Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 13588 - Tổng số hồi đáp: 27




Posted By: HaiNV on 02/04/2011 06:37:07


Đúng như Mơ đã "nhắc nhở", sự nghiệp âm nhạc của TCS gắn bó với nhiều nữ ca sỹ, nhưng vị trí đặc biệt luôn thuộc về nữ ca sỹ Đà Lạt nổi tiếng, gốc Hà Nội, Khánh Ly. Chắc mọi người đều đã đọc những thông tin ngắn gọn nhất về Khánh Ly (KL)?

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1nh_Ly

Mấy điều đáng chú ý thế này:

- Khi nước ta còn chia cắt, nói đến TCS + KL hay Phạm Duy + KL... là nói đến "nhạc vàng". Mình còn nhớ hồi đó, trong các phim của ta khi mô tả lính SG đều đưa hình ảnh, tiếng hát "rầu rĩ, sướt mướt, não nề..." của KL và một số ca sỹ khác...Ở miền Bắc thời ấy, không được hát/ nghe (cấm) "nhạc vàng".

- Sau giải phóng Miền Nam, TCS  ở lại, không đi "di tản" và bắt đầu viết một số bài ca mới, nên nhạc TCS kể cả "nhạc vàng" bắt đầu du nhập ra Bắc và dần dần trở thành phổ biến. Cho nên, những năm sau khi bọn mình về nước, với sự thịnh hành của băng cassette mới có "phong trào" hát/ nghe "nhạc vàng" ở khắp nơi. Ai cũng có thể "nghêu ngao" vài câu, vài bài nhưng chẳng thuộc bài nào cho ra hồn cả!      

- KL cũng chính là người có công đầu (số 1) trong phổ biến nhạc TCS ở nước ngoài, bao gồm Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Nhật Bản... (chủ yếu trong bà con Việt Kiều, gọi là nhạc hải ngoại) với tư cách là giọng ca chủ chốt của Thúy Nga Paris. Riêng ở Nhật Bản, chính nhờ những chuyến lưu diễn của KL tại Nhật (từ khi đất nước VN còn chia cắt), cũng như thông qua cô gái Nhật, từng nghiên cứu về ngôn ngữ/ văn hóa Việt là Michiko Yoshii (Michiko cũng được cho là một trong "những người đàn bà từng đi qua cuộc đời" của TCS, nghe nói TCS có sáng tác bài hát riêng cho cô này có tên là "Michiko"!), nên một số bài của TCS như Diễm Xưa... được dịch ra tiếng Nhật và trở thành phổ biến ở Nhật, kể cả đưa vào danh mục Karaoke (như HT Ngọc và nhiều người đã biết).

Xem một số bài viết về tình cảm/ tình yêu? của Michiko Yoshii và TCS:

http://www.suutap.com/TrinhCongSon/default.asp?id=940&muc=0

http://123.30.128.11/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/Tieu-diem/431157/Trinh-Cong-Son-va-nha t-ky-tinh-yeu.html

http://vietbao.vn/Van-hoa/Khanh-Ly-Trinh-Cong-Son-Su-gan-bo-cua-dinh-menh/30166213/107/

http://www.vmdb.com/viewSong.jsp?id=8377

http://www.tin247.com/nu_giao_su_nhat_nang_tinh_voi_viet_nam-2-21731408.html

Xem Video Khánh Ly/ các ca sỹ Nhật... hát "Diễm xưa"... bằng tiếng Nhật:

http://www.youtube.com/watch?v=OdOBLbxSyWQ

http://www.youtube.com/watch?v=P4bu2JxhdkQ&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=umdy1oHrp3s

http://www.youtube.com/watch?v=LHqTmHxX3ik

http://www.youtube.com/watch?v=LHqTmHxX3ik

http://www.youtube.com/watch?v=5hW__HFPB70&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=K7BYDOkwmSQ&feature=related

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 02/04/2011 03:49:18


 

Hôm qua là ngày giỗ 10 năm của Trịnh Công Sơn.

Người yêu nhạc Trịnh không thể quên giọng ca của Khánh Ly. Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06/3/1945. Năm 1954 khi lên 9 tuổi di cư vào Nam. Năm 1964, tại Đà Lạt, Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn và chính thức hát nhạc Trịnh từ năm 1967. Tiếng hát Khánh Ly đã làm  ngây ngất cả một thế hệ trẻ vào hai năm cuối của thập niên 60 thế kỷ trước. Có thời giọng ca này bị cho là tiếng hát chống cộng hoặc nghe Khánh Ly hát là sến.

Những năm 2001-2002, khi làm Chương trình nhạc Trịnh, do thiếu kinh phí bọn mình còn mời hai sinh viên đang học là Hồng Nhung (Nguyễn) (cô này về sau có nhiều tai tiếng, hiện định cư tại Mỹ) và Lô Thủy, giọng ca cũng tạm được nhưng phải nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh mới đã. Bây giờ Khánh Ly đã là Bà rồi, không biết ở hải ngoại chị còn hát không?

Trong các bức ảnh của Khánh Ly, mình thích nhất bức ảnh đen trắng này, ‘hơi bị hiền” kiểu Bắc Kỳ, post lên để các P’ak cùng xem.

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: ThoaNP on 02/04/2011 03:04:41


@ChauHM và Hội trưởng: Đêm 9/4 tổ chức FPT hát nhạc Trịnh ở đâu, vé bán ở đâu khi nào, để mọi người có thể đến nghe?

Trở về đầu




Posted By: ThoaNP on 02/04/2011 02:59:58


Lý giải về sự lan tỏa của nhạc Trịnh mình nghĩ có rất nhiều khía cạnh. Có người mê đắm, có người thích nhiều, kẻ thích ít, tùy gu và cá tính mỗi người, nhưng chắc không ai có thể phủ nhận đó là một tài năng lớn mà đến cả thế hệ con em chúng ta vẫn còn phải tìm hiểu, tranh cãi, ...

Mình yêu thích nhạc Trịnh (tuy chưa phải là thích nhất, có những bài của các nhạc sĩ khác mình còn thích hơn) vì các bài hát của ông luôn đi vào lòng người với những ca từ rất thơ và trau chuốt dưới một vẻ ngoài bình dị. Âm nhạc của ông tuy dịu dàng, trầm buồn, cảm giác như hơi na ná giống nhau (Giống HaiNV nói) nhưng nghe nhiều và nghe kỹ thì hoàn toàn không phải vậy. Và điều đặc biệt là nhạc Trịnh rất giản dị, giản dị đến mức tinh tế (giống như người phụ nữ trang điểm giỏi là làm cho người xung quanh thấy cô ta đẹp tự nhiên, không hề có chút trang điểm), phải có một tài năng như thế nào mới làm được điều này. Nhờ đó nhạc Trịnh có tính quảng đại (từ này không biết có hợp không) lớn, bất cứ ai, không kể vùng miền, quốc gia nào cũng đều có thể cảm nhận được tiếng lòng của nhạc Trịnh. Người Việt mình yêu nhạc Trịnh có thể một phần nhờ ca từ trau chuốt (mà cũng giản dị) của ông, nhưng có nhiều bạn nước ngoài, chỉ mới đến VN, chưa biết tiếng Việt cũng yêu vả chơi (chơi chứ không hát) nhạc Trịnh.

Trong Nam năm nào dịp này cũng có tổ chức đêm nhạc Trịnh miễn phí ở Bình Quới, bao nhiêu vé phát ra đều hết sạch, mà mỗi lần Ban TC phát ra 6-10 nghìn vé. Mỗi người xếp hàng (trước đó khoảng chục ngày) chỉ nhận được 1 vé cho 2 người. Thường cứ đến dịp đó học trò lại tặng mình 1 vé để 2 vợ chồng đi xem (dù biết học trò đã chắc đã rất khó khăn mới xoay thêm được vé). Các buổi đó rất ấn tượng, dù có thể chất lượng âm thanh không được như trong phòng. Hàng nghìn con người ngồi khắp nơi trên bãi cỏ, dưới lùm cây, ven kênh nước, ... có ghế đẩu hoặc bệt xuống đất, chịu cho muỗi cắn sưng chân, mặt, ... chỉ để nghe nhạc và rưng rưng tưởng nhớ Ông.

Ông xã mình khi làm việc cũng thường hay mở nhạc Trịnh.

Trở về đầu




Posted By: LienTT on 31/03/2011 18:20:03


Ngày xưa em cũng thích nhạc TCS. Lâu lâu it nghe không biết bây giờ thế nào (Dạo này toàn nghe nhạc người KGU post lên, nghiện xem Web KGU). Nói là thích nhưng chuyện "sửa lời" và "sửa nhạc" của tác giả cho phù hợp với chất giọng và khả năng có lẽ là bình thường đối với các ca sỹ nhà tắm (ca sỹ hát trong nhà tắm hay nhà VS).

@ Anh HaiNV đứng nấp ở đâu không chụi ra viết còm 

 

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 30/03/2011 17:21:18


Ôi diễn đàn sôi động quá. Đọc “còm” của các ACE tôi thích quá lại muốn tham gia tiếp.

Tôi nghĩ, mức độ  thưởng thức mỗi loại hình âm nhạc và nghệ thuật cũng như sự đánh giá trân trọng những người sang tác .. là tùy theo “Gu” và sự hiểu biết, tình yêu của mỗi người. Tôi thấy rằng, tuy trong loại hình Nhạc cổ điển ta chưa có những người xuất chúng và chưa sánh vai với “cường quốc năm châu”. nhung  VN đã có nhiều di sản văn hóa nghệ thuật trong đó có một số loại nhạc đã được quốc tế công nhận.

Thế mà, để thưởng thức được giá trị của các di sản do cha ông để lại đó thì không phải ai cũng làm được. Thế cho nên có những loại nhạc tôi không thích, ví dụ như các bài chòi và dân ca nam Bộ, nhưng tôi rất phục những người đã hiểu và yêu được những loại nhạc đó.

Một ca sĩ hát trong một khung cảnh nhất định có người khen , có người chê tùy theo sự thưởng thức và “Gu”, nên anh Hải Bột nghe chàng trai Mỹ hát nhạc Trịnh không thấy hay, nhưng hàng ngàn người ở sân vận động thấy hay và vỗ tay tán thưởng, là chuyện thường tình. Còn nhiều người yêu nhạc Trịnh mà không nhớ hoặc không hát được thì vì nhiều lý do: khả năng hát; khả năng đối đáp và hát trước đám đông.. Quan trọng là trong một đêm lạnh và lất phất mưa họ đã đến nghe ở sân vận động ngoài trời – đó là tình yêu lớn đối với nhạc Trịnh. Mà họ có tôn ông là gì đi nữa thì đó là tình cảm và quyền của họ, trong đó có nhiều người KGU chúng ta..

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 30/03/2011 12:04:50


Ngọc xin gửi các anh chị bài phỏng vấn sau trên báo "Chúng ta", báo tuần của FPT

Người FPT chung sức nâng tính nhân văn của nhạc Trịnh

PV:Xin anh cho biết dự án làm đĩa “Người FPT hát nhạc Trịnh” được hình thành như thế nào?

NgocBQ: Cách đây một năm, sau đêm nhạc vào tối ngày 01/04/2010 nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của nhạc sỹ TCS, tôi và Thái Hòa nhận thấy có khá nhiều bạn trẻ người FPT hát hay nhạc Trịnh. Chúng tôi tự hỏi “Sao không làm một đĩa mà chỉ người FPT hát nhạc Trịnh?”. Chúng tôi có trao đổi ý tưởng này với nhạc sỹ HaiTQ và cán bộ phong trào tổng hội DungDT (cũng là một người hát hay nhạc Trịnh) và đều nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ. Sau đó dự án được tiến hành, tôi xin nhận đầu tư và Thái Hòa, với kinh nghiệm đã làm nhiều đĩa nhạc Trịnh cho anh, nhận làm cố vấn nghệ thuật. Việc lựa chọn giới thiệu ca sỹ các bạn tổng hội đảm nhận.

Các ca sỹ người FPT

 

PV: Vì sao các anh lại “dũng cảm” tiến hành một dự án làm CD như vậy, khi mà các ca sỹ đều là không chuyên?

 Chúng tôi đã tổ chức ba đêm nhạc Trịnh tại FPT, hai ở HN và một ở HCM. Người FPT rất yêu nhạc Trịnh. Các đêm đến 12h đêm vẫn còn khá đông các bạn chưa về và muốn nghe tiếp, hát tiếp nhạc Trịnh. Đặc biệt có khá nhiều giọng ca hát khá hay một số bài. Người hát là cái khó nhất cho một đĩa nhạc, cái này chúng tôi đã thấy. Việc sản xuất đĩa thì Thái Hòa cho biết sẽ đơn giản nếu làm với Phương Nam Phim như anh đã làm các đĩa trước đây. FPT có đến gần 13 nghìn nhân viên, số người mê nhạc Trịnh sẽ rất lớn. Như vậy đủ điều kiện để cho ra đời một đĩa của riêng người FPT.

Các bạn nên nhớ gia tài âm nhạc của TCS là rất lớn (nhạc sỹ có hơn 500 bài hát). Và ai cũng có thể hát nhạc Trịnh. Người hát nghiệp dư có thể hát hay hơn ca sỹ chuyên nghiệp, do cái hồn khi hát chứ không phải nhờ kỹ thuật hay chất giọng. Tại đêm nhạc kỷ niêm 10 năm ngày mất của nhạc sỹ TCS cho sinh viên ĐHQG HN hôm 27/03 vừa rồi, tiết mục hay nhất lại là của một bạn người Mỹ hát bài “Phôi pha”. Chúng ta hoàn toàn có thể khai thác thế mạnh này của nhạc Trịnh. Nhiều ca sỹ đã làm đĩa nhạc Trịnh. Người FPT cũng có thể làm được. Và đó mới là giá trị đích thực của nhạc Trịnh: đến với mọi tâm hồn, đến với mọi giọng ca của người VN.

 

PV: Anh có thể cho biết việc làm đĩa có tốn nhiều thời gian, hay tài chính?

Chúng tôi không thực sự bận rộn cho việc làm đĩa master vì công việc được tiến hành trong một thời gian dài, lại có sẵn kinh nghiệm của Thái Hòa khi anh làm những đĩa của cá nhân của anh. Việc thu âm được tiến hành trong khoảng 3 tháng ở cả HN và HCM. Việc hòa âm phối khí, đệm cho bài hát, thiết kế bìa chúng tôi cộng tác với các nhà sản xuất chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng cao, người FPT cũng có óc thẩm mỹ khắt khe. Nhờ tình bạn với các nhà sản xuất nói trên mà các bạn đã thấy chất lượng cao của đĩa, cả khía cạnh âm nhạc lẫn thiết kế bìa. Và bạn thấy đấy, chiếc đĩa trông như một vật phẩm của FPT.

 

PV: Được biết toàn bộ số tiền bán đĩa thu về sẽ dành cho Quỹ “Vì trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin” của FPT, xin anh cho biết ý nghĩa của việc gây Quỹ này?

Chúng ta đều biết tính nhân văn của nhạc Trịnh rất cao. Các bài hát của Anh đã nói về biết bao số phận con người, trong đó có những số phận bất hạnh. Mặt khác TCS đã chứng kiến toàn bộ cuộc chiến tranh tàn khốc giai đoạn 1954-1975, và Anh đã có chùm ca khúc bất hủ, “Ca khúc da vàng”. Đây chính là đỉnh cao của ca khúc TCS, trong đó Anh viết rất nhiều về thân phận người VN chịu bao đau thương của cuộc chiến. Trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin chính là nạn nhân của cuộc chiến tranh, mặc dù các em không tham gia trực tiếp. Nếu làm được gì cho các em, cũng chính là góp phần thực hiện những ý tưởng cao đẹp của nhạc Trịnh.

Mặt khác, ngay từ 2009, FPT đã có những hoạt động từ thiện dành cho trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin: góp 100 triệu đồng cho quỹ VNED phục vụ việc mổ tim trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin, trong 3 năm (2009-2011) mỗi năm dành 100 suất học bổngcho trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin của tỉnh Quảng Trị. Việc gây quỹ qua bán đĩa chỉ là bước tiếp theo cho hướng hoạt động từ thiện này.

 

PV: Các anh có kế hoạch ra mắt chiếc CD này như thế nào?

Chúng tôi sẽ tiến hành các đêm nhạc ra mắt đĩa “Người FPT hát nhạc Trịnh” trong nội bộ FPT tại HN (01/04/2011), HCM (09/04/2011) và Đà Nẵng (17/04/2011), cùng một đêm nhạc dành cho đại học FPT vào ngày 31/03/2011. Chúng tôi đang thiết kế một đêm nhạc tại tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng một số bạn trẻ FPT trong chương trình “Về nguồn” dịp 01/05/2011, hy vọng sẽ phối hợp được với địa phương để có đêm nhạc tại mảnh đất đau thương ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Chúng tôi hy vọng qua các đêm nhạc này mỗi người FPT có được một vật phẩm, một đĩa CD của người FPT, và cũng là để qua đó, khi mua vật phẩm nhân văn này, người FPT có đóng góp nho nhỏ cho Quỹ “Vì trẻ em nhiễm chất đọc dioxin” của FPT.

 

PV: Đây là chiếc đĩa đầu tiên của Người FPT, liệu sẽ có những chiếc đĩa tiếp theo?

Các cụ đã dạy “Vạn sự khởi đầu nan”. Chúng tôi có được một số kinh nghiệm qua việc ra đời chiếc đĩa lần này. Dự án tiếp theo có thể là CD dành cho các ca khúc và hợp xướng của nhạc sỹ Trương Quý Hải.

Còn rất đông người FPT hát hay nhạc Trịnh. Chiếc đĩa lần này là đĩa đầu tiên, nhưng hy vọng không phải là đĩa cuối cùng của FPT về nhạc Trịnh.

 

PV: Xin cám ơn anh.

 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 30/03/2011 10:12:35


HT Ngọc, em HạnhLM, các anh chị, các bạn và các em ơi,

Đúng là mình là dân "Ong Bướm", nhưng rất thích "Cãi Cọ"! May quá, nhờ có TBT Nghị đưa mục này về TCS để có thể "cãi cọ" thoải mái.

Cám ơn Ngọc và Hạnh đã "cố thuyết phục" mình nghe nhạc Trịnh. Thú thực, là mình đã từng nghe nhiều, hát và chơi cả guitar (đệm cho mọi người hát) TCS ở Viện khi mới về nước và tham gia làm công tác Đoàn ở Viện Sinh vật học và Viện Khoa học VN lúc bấy giờ. Không hiểu sao đến nay, mình "hết yêu" (nhạc Trịnh) rồi?

Về đêm nhạc Trịnh vừa rồi, đúng là không đi nghe, đi xem thì không nên nói.  Nhưng những gì mình đọc được cũng thấy nó "thế nào ấy"! Những người gọi à FAN nhạc Trịnh mà không hát được câu nào, thua cả thằng Tây thì "kỳ guá"! 

Xem Tiền Phong Online:

http://www.tienphong.vn/van-hoa/532756/san-truong-don--trinh.html

 ...Tiết mục đứng thứ hai về cường độ vỗ tay là Phôi pha của ca sĩ bất đắc dĩ người Mỹ Kyo. Ca sĩ này ngồi lẫn trong khán giả. Người dẫn chương trình đi mời khán giả hát một câu Trịnh bất kỳ. Người đầu tiên bị gí mic, không hát được gì. Người thứ hai: “Ta là cát bụi, trở về cát bụi...” . Cũng có chữ “cát bụi” nhưng rất tiếc không phải bài của Trịnh Công Sơn.

Người thứ ba, thứ tư hát đều không chuẩn nhạc hoặc lệch lời. Rồi người dẫn tiến đến Kyo. Tất nhiên phát âm tiếng Việt của anh không chuẩn 100% nhưng đủ rõ ràng. Và anh hát không những chuẩn nhạc mà còn đạt về cảm xúc.

Phong thái chững chạc của anh bạn Mỹ khiến người ta nghi ngờ về một sự bất ngờ được sắp đặt trước. Sau khi Kyo hát xong, người dẫn mời anh hát tiếp cho sinh viên tại chương trình ở Huế, TPHCM và anh vui vẻ nhận lời.

Trở về đầu




Posted By: HanhLM on 30/03/2011 08:58:13


Chủ đề Đêm nhạc TCS "vô tình" rơi vào Diễn đàn Cãi Cọ nên nhiều tranh luận "nảy lửa" quá đấy.

Em thì cho rằng chúng ta không phải là giám khảo của Hội đồng nghệ thuật bình chọn "Thiên tài của nền âm nhạc Việt Nam", nên hà cớ gì lại đi tìm ai sai ai đúng, có lý hay không có lý, thuyết phục hay không thuyết phục?

Em chỉ biết rằng, mình nằm trong số hàng triệu người dân nước Việt mê nhạc Trịnh và cảm phục tài năng thiên bẩm của Ông.

@a.HaiNV à, nghe nhạc bằng bộ dàn nhà HT với nghe nhạc bằng máy hát nhà em đã là một trời một vực rồi. Huống hồ nghe nhạc theo đường link với nghe ở sân vận động... 

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 27/03/2011 18:59:23


Đêm nhạc nhớ Trịnh Công Sơn

Trong Chương trình 6 đêm nhạc và 3 cuộc triển lãm tranh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đêm nay 27/3/2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Hà Nội,  diễn ra  Đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn.

Những ca sĩ tham gia trong các đêm nhạc có: Cẩm Vân, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn, Nguyên Thảo, Anh Bằng, saxophone Trần Mạnh Tuấn,  Kasim Hoàng Vũ, Đoan Trang, Phương Linh, Viết Thanh, Uyên Linh, Lân Nhã…

 Nhiều bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như  Xin mặt trời ngủ yên, Hành hương trên đồi cao, Lời mẹ ru, Lặng lẽ nơi này, Ta thấy gì đêm nay, Ngẫu nhiên, Rơi lệ ru người, Ru em, Xin trả nợ người, Tôi sẽ nhớ… sẽ được trình diễn.

Rất nhiều NguoiKGU được thưởng thức Đêm nhạc tuyệt vời nay theo lời mời của GS Hoàng Lương. Cả nhà tôi đều dự, riêng tôi bị ốm không đến được. Tiếc quá!

Trịnh Công Sơn đã từng thổ lộ: "Tôi chỉ là một  tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo".

Trịnh Công Sơn "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ" (Lời nhạc sĩ Thanh Tùng). Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, lãng đãng, cô liêu như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm sầu ly, phiêu diêu như Diễm xưa, Biển nhớ, hay có phần tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Bên cạnh đó còn có những bài triết lý tình mang một bóng dáng ngậm ngùi, bồng bềnh, lặng lẽ của một người tình: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...

Thanh niên Việt Nam, người dân Việt Nam mãi mãi ca vang bài ca Nối vòng tay lớn thể hiện ước mơ về hòa giải dân tộc và lòng nhân ái của nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn!

Trong dịp kỷ niệm 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn,  cuốn sách “Trịnh Công Sơn – Thư tình gửi một người” tập hợp khoảng 100 bức thư gồm 300 trang thư mà cố nhạc sĩ gửi cho một người con gái tên là Ngô Vũ Giao Ánh được ra mắt bạn đọc. Những lá thư bắt đầu từ những năm 60 cho đến năm 2000 là những suy tư, trăn trở mà ông đã trải qua. Với những lá thư này, hơn những tình cảm cao đẹp mà ông dành cho người con gái ấy, trong đó còn có giá trị văn học cao.

Đồng thời trong kỷ niệm này những bức tranh Trịnh Công Sơn từng vẽ cũng sẽ được công bố. Ban tổ chức cho biết nguồn tranh chủ yếu là từ gia đình còn giữ đồng thời có những phiên bản từ bộ sưu tập nước ngoài. Những ai từng thưởng lãm tranh của Trịnh đều nhận ra đây là tài năng hội họa thực sự chứ không phải ghé chân. Những tác phẩm của ông mang “hồn”, những nét sơ thảo chân dung và những ký họa mang những chấm phá riêng từ phong cách. Ngày 14- 15/4 sẽ tổ chức triển lãm tranh của nhạc sĩ-họa sĩ- thi sĩ họ Trịnh  tại Gallery của họa sỹ Lê Thiết Cương, 39A Lý Quốc Sư, Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

02/05/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>