím Q.5 TP.HCM, cùng viết truyện, làm thơ với các bạn quàng khăn đỏ."



Từ: Guest Nhà văn Trần Quốc Toàn
15/10/2017 16:32:16

"   1.Những người viết văn, học nghề như thế nào? Khi còn là phóng viên một tờ báo thuộc ngành Giáo dục, tôi từng hỏi nhà văn Nguyễn Khải câu này, hỏi trong quán cà phê ông mở ngay nhà mình, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh. Trong câu trả lời, Nguyễn Khải đưa ra cả một danh sách các ông thầy. Ông nói: "Tôi đã ngồi liền một ngày nghe và ghi những điều nhà văn Kim Lân dạy mình về thú chơi cây cảnh. Chẳng giấu gì, cứ mỗi khi cạn chữ tôi lại lấy Nguyễn Tuân ra đọc. Tôi phục nhất Chùa Đàn. Cụ Nguyễn dạy mình biết nâng cái nghề viết lên thành một tôn giáo, câu chữ là thánh thần chứ không phải tay sai để nhà văn sai vặt. Có chữ chưa đến lượt mình dùng, phải chờ lúc đủ tài đức.


 


   Ông Tô Hoài lại là bài học một đời tận tụy với nghề, ngày nào cũng phải đọc, phải viết. Những người viết sau mình cũng có thể là thầy mình. Mình phải viết sao đừng để quá thua kém Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh. Tôi còn mang giấy bút vào học trong thực tế. Tôi ra đảo, vào trại, làm quen với giáo dân, hỏi chuyện các phạm nhân... những việt ấy chính là học cuộc sống mà làm văn chương. Nhà văn giỏi đến đâu thì những điều anh ta tưởng tượng ra vẫn rất nghèo nàn so với cuộc sống. Có điều kiện là tôi đi thực tế. Cho đến bây giờ đã lên lão rồi vẫn mơ những chuyến đi. Về xã tôi có Tầm nhìn xa, tới nông trường thì viết được Mùa lạc. Ngay khi ghi chép chuyện nhà mình, ghi chép ấy cũng có thể thành tiểu thuyết, đó là trường hợp tôi viết Gặp gỡ cuối năm".


 


   Để nêu gương cầu thị trong việt học nghề văn, Nguyễn Khải còn kể: "Tôi vào bộ đội khi còn trẻ. Mặc áo lính mà học viết văn. Mùa đông năm ấy, đơn vị cử tôi đi thực tế cùng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng một người đã rất nổi tiếng, lại là thượng cấp với mình. Sướng quá, vừa gặp tôi đã đưa cái kí mới viết nhờ đọc rồi quẩy gánh gạo mắm theo liền". Về những ngày truyền nghề này, chính nhà văn Nguyễn Huy Tưởng kể lại trong một bài báo: "Nguyễn Khải, hiền lành, thành khẩn đưa Nam Cao phê bình mấy truyện ngắn vừa viết... Cùng đi đường ra Nho Quan với tôi, Lê Mai loắt choắt, Nguyễn Khải cao gầy, áo hai anh nhiều chỗ vá. Chợ đẹp như sao sa, hai anh đi vào trong bóng tối. Trước mặt các anh, không xa mấy, đã là đất địch, thế giới của càn quét, của bóc lột, của tàn sát, của ngục tù. Chúng ta hứa với nhau công phá những ngục tù ấy, đem trở lại đó tự do và tình yêu". (Văn nghệ, số 33, 1-11-1951).





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s