Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9817 - Tổng số hồi đáp: 24




Posted By: HienVC on 09/09/2011 17:29:22


Cảm ơn anh Thông nhiều !

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 08/09/2011 22:20:05


@ Hiên VC: Nếu hiểu theo đúng nghĩa của khái niệm Luật gia thì phải là những người chuyên nghiên cứu về pháp luật. Lịch sử để lại có những người không có bằng cư nhân luật nhưng họ rất giỏi, trong nhiều lĩnh vực họ là chuyên gia (Những người này do tự học) và những người có bằng cử nhân luật chuyên nghiên cứu về pháp luật. Trong thực tế việc sử dụng khái niệm Luật gia không được đúng với nghĩa của nó. Có những người tuy có bằng cử nhân luật nhưng không chuyên nghiên cứu về pháp luật (làm công tác tổ chức, công tác đảng, thi đua, văn phòng.v.v.v) vẫn tham gia vào Chi hội luật gia của cơ quan và vẫn tự xưng là Luật gia. Thậm chí có người tốt nghiệp đại học luật xong, mở công ty chuyên kinh doanh thiết bị dạy học, kinh doanh vật liệu xây dựng.v.vv. vẫn giới thiệu mình là Luật gia Giám đốc cty. . . Việt Nam mình là vậy mà Hiên VC. Theo đúng tiêu chuẩn để kết nạp vào Hội luật gia VN thì phải có các tiêu chuẩn như mình đã nêu.

@ Luật sư: Trước đây có trường hợp Thấm phán, Kiểm sát viên, điêu tra viên . .  .không có bằng cử nhân luật thậm trí cả bằng trung cấp cũng không có (quá độ mà) nhưng khi về hưu vẫn tham gia đoàn Luật sư và trở thành Luật sư.

Nhưng từ ngày có Luật về Luật sư thì không còn trường hợp ngoại lệ này nữa. Mình biết có người là Thẩm phán TANDTC, chức vụ tương đương Vụ trưởng, Chánh tòa và nghiệp vụ xét xử rất giỏi nhưng không có bằng cử nhân luật về hưu không được tham gia làm Luật sư.

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 08/09/2011 08:58:18


@ThongNV : Tốt nghiệp ĐH, có bằng cử nhân Luật , công tác tại cơ quan tổ chức có liên quan đến pháp luật, tham gia chi hội luật gia của cơ quan thì thành Luật gia.

Trong trường hợp không có bằng cử nhân Luật hoặc chỉ có bằng tốt nghiệp trung cấp, sơ cấp luật thì có được :

1- Tham gia chi hội luật gia hay không ?

2- Nếu được tham giathì có được gọi là luật gia hay không ?

Trường hợp có một số cán bộ công tác lâu năm trong ngành tòa án, từng giữ ( hoặc không ?) những chức vụ nhất định nhưng không có bằng cử nhân luật ( có lẽ vì lý do lịch sử), khi về hưu hành nghề luật và được gọi là Luật sư có phải là ngoại lệ đã được pháp luật qui định không ? 

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 05/09/2011 10:26:33


@ Về cơ bản Chương trình của Khoa luật Trường ĐH Quốc gia HN và Đại học luật không khác nhau, nhưng cách giảng của giáo viên hai trường khác nhau nhiều. Tôi cũng không có thời gian nghiên cứu nên không đánh giá được cách giảng nào hay hơn. Nói cháu ngoài học tốt các môn học cần phải học giỏi ngoại ngữ Tiếng anh để đọc được tài liệu tham khảo của nước ngoài và khi ra Trường có cơ hội kiếm việc làm dễ hơn.

@ Tốt nghiệp cháu được cấp bằng cử nhân, công tác tại cơ quan tổ chức có liên quan đến pháp luật, tham gia chi hội luật gia của cơ quan thì thành Luật gia. Nếu học song mà thành lập Công ty làm giám đốc thì không là luật gia được.

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 04/09/2011 20:58:31


Em có con cháu năm nay vào học năm thứ nhất Khoa Luật Đại học quốc gia.

1. Xin các Bác cho biết chương trình của Khoa này có gì khác Đại học luật.

2. Sau khi tốt nghiệp đã được gọi là luật gia chưa?

Cám ơn các Bác nhiều.

 

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 04/09/2011 18:46:28


@ThongNV&HanhLM : như vậy là mình hiểu danh từ "Luật gia " chưa được qui định rõ ràng trong các v/b pháp qui, tương tự như kinh tế gia, khoa học gia, kỹ nghệ gia, kinh tế gia v.v. và mới chỉ dừng ở mức khái niệm và do quen dùng nên có thể được thừa nhận trong một số trường hợp,  khác hẳn với các danh từ " Cử nhân luật",  " Luật sư ", "Kỹ sư", " Bác sỹ", " Dược sỹ" v.v là các danh từ được ghi rõ trong bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hẳn hoi - sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lý đối với trình độ nghề nghiệp cũng như cấp bậc đào tạo mà người sở hữu bằng cấp này đã đạt được.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 03/09/2011 22:28:29


Theo từ điển Tiếng Việt 1992 thì Luật gia là danh từ để chỉ Người chuyên nghiên cứu về pháp luật. Khái niệm "chuyên nghiên cứu" hiện nay được hiểu là những người có bằng cử nhân luật và làm các công việc có liên quan đến pháp luật tại các cơ quan, tổ chức.

Trở về đầu




Posted By: HanhLM on 02/09/2011 23:20:12


Người có Bằng đại học Luật trở lên (Trường đại học Luật, Khoa Luật các trường đại học, học viện) được gọi là Cử nhân Luật hay còn gọi là Luật gia.

Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên là luật gia được cơ quan thẩm quyền bổ nhiệm theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Luật sư là luật gia được Đoàn Luật sư cấp thẻ Luật sư như anh ThôngNV đã viết.

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 02/09/2011 18:49:54


@ThongNV: Trong lĩnh vực hoạt động luật pháp còn có một danh từ nữa thường dùng là "Luật gia" ( Td : Luật gia Phạm và cộng sự ) không biết có qui định cụ thể về khái niệm này không ?

Trên các phương tiên TT đại chúng đôi khi người ta cũng dùng "Kinh tế gia"  = Nhà nghiên cứu KT, " Khoa học gia" = Nhà nghiên cứu KH nhưng lại không dùng ( không có thì chính xác hơn ) như Hoá học gia, Toán học gia, Vật lý gia, Sinh vật gia  v.v .

Đấy là chỉ nói đến lĩnh vực khoa học thôi còn trong cuộc sống xã hội thì nhiều " gia " lắm : Đại gia, Thiếu gia, Tiểu gia v.v

Trở về đầu

Posted By: Tự sướng đào ngũ trên 24/08/2011 11:39:44


Các bác CC ơi, em có mấy câu hỏi sau, nhờ các bác giải đáp hộ.

Cái vụ lùm xùm của ông TGĐ IMF đã khép lại. Ông ta chẳng có tội gì cả. Nhớ lại khi mới có câu chuyện này, ông ta bị xích tay dẫn về trại giam. Trong khi lúc đó mới chỉ có đơn tố cáo của cô gái hầu phòng da màu. Người Mỹ chỉ cần giữ ông TGĐ ở lại Mỹ để xát xử, việc xích tay chưa thấy cần thiết.

Câu hỏi 1: Tại sao mới có đơn tố cáo của bị hại, chưa điều tra gì mà đã xích tay? Luật Mỹ cho phép làm thế à? (sao giống luật VN vậy?)

Hiện nay em thấy các Luật ở VN đều do CP soạn thảo rồi trình QH xem xét. Như vậy luật do người thực thi luật soạn thảo, làm sao đảm bảo tính khách quan. Ví dụ Luật Hàng không của VN không đề cập tới trách nhiệm bồi hoàn của các hãng HK khi xảy ra hủy chuyến, chậm chuyến, dù khi thảo luận thấy có đề cập đến.

Câu hỏi 2: Ở các nước khác, việc soạn thảo Luật được thực hiện thế nào, do ai soạn thảo?

Xin cám ơn các bạn CC.

29/04/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>