Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 8534 - Tổng số hồi đáp: 16




Posted By: HanhLM on 19/06/2011 11:10:23


Hạnh nói về thực trạng "xưa như trái đất" của việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở VN, nhất là trong khu vực cơ quan NN, DNNN.

Còn đúng như Ngọc nói, ai lại đi tham ô tiền của chính mình bao giờ.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 18/06/2011 23:17:27


Bạn Hạnh có định nói về từ discount phải ko?

Từ này thuần túy là giảm giá. Khi đi mua người mua luôn yêu cầu giảm giá. thường được thể hiện là giảm bao nhiêu %. Nó chẳng liên quan gì đến "lại quả". Cty bọn mình là đi buôn, cần mua rẻ, cần hạ giá đầu vào. Chuyện lại quả là ko có với đối tác (bọn Tây).

Câu chuyện của Hạnh đề cập chỉ xảy ra với các đvị dùng tiền chùa đi mua sắm, thiết bị về đắp chiếu, tàu Hoa Sen là 1 ví dụ. Cty bọn mình đi mua là tiền của cty, và mua là để kinh doanh tiếp. khái niệm lại quả ko có ở chỗ này. Chẳng ai tự lại quả cho mình, cũng như chẳng có ai đi tham ô tiền của chính mình.

Trở về đầu




Posted By: HanhLM on 18/06/2011 22:55:01


Chỉ vì câu hỏi "cửa miệng":"Chiết khấu (Lại quả) bao nhiêu phần trăm?" mà bao nhiêu dây chuyền, thiết bị, máy móc nhập khẩu về bị đắp chiếu đấy, ace ạ.

 

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 18/06/2011 11:20:25


Em xin hầu các bác 1 chuyện nhỏ về dịch.

Năm 1994, Mỹ mới bỏ cấm vận, các đoàn cty Mỹ bắt đầu vào VN để làm thị trường. IBM cũng hùng hổ dẫn 1 đoàn của ASEAN vào VN mở thị trường. Họ nhờ FPT tổ chức hội thảo về Tin học hóa ngành ngân hàng. Chúng tôi đi tìm phiên dịch cho IBM, liên hệ đủ các nơi, kể cả Bộ ngoại giao, nhưng sau trau trao đổi nội dung họ toàn từ chối. Chẳng là dịch hôi thảo này phải am hiểu cả ngân hàng lẫn IT. Hồi ấy còn ít người thạo những mô này, dân dịch tiếng Anh cũng ngại chủ đề đó.

Tôi báo cáo với diễn giả tình hình như thế, rồi bảo đưa slide đây cho tôi xem. Sau đó tôi trao đổi nội dung từng slide với ông ta. Sau hỏi lại, ngày mai ông nói đúng nọi dung như thế nay à? Ông ta gật đầu, Thế là tôi nhận lời dịch. Lúc đó tôi học chưa hết bằng B trước khi qua Pháp làm NCS, sau khi ở Pháp về cứ thế làm việc với các đối tác Mỹ (nghê IT đối tác chủ yêu là Mỹ). Đại khái tiếng Anh của tôi khi đó đủ để đàm phán các hợp đồng mua bán với các đối tác không bị hớ. Chỉ thạo các câu như "What is the price?", "How many procents for the discount?" "Payment is T/T or LC?". Câu rất ngắn gọn, chỉ bao gồm mấy từ khóa chính sặc mùi thương mại.

Hôm sau tôi tỉnh bơ lên dịch cho diễn giả kia. Tôi đã biết ông ta nói gì rồi nên truyền đạt bằng tiếng Việt ngon lành. Tất nhiên tôi hiểu khá rõ ngân hàng và tin học hóa ngân hàng. Dân dịch tiếng Anh ko sợ ngân hàng, nhưng họ rất sợ IT, vì họ không am hiểu gì IT, còn tôi dân gốc IT và giải pháp tin học hóa. Ngoài ra tôi đã dặn ông diễn giả chỉ được sử dụng tiếng Anh đơn giản, cho người biết tiếng Anh đại khái, tránh nói câu bóng bảy, phức tạp. Sau buổi hội thảo, IBM thậm chí còn đến chúc mừng tôi. Chẳng là nhiều khái niệm của các slide, tôi còn giải thích thêm cho người nghe.

Sau này tôi vẫn thỉnh thoảng được các đối tác mời dịch hội thảo, dù cty VN của họ ko thiếu người giỏi tiếng Anh. Chẳng qua khi dịch phải khá am hiểu lĩnh vực đó. Và phải giỏi tiếng Việt nữa (tiếng đích), chứ tiếng nguồn ko cấn quá giỏi như nhiều người suy nghĩ. Khi dịch hội thảo cho IBM, tiếng Anh của tôi cũng chỉ làng nhàng.

Còn năm 1988, tôi mới ở Pháp về, có cậu bạn gọi đến dịch hộ cho 1 đoàn của Nga sang hỏi mua máy tính của 1 liên doanh Pháp-Việt, tức dịch từ Pháp ra Nga và ngược lại. Tôi chỉ dịch được tiếng Pháp, nghe được tiếng Nga, còn nói tiếng nga lúc đó gần như con số 0. Quá ngượng, cậu bạn lại phải nói ra tiếng Nga sau khi tôi tóm tắt tiếng Việt. Chưa kể các thuật ngữ IT tôi ko biết tiếng Nga. Hồi SV chỉ học Toán và các môn KHXH. Tiếng Nga dở ẹc, dịch ko được là đúng thôi.

Trở về đầu




Posted By: Khửu on 17/06/2011 23:10:26


Bạn HảiNông vừa có hỏi dạo này không thấy Khửu đâu, xin lỗi là tôi có chút việc bận, tuy không viết nhưng vẫn 'nghía' thường xuyên web đàn của hội ta. Tôi cũng xin kể 1 câu chuyện thật hồi tôi mới đi làm (năm 1977) với chuyên gia LX về bảo hành bảo dưỡng ôtô, khi đến tỉnh Yên Bái (đúng quê của đ/c HảiNV đấy) thì được cả chánh phó Chủ tịch tỉnh ra tiếp và chiêu đãi đoàn. Hồi ấy cứ nghe có các đ/c LX đến thăm và làm việc thôi là bét cũng phải PCT tinh ra tiếp đón rồi, mặc dù chỉ là mấy cậu chuyên gia quèn chắc học trên mình vài khóa. Tại buổi chiêu đãi đ/c CT tỉnh phát biểu: "Kính thưa các đ/c chuyên gia LX, chúng tôi hết sức vui mừng được đón tiếp các đ/c, đại diện cho nhân dân LX vĩ đại đến thăm và làm việc tại VN, giúp đỡ nhân dân VN chúng tôi trong thời chiến cũng như thời bình. Chúng tôi vô cùng cảm ơn các đ/c và nhờ các đ/c chuyển lời cảm ơn của chúng tôi thay mặt cho nhân dân VN tới nhân dân Xô viết vĩ đại anh em về sự giúp đỡ chí tình...bla bla bala...(đoạn này kéo dài khoảng 15-20 phút). Cuối cùng cho phép chúng ta cùng nhau nâng cốc chúc tình hữu nghị giữa 2 nước VN-LX đời đời bền vững, chúc sức khỏe...." Nghe một thôi một hồi cậu phiên dịch cho đoàn (là người Bộ Vật tư) đứng lên dịch lại cho các đ/c LX: "Дорогие товарищи, я очень рад сегодня встретиться с вами, представителями великого Советского Союза здесь во Вьетнаме и так далее. Одним словом, давайте поднимать тост за нашу неушимую дружбу, за советского и вьетнамского народов, ура!". Nghe xong 1 đ/c chuyên gia LX mới hỏi: "Tao thấy ông ấy nói dài lắm cơ mà, sao mày dịch ngắn thế?". Đ/c phiên dịch trả lời: "Thì tao đã bảo Одним словом rồi mà. Nói thật câu cuối cùng mới là quan trọng, nâng cốc ấy mà!!!!" Tôi được phen bấm bụng cười, lần sau không để cậu ta dịch nữa.    

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 17/06/2011 17:51:03


Tôi cũng có chút ít "kinh nghiệm làm nghề phiên dịch", xin kể để mọi người cùng nghe nhé.

1. Năm 1986 - 1989: Tôi làm NCS tại Viện HLKH CHDC Đức, vừa làm thí nghiệm vừa phải học tiếng Đức nghiêm chỉnh (theo 1 khoá học cho sinh viên dự bị nước ngoài, như khi ở KGU học tiếng Nga), lại vừa tự học thêm tiếng Anh (dù trước đó tôi đã học xong hệ 4 năm tiếng Anh, buổi tối tại Nhà Chung). Tôi phải thi đầu vào NCS 2 môn: tiếng Đức và Triết học Mác - Lênin bằng tiếng Đức, thế mà nhờ "nỗ lực vượt bậc", tôi cũng "qua". Tiếng Anh thì yêu cầu để viết Luận án Tiến sỹ! Thế là trong đầu 1 lúc 3 thứ tiếng (Nga, Anh, Đức), cứ lộn hết với nhau, vì ở Đức có ai biết tiếng gì (trong 3 thứ tiếng này) là phải giao tiếp với họ bằng thứ tiếng ấy, mà ở Viện tôi làm lúc ấy có đủ dân các nước Nga, Ba Lan, Tiệp, Cuba, Hungary, TQ...thỉnh thoảng có dân Nhật, phương Tây!

Năm 1987, đùng một hôm, tôi nhận được điện (telegramm) của Viện Khoa học Việt Nam (do đích thân Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệu ký) cử tôi là "thành viên kiêm phiên dịch" cho đoàn của Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam Lê Định (Phụ trách tổ chức) tham dự Hội nghị Các Chủ tịch các Viện Hàn lâm các nước XHCN (15 nước) tại Dresden, CHDC Đức (1 tuần), rồi đi thăm hữu nghị chính thức  Viện HLKH Tiệp Khắc (2 tuần). Trời ơi, tôi lo quá!. Cuối cùng, hơn 3 tuần liền, ở đâu cũng chỉ có 2 bác cháu, phía trước bàn mình ngồi là Cờ Tổ Quốc. Các đội bạn thì quá hoành tráng, đoàn họ đông nghịt, Chủ tịch, PCT Viện HL nói đủ các thứ tiếng lại có phiên dịch chuyên nghiệp tháp tùng. Bên Tiệp thì đi đâu cũng được Chủ tịch, các PCT Viện, Viện trưởng các Viện tiếp đón. Bác của tôi chỉ nói toàn tiếng Việt, một chút tiếng Pháp. Khi Trưởng đoàn Rumani, Cuba nói với bác ấy bằng tiếng Pháp, tôi lại phải vận dụng cả chút vốn liếng tiếng Pháp ít ỏi của mình (tôi học 2 năm khi vừa về nước) ra nữa. Bao phát biểu, văn bản của Đoàn VN tôi phải dịch xuôi, dịch ngược (chủ yếu Việt - Nga - Đức), thức thâu đêm mà làm, mà dịch, mà viết cho bác Trưởng đoàn nghe và đọc. Trong cuộc họp, lúc đi thăm Viện này, Viện khác, tôi phải nói đến mỏi mồm, không ai đỡ đần cho tý nào. Mặc dù đi như thế, chúng tôi được chiêu đãi cấp cao đủ thứ, nhưng vì mải dịch tôi có kịp ăn gì lắm đâu, nên khi tôi quay về Viện mọi người đều thấy tôi gày xọp. Vậy mà tôi cũng đã hoàn thành "xuất sắc" nhiệm vụ "phiên dịch bất đắc dĩ" của mình.

2. Sau này, tôi còn nhiều lần được mời làm phiên dịch (dịch đuổi) các bài giảng chuyên môn (bằng tiếng Anh) của chuyên gia nước ngoài, làm MC hai thứ tiếng Anh- Việt tại các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Viện KH&CNVN, Bộ NN&PTNT, Bộ KHCNMT, Trường ĐHYHN...mọi việc cũng xẩy ra khá là "trơn tru" và không quá vất vả như lần đứng/ ngồi trước lá Cờ Tổ Quốc (với cố gắng không được phép làm nhục Quốc thể) như trên!      

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 15/06/2011 21:08:08


Nhất trí với mọi người là nghề phiên dịch không phải là dễ nhằn.

Khi mới tốt nghiệp về nước bắt đầu đi làm, có một lần đi công tác với các chuyên gia Liên xô cùng sếp PTGĐ - nguyên là thầy giáo dạy văn của PTT NMC qua Đèo Ngang. Đến đỉnh Đèo sếp tức cảnh đọc mấy câu thơ của  Bà huyện Thanh Quan cho mấy đ/c chuyên gia nghe và lệnh cho mình dịch : 

Qua đỉnh đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa

Mặc dù là mới về nước nhưng mình cũng không thể xuất khẩu thành thơ Nga ngay lập tức được nên đành dịch nghĩa dạng văn xuôi cho các đ/c Nga hiểu. Sếp nhìn mặt họ và phê mình:

- Cậu học Liên xô năm sáu năm về mà chỉ có hai câu thơ ngắn ngủn dịch mãi không xong, dài lê thê làm sao người ta hiểu được cái hay cái đẹp trong hai câu thơ này.

Mình im lặng không thể nói được gì hơn vì nếu mình xuất khẩu thành thơ Nga được thì chắc chắn là mình đã không làm phiên dịch cho sếp !

 

 

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 15/06/2011 19:01:33


@ThanhLK: Trong ngành mình có em phiên dịch còn phiên từ "incubator-incubation" thành "lồng ấp" chị ạ. Nhưng ai cũng hiểu là ươm tạo.

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 15/06/2011 16:39:24


Tôi cũng rất nhất trí với các ACE là nghề phiên dịch là một nghề đòi hỏi hiểu biết rộng, ứng xử phải nhanh,và khôn khéo..và rất là vất vả. Tôi đã từng khuyên một người bạn thời phổ thông đi học ĐH ngoại ngữ vì bạn ấy rất có khiếu. Sau này bạn ấy đã từng nổi tiếng về "dịch đuổi - cabin" và nhiều năm đi phiên dịch cho các đoàn của chính phủ ta đi ngoại giao ở nước ngoài. Tuy nhiên, do nghề phiên dịch vất vả nên bây giờ bạn ấy, sau khi đã học thạc sĩ QYKD ở Anh,  đã chuyển sang làm cho các công ty nước ngoài đóng tại Việt Nam> Mỗi lần gặp lớp bạn ấy còn trách tôi đã "xui dại" mình... .

Đặc biệt, khi dịch chuyên ngành kỹ thuật và quản lý người phiên dịch chuyên nghiệp cũng có những khó khăn về thuật ngữ "chuyên ngành" và sự thiếu hiểu biết chuyên môn. Chả thế mà có người đã từng nổi tiếng về dạy tiếng Anh và còn tham gia dạy trên truyền hình, có lần dịch cho một hội thảo khoa học, thay bằng từ "thủy lực" người đó đã dịch là "nước lực"... Đây cũng là một chuyện "cười ra nước mắt" trong nghề phiên dịch đấy .

Trở về đầu

Posted By: HaiNV trên 09/06/2011 20:23:50


Gia đình vợ tôi có khá nhiều họ hàng (cả bên bố vợ và mẹ vợ) làm nghề ngoại giao, nên tôi cũng từng có dịp được nghe một số câu chuyện cười  trong nghề này. Tuy nhiên, những chuyện của chú Vũ Khoan (ông là em "con cô, con cậu" của mẹ vợ tôi - bà là con chị gái, chú/ cậu Khoan là con em trai) vừa đăng trên Tuần VN đúng là những chuyện "có một không hai". Người KGU làm việc trong ngày mệt mỏi rồi, thiết nghĩ cũng nên thưởng thức những mẩu chuyện của chú Khoan kể để thư giãn...

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-08-ong-vu-khoan-va-nhung-chuyen-ngoai-giao-cuoi-ra-nuoc-

P.S. Người KGU cũng có nhà ngoại giao thực thụ như TXThanh và có thể các anh chị em khác? Tôi còn biết Huỳnh Minh Chính, học dự bị KGU 1978 cùng khóa Công - Hồng, Bồng Lai - Kiệt và Chi Lan - chị vợ tôi... Khi ấy Chính có "biệt hiệu" là "Chính móm", đá bóng rất cừ, chúng tôi chơi khá thân, sau Chính đi Odessa học, rồi về nước làm ở Ban Biên giới CP, thỉnh thoảng anh em còn gặp nhau, nay Chính đang là Đại sứ tại Hà Lan. Sắp tới nếu người KGU, ai có dịp đi Hà Lan thì nhớ đến quậy phá "người anh em KGU một mùa" này một trận nhé!   

 

04/05/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>