Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 8983 - Tổng số hồi đáp: 9




Posted By: TungDX on 22/08/2011 18:53:03


từ mẩu chuyện này có thể rút ra đôi điều về con người:
Bác nông dân là rất nhỏ bé trước chúa đất, nhưng khi quyền chia phần vào tay thì bác xoay chia cho mình phần nhiều hơn
Thứ hâi- nếu chia vừa, chia phải thì còn được chia tiếp, và ngược lại
Thứ ba- Chúa đất là người độ lượng thì mới có chuyện giao lưu thân tình với dân
Thời nay thì các tay đầy tớ cũng nắm quyêng chia
Và...kỳ sau bàn tiếp

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 15/08/2011 09:12:27


HuyenBT, BinhPT, SonTM ơi! Bây giờ khi mọi sự đã tương đối rõ, xin tâm sự là Dự án cũng chỉ là một mục nhỏ trong số những cái để chia thôi. Ta hãy quan tâm đến vế chia phần cho các cháu (hơi khó đấy nếu ba, bốn cháu đứa nào cũng thích đầu quả dưa hấu), chia cho bạn bè người thân, con cái phần (hoặc mua quà SN...) thế nào cho hợp lý, có ý nghĩa;

Đôi khi người ta thích cái nằm bên ngoài món quà cơ. Tôi và  mọi người tin chắc là chúa đất không thích và không ăn cái đầu ngỗng, nhưng Ông ta khoái và thích nghe những lời đi kèm hơn
Ông bạn vong niên của mình về  quê mang một túi toàn dầu cù là, cao con hổ. Mình hỏi thì được giảng giải là các cụ già ở quê quí thứ này hơn các lọai bánh trái; Còn điều thứ hai là các cụ sướng  vì được quan tâm trực tiếp đến sức khỏe và thứ ba là đi đâu cũng khen người cho tâm lý với già -Thế thôi.

Trở về đầu




Posted By: HuyenBT on 14/08/2011 22:02:07


Anh TungDX ơi, vấn đề "chia phần"của anh nêu ra hay quá, và cần thiết quá. làm em nhớ lại những trái nghiệm của mình về "cách khen thưởng và kỷ luật nhân viên". Hoàn toàn tâm đầu ý hợp với anh về ý nghĩa của"phần" trong xã hôi. Em thấy bất cứ "phần" nào cũng luôn bao hàm 2 yếu tố vật chất và tinh thần. Sẽ chọn yếu tố nào nổi trội trong từng lần chia phần, sẽ chọn yếu tố nào cho người nào (phải hiểu người ta)...là cả một nghệ thuật...và nó nâng cao hiệu quả của việc "chia phần" lên rất nhiều. Câu:"một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp" cũng là một thái độ chia phần, cần được học hỏi.

Em cảm ơn anh Tung nhé. Em rất tâm đắc điều này!

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 14/08/2011 13:52:53


Tung đã định thôi không tiếp tục nữa, nhưng thấy con số 1301 lượt người quan tâm nên thấy phấn khích và hầu chuyện tiếp ACE ta;

Tại sao Bác nông dân không dùng phương án 3x(3+1) thay cho 4x(2+1). Để làm rõ xin đặt câu hỏi còn cách nào nữa?
Thưa là có: 2x(5+1); trong phương án này bác lấy cả 5 con ngỗng, ai cũng thấy là không thể được; Như vậy ta tạm gọi mỗi phương án có hai ý nghĩa: 1-Số học và 2- Xã hội; Về số học cả 3 phương án đều có thể; Nhưng về Xã hội dễ dàng loại bỏ 2x(5+1) và vì là người thông minh nên bác nông dân chọn phương án 4x(2+1) đó là cách khả dĩ được chúa đất chấp nhận mà không bị mếch lòng, dẫu 6 người có lấy 2 hay 3 con không là gì với chúa đất. Nhưng khi so sánh 6 người nhà ta có 2 con ngỗng mà nhà ngươi một mình lấy 3 con kia à? thì ắt sẽ có vấn đề trong tư tưởng cho là bị "qua mặt" rồi;(thể diện cuả chúa đất)-chủ cuộc chơi;
Các bạn tham gia thân mến! Chuyện này còn dài, đến đây các bạn có thể dùng làm truyện kể cho các cháu trước khi ngủ rồi;
Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: Ta có kết luận gì về xã hội con người trong quan hệ CHIA PHẦN?

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 04/08/2011 12:13:33


Có ACE nào biết nguồn gốc nguyên lý chia phần: "Cuốc xẻng... và Đường sữa" không xin chỉ giáo! Chắc không phải "phát minh" của Bác Nông... dân!

Trở về đầu




Posted By: camtumai on 03/08/2011 08:43:20


" Xét về triết học, mặc dù bác nông dân không học, nhưng đã vận dụng khá nhuần nhuyễn". Tôi lại nghĩ bác nông dân là người có học hẳn hoi. Đường đời là trường học của bác nông dân. Cái khó ló cái khôn. Bác nông dân thông minh và cũng là bậc thầy tâm lý. Vấn đề cốt lõi ở đây chính là vùng đó quá hay vì có Vị chúa đất rất nhân từ, công bằng và rất trọng trí thông minhSmile.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 02/08/2011 18:38:44


Xét về triết học, mặc dù bác nông dân không học, nhưng đã vận dụng khá nhuần nhuyễn. Trong mỗi sự vật tồn tại hai nửa giá trị tinh thần và vật chất, khi vật chất nhỏ thì bù lại bác thổi vào đó giá trị tinh thần thật to làm cho ai cũng thấy vừa lòng với phần mình nhận được.Khi nhận phần to bác ta đã cài một câu là chứa cái "xấu xa" chẳng lẽ đường đường là chúa đất lại tranh cái xấu xa ư?

Lời khen của chúa đất chứa đựng sự bao dung: Bảo nhà ngươi chia phần sao lại lấy phần, cảnh cáo chút, ta biết nhưng ta cho phép.

Về vụ chia 5 con ngỗng, đứng về số học bác ta đã chia thành 4phần 3 cấu tử. Tôi thấy có thể chia thành 3 tổ hợp 4 cấu tử. Tức là Chúa đất với hai cậu con trai + một ngỗng; Vợ chuá đất với hai con gái + một ngỗng, còn ba con với Tôi cũng thành bốn. ACE thấy có ngoạn mục không?

Là người thông minh như bác nông dân chắc biết phương án này, vấn đề ở chỗ tại sao bác không chọn nó?

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 02/08/2011 16:13:08


Đúng đấy BìnhPT ạ trong các "dự án" hay "đấu thầu" nếu chia phần không khéo như câu chuyện ngụ ngôn của anh TungDX kể lại, thì phần của mình chắc sẽ bằng Zero thôi!

Trở về đầu




Posted By: BinhPT on 02/08/2011 09:25:39


Anh Tung ơi, tại sao anh lại bảo OB bọn em thạo chia phần nhỉ , bọn em chỉ thạo các loại thịt thôi. Chia phần thì thạo nhất phải là dân Căm pu ... chia hoặc là giới làm dự án , dự án nào cũng đều phải chia như bác nông dân đã chia cả. Có khi chuyện của anh phải đưa vào trang đầu của các nghiên cứu khả thi đấy ạ (nếu không được đưa vào thì chắc cùng đã nằm lòng của các nhà làm dự án!)

 

Trở về đầu

Posted By: TungDX trên 28/07/2011 22:33:45


ACE Sâu bọ, Ong bướm hay Sinh vật chắc chắn là thạo thịt ngỗng, vịt, thỏ, chuột ...đại loại là các con vật làm thí nghiệm. Và thạo luôn khoản chia phần; Chuyện này đeo đuổi tôi từ tuổi thơ, xin ý kiến của các "CÁC HẠ"

CHIA PHẦN

Câu chuyện ngụ ngôn Nga "Chia phần" do gia đình có trong tủ sách nên tôi đọc từ tuổi thơ đến lớn, đến khi sang Nga tôi đọc bằng tiếng gốc; Ba mươi năm sau, năm 2004 quay Nga lại tôi lại tìm đọc cũng vẫn chỉ vẻn vẹn không đầy một trang, nhưng lại phát hiện nhiều điều ẩn chứa đằng sau một trang đó; Với tuổi thơ đó là câu chuyện về trí thông minh hóm hỉnh; Với những lứa tuổi lớn hơn nó lại in hình bóng vào tầm tuổi đó. Nội dung câu chuyện như sau:

Một vùng nọ có một chúa đất rất nhân từ, công bằng và rất trọng trí thông minh. Nông dân làm ăn rất dễ chịu. Có một gia đình nông dân nghèo do đông con, nhưng bác nông dân rất thông minh. Một hôm đi làm về, người vợ kêu lên: "Hết bột mì rồi, chỉ còn mỗi con ngỗng thì làm sao đây?" Bác nông dân nói: "Bà cứ thịt đi tôi đã có cách". Bác mang con ngỗng đến nhà chúa đất khi họ vừa ăn chiều tối xong; Hai vợ chồng, hai cô con gái và hai cậu con trai đang uống nước, Sau khi chào hỏi bác đặt vấn đề: "Thưa ngài nhà tôi nuôi được con ngỗng rất béo và rất thơm, tôi nghĩ nó chỉ xứng với gia đình cao quý như ngài, chứ nông dân chúng tôi chỉ đáng ăn bột mỳ thôi ạ". Chúa đất hiểu ngay và tiếp lời: "Cám ơn về thịnh tình, nhưng đã biếu là phải chia cho đẹp, nếu không chia được vừa mất ngỗng vừa ăn đòn đó nghe".

Bác nông dân lĩnh ý và mượn dao thớt chặt lấy cổ và đầu ngỗng trao cho chúa đất và nói:

"Cái đầu con ngỗng chưa toàn bộ tinh hoa, trí tuệ nó rất phù hợp với địa vị và tiếng tăm của ngài";

Trao cho vợ chúa đất cái phao câu ngỗng bác tiếp:

"Đây là phần màu mỡ nhất của con ngỗng vì bà là tay hòm chìa khóa giữ việc hậu cần nên phần này rất tương xứng với bà";

Hai cánh được trao cho hai cậu con trai để bay cao bay xa nối chí cha; hai chân thì hợp với hai cô để theo kịp bước chân bà mẹ;

Còn cái mình con ngỗng bác gói lại và nói: "Đây là bộ phận chứa những thứ xấu xa của con ngỗng nên nó chỉ hợp với nông dân cục mịch như tôi thôi".

Chúa đất vỗ tay hoan hô và khen:"Tay này giỏi, giỏi...đã chia hay lại còn không quên phần mình."

Lập tức thưởng cho năm bao bột mỳ. Từ đó, đi đến đâu chúa đất cũng kể chuyện và khen ngợi bác nông dân.

Trong làng có một phú nông nhà khá giả lại hay có tính đố kỵ, sau một thời gian nghe chuyện thì lấy làm bực mình, ghen tức và quyết định đem tặng hẳn 5 con ngỗng (cho biết mặt). Chết nỗi khi bảo phải chia phần thì đứng đực ra vì trong cơn máu tức dâng lên đã quên mất đoạn phải chia. Năm con ngỗng chia cho sáu, bảy người thật là bài toán quá sức.

Lập tức bác nông dân được triệu đến và tất nhiên điều kiện là không chia được sẽ bị đánh đòn.

Bác ung dung cầm một con trao cho hai vợ chồng chúa đất và nói: Hai ông bà với một con thành ba; Tiếp theo là: "Hai cậu với một con cũng thành ba" và "Hai cô với một con cũng thành ba". Còn lại "Hai con với tôi cũng thành ba".

Chúa đất liền vỗ tay hoan hô và khen:"Tay này giỏi, giỏi...đã chia hay lại còn không quên phần mình".

Phần thưởng là 10 bao bột mỳ, còn tay phú nông bị một trận đòn.

            Tôi cứ trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn này; Liệu ta có thể rút ra được những kết luận gì hay? Tại sao bác nông dân chia thế mà được chấp nhận và khen và thưởng? Liệu có cách chia nào khác không? ACE hãy cho ý kiến.

 

 

06/05/2024