Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 |
Tổng số lần xem: 13068 - Tổng số hồi đáp: 35




Posted By: NgaHT on 14/03/2011 08:54:28


Thiên tai là vấn đề mà cả nhân loại lo sợ. Càng ngày, càng nhiều thảm họa tàn khốc. Nhìn thấy nước Nhật gánh chịu động đất, sóng thần mà ai cũng thấy xót thương và lo sợ. Rồi đây, trong tương sẽ sảy ra những thảm họa gì nữa đối với trái đất và với chúng ta? Nhưng chắc chắn rằng, thảm họa sẽ còn tiếp diễn.

Xót thương cho người dân Nhật bản, những người đã hứng chịu hậu quả nặng nề của động đất, chúng ta cùng cầu mong cho những người chết được siêu thoát và đất nước Nhật Bản mau chóng phục hồi

Trở về đầu




Posted By: LienTP on 13/03/2011 22:15:26


Động đất và sóng thần ở Nhật bản thật sự thảm khốc. Nhìn ảnh chắc không ai cầm lòng được. Mình cũng đã từng chứng kiến động đất nhỏ ở Ki si nhop, ở Tsukuba, Thường chỉ bị rung nhẹ, cốc tách trên bàn dịch chuyển, nhà rung và chao đảo, nhưng mọi người đã thấy hết hồn, tìm cách chạy khỏi nhà càng nhanh càng tốt.

Rất may là các thầy, đồng nghiêp, bạn bè ở Nhật Bản đều đã trả lời  làm mình yên tâm hẳn.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 13/03/2011 22:10:48


Thật khâm phục nếp sống có văn hóa của nhân dân Nhật Bản. Tai họa như vậy mà mọi người vẫn bình tĩnh xếp hàng gọi điện thoại, xếp hàng lên xe ô tô . . . . .Nếu thảm họa mà xảy ra ở Việt Nam thì không biết mọi người xô đẩy, chen nhau như thế nào?

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 13/03/2011 09:17:27


Tôi đã từng sống và làm việc ở Nhật gần 4 năm, gắn bó với Đất nước và Con người Nhật hơn 30 năm qua (năm 1987 tôi bắt đầu quen Thầy Chikafusa Fukazawa tại Đức, năm 1989 tôi sang Nhật làm Postdoc tại Phòng thí nghiệm Công nghệ gen, Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia của Thầy). Tôi đã nhiều lần "nếm trải" thế nào là động đất, chủ yếu là nhẹ, nhưng có lần khá mạnh, rơi hết đồ đạc, nứt cả tường nhà phòng thí nghiệm, nhưng vẫn không sao. Phải nói là Nước Nhật, người Nhật đã chuẩn bị đối phó với động đất thật sự kỹ càng, không ai có thể làm tốt hơn. Cứ xem họ xây nhà thì ngành xây dựng của ta phải "khóc thét": sắt thép kiên cố như thế nào, trần tường nhà bằng vật liệu nhẹ, cửa thang thoát hiểm khắp nơi, hệ thống báo chữa cháy hiện đại nhất...Ở Tokyo, tôi đã từng đi thăm 1 tòa nhà tháp đặc biệt mấy chục tầng, nghe nói nó được tính toán cho siêu động đất, nếu xảy ra thì  tòa nhà cũng chỉ "uốn éo' như cô gái múa bụng... 

Nhưng động đất lần này quá kinh khủng, lại xảy ra ở ngoài khơi nên kèm sóng thần, thiệt hại về người chủ yếu do sóng đánh vào những vùng ven biển và cuốn trôi hết cả. Thầy tôi quê ở Sendai (Tiên Đài) một thành phố rất đẹp, tôi đã nhiều lần đến đó. Tại đây có Đại học Tohoku (Đông Bắc) là một trong mấy trường TOP 5 của Nhật, bạn thân của tôi là TS. Watanabe đang làm ở đây. Đường đi Sendai qua Fukushima (Phúc Đảo), nơi tâm chấn của trận động đất. Nay toàn bộ vùng Đông Bắc này bao gồm Sendai và Fukushima bị tàn phá nặng nề...

Hai hôm nay, tôi chủ yếu ngồi viết email thăm hỏi Thầy, bạn và đồng nghiệp Nhật Bản. Phòng tôi có Hải Hà - nữ tiễn sỹ trẻ đang làm Postdoc tại Đại học Tokyo và Viện Nghiên cứu Lý -Hóa nổi tiếng (RIKEN). Đêm qua thật sự thở phào nhẹ nhõm khi nhận được thư của GS. Yusuke Nakamura, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hệ gen người,  ĐH Tokyo (nơi Hải Hà đang làm việc). Thầy cho biết: Mọi người khỏe, chỉ có một số đồ đạc bị hư hại. Trong số các Thầy, bạn thì có người đã trả lời, có người vẫn chưa. Tôi vẫn đang sống trong tâm trạng đau buồn, lo lắng, bồn chồn trước thảm họa kinh hoàng đối với một Đất nước và Con Người mà tôi thực sự yêu mến và gắn bó từ lâu.           

Trở về đầu




Posted By: Khửu on 12/03/2011 22:52:49


Trận động đất lớn kéo theo sóng thần tàn phá Nhật Bản, và câu hỏi là người ta có thể làm gì để loại trừ nguy cơ sóng thần cho một nước? Sau đây là ý kiến của 1 số chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp cho việc phòng chống sóng thần (Tsunami) như sau:

Vụ việc là minh họa đáng sợ cho sự yếu ớt của con người trước thiên nhiên, và trận sóng thần vừa ập vào bờ biển Nhật Bản cho thấy sự khó khăn trong chuẩn bị trước thảm họa chết người như vậy, kể cả với một quốc gia giàu có.

Theo TS Tiziana Rossetto là giảng viên về công trình chống động đất tại University College London, các biện pháp phòng ngừa bao gồm thiết kế nhà chịu được sóng đập hay các hệ thống cảnh báo sớm, kể cả chương trình giáo dục và chiến lược di tản.

Nhưng bà cảnh báo: "Hệ thống cảnh báo sớm hữu hiệu tới đâu còn phụ thuộc vào chuyện sóng thần có xa hay không, vì nếu quá gần thì sẽ không hiệu quả cho lắm."

Đối đầu với các lực thiên nhiên không thể dừng được như sóng thần - cơn sóng lớn do các chuyển động như động đất dưới đáy biển gây ra - thì cách tốt nhất là di dời dân chúng vào bờ và lên cao càng sớm càng tốt.

Các hệ thống cảnh báo tinh vi trên thế giới có thể phát hiện sóng thần bằng đầu cảm ứng.

Các quốc gia sau đó dùng tin tức trên truyền hình và truyền thanh, cũng như hệ thống loa để cảnh báo dân chúng. Tuy nhiên, như trong trường hợp sóng thầnở Nhật Bản, khi động đất xảy ra rất gần bờ biển thì chính quyền chỉ có từ 5' đến 10' để cảnh báo dân chúng.

Tương tự vậy, ở Hawaii cũng có hệ thống tín hiệu trên đường chỉ dấu tuyến nhanh nhất để lên vùng đất cao an toàn hơn trong tình trạng khẩn cấp.

Di tản một thành phố có thể không phải luôn có thể thực hiện trong thời gian ngắn, cho nên dân chúng có thể được hướng dẫn lên tầng cao của nhà hay bãi đỗ xe nhiều tầng.

Ở Nhật, người ta đã thử nghiệm kết cấu nâng đứng, là các bệ dàn chứa người rồi nâng lên cao qua khỏi cơn sóng thần.

Các tòa nhà nhạy cảm như nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng xa bờ biển nhất, và thiết kế tự động ngừng hoạt động ngay khi phát hiện động đất.

Di tản cũng không phải là giải pháp dễ cho nhiều hòn đảo nằm thấp.

Thử nghiệm một thiết kế từ nhóm kiến trúc sư Đại học Harvard, các nhà nghiên cứu dùng bồn tạo sóng và phát hiện thấy cho phép nước đi qua tốt hơn là ngăn dòng nước. "Thay vì ngăn cản sóng, quý vị cho phép sóng đi qua kết cấu và tạo ra thiệt hại ít nhất. Các cửa lớn và cửa sổ là nơi để nước đi qua." Mục tiêu của thiết kế là bảo vệ tòa nhà và giúp dễ dàng sửa chữa sau đó, với giả thiết là người trong đó đã chạy hết lên cao. Cửa và cửa sổ bị hỏng dễ sửa. "Cửa bên trong nằm thẳng hàng hơn là đan xen. Nếu cửa nằm lẫn lộn thì sóng bị kẹt ở trong nhà."

Một vấn đề quan trọng trong các thiết kế nhà là bảo đảm các bức tường chịu lực không bị sóng đánh trực tiếp khiến toàn bộ kết cấu bị sụp.

Thêm vào đó, cách duy nhất để loại trừ nguy cơ liên quan đến sóng thần là không sống gần bờ biển.

Lời nhắc đó đã từng được thực hiện trước đây. Sau vụ sóng thần tàn phá thành phố Hilo của Hawaii vào năm 1946 và 1960, chính quyền di dời dân chúng vào sâu trong đất liền.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 12/03/2011 08:05:57


Đó là một quy luật tất yếu của tự nhiên thôi. Khi con người lấy quá nhiều của thiên nhiên thì thiên nhiên phải đòi lại mà. Trong lịch sử phát triển loại người, chúng ta đã biết có nhiều thành phố biến mất. Nhiều vúng đất màu mỡ biến thành xa mạc -vì sao ư? Nguyên nhân nào ư? Tất cả vì ham muốn, vì dục vọng của con người mà ra. Một nơi nào đó phát triển, thì con người tập trung đến đó để sinh sống. Thức ăn, nước uống, nhà cửa được xây dựng và như thế đã tác động vào tự nhiên, làm kiệt quệ tài nguyên dẫn đến kiệt quệ đất đai mà thành sa mạc. Đó mới là những con người có trình độ thấp hơn con người hiện nay.

Tháng trước tôi đến chơi nhà một người bạn ở Nam Định, khi nói chuyện với cụ thân sinh của bạn tôi, ông hỏi tôi. Anh có biết tại sao người sống ở vùng nông thôn lại thọ lâu hơn ở thành phố không? Tôi thưa với cụ một loạt lý do mà đã được đọc trong sách vở của các bác sỹ chăm sóc sức khỏe. . . nhưng cụ đều lắc đầu. Cụ nói, một lý do đơn giản là các anh ăn nhiều, uống nhiều và ăn uống không điều độ. Vạ  từ miệng mà ra, bệnh từ mồm mà vào. Và chúa ban cho mỗi người từng ấy vật chất, người thành phố ăn nhanh thì sống ít, người nông thôn ăn dè sẻn thì sống lâu. Tôi cười: Thưa cụ thế người ngheo trên miền núi sống lâu hơn miền xuôi phải không ạ. Cụ bảo: Anh không thấy những người sống trên 100 tuổi đều ở miền núi cả sao.

Không biết cái lý của cụ có đúng không, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta tác động vào môi trường nhiều quá mà không biết chăm sóc (trả lại) cho nó thì tự nó phải đòi lại thôi.

Trở về đầu




Posted By: HuyenBT on 12/03/2011 05:34:08


Anh Nghị ơi, bọn anh phải làm cái gì đi chứ, để bảo vệ tự nhiên một chút, không thì chúng nổi loạn khắp nơi mất. Thật khủng khiếp! Đến những người dân của nước Nhật cũng phải cúi đầu run sợ trước thiên nhiên.(Mặc dù em đọc thấy, quanh Tokyo người ta làm được một vành đai bằng thác nước và cống nước khổng lồ, hòng đẩy lui và giải thoát phần nào sóng thần...). Bây giờ em sợ mọi sự thay đổi của thiên nhiên. Thiên nhiên cũng ghê gớm và cương quyết lắm đấy. Chẳng hạn, bên em, mùa đông vừa rồi tuyết muộn. Đến mùa xuân, tuyết và lạnh cương quyết kéo dài thêm,đúng bằng khoảng thời gian tuyêt đến muộn. Và sắp tới thì mặt trăng lại còn trở nên cực đại, khi nó đi gần nhất đến trái đất mình. Vừa mới trộm nghĩ đến một hình ảnh cực đep, khi Hằng Nga rạng rỡ, viên mãn nhất, thì đã lại ập đến một nỗi lo: những thiên tai nào sẽ lại sắp xảy ra vào ngày ấy: động đất, núi lửa, sóng thần...?

Bao giờ mới trở lại được ngày xưa, trời đất thuận hòa, đến mùa thì hoa nở, đến ngày thì tuyết rơi?

 

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 11/03/2011 22:57:13


Trái đất là cái nôi nuôi sống chúng ta. Tuy nhiên, trái đất cũng mang lại nhiều điều bất trắc, đau khổ cho con người. Điều này có tinh quy luật. Loài người phải tìm cách sống chung với thiên tai. Tìm cách dự báo, phòng ngừa. Và khi thiên tai xảy ra biết xử lý nhanh chóng, biết hợp tác, chia sẻ và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

Con người không nên tạo ra các thiên tai như làm những hồ chứa nước khổng lồ, những tòa nhà cao chọc trời... từ đó sinh ra những dư chấn và động đất khủng khiếp.   

Trở về đầu
05/05/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 |