Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 6730 - Tổng số hồi đáp: 8




Posted By: NghiPH on 11/07/2013 19:10:46


Về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt, tranh luận và tranh cãi có khác nhau không nhỉ?

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 22/05/2013 12:40:03


Tui thấy các bác bác nào cũng có lý cả. Như bác Thông nói thì đầy đủ nhất, vì mục đích của tranh luận có thể đa dạng, tùy thuộc vấn đề tranh luận, người tranh luận, văn hóa tranh luận... 

Không phải lúc nào tranh luận cũng để phân biệt  thắng-thua, mặc dù phân biệt đúng-sai là mục đích rất quan trọng của tranh luận.

Tui có cảm nhận là trong một xã hội dân chủ, con người trở nên hiền hòa, vị tha hơn. Rất nhiều cuộc tranh luận của họ không có kết luận ai đúng ai sai, mà là để cho người ta hiểu mà chấp nhận sự khác biệt của nhau.

Nếu đồng ý với mệnh đề "Xã hội mà không có phản biện là xã hội đang chết lâm sàng" của bác Ngô Bảo Châu, thì các bác nghĩ sao về mệnh đề suy ra từ đó "Bọn trấn áp phản biện đang mưu sát dân tộc VN"?

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 21/05/2013 18:50:03


@CucNT: Trước khi tranh luận về bất kỳ vấn đề gì, việc đầu tiên là phải có văn hóa tranh luận đã.

Rất đáng tiếc đó lại là cái mà chúng ta không có !

Trở về đầu




Posted By: CucNT on 17/05/2013 09:10:04


Tranh luận để tìm ra 1 giải pháp tối ưu! " Ngô Bảo Châu từng nói " Xã hội không có phản biện là 1 xã hội đang chết lâm sàng"

Em rất thích tranh luận và rất ủng hộ mọi kiểu tranh luận tuy nhiên với cách tranh luận có văn hóa!

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 14/05/2013 09:38:29


Khoa học đã định nghĩa mục đích của tranh luận rồi, nhưng trong thực tiễn mục đích của tranh luận phụ thuộc vào vấn đề tranh luận và cá tính của những người tham gia tranh luận. Vì vậy, mục đích của tranh luận xét theo cá tính:

- Thể hiện cái tôi của người tranh luận để tìm ra sự thật của chân lý.

- Phân thắng bại;

-Tìm một giải pháp tối ưu.

. . .  . . . ..  ..  .

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 11/05/2013 22:49:31


Tranh luận một cách lành mạnh nhằm mục đích để tìm ra chân lý. Nhưng nhiều người (thường là các lãnh đạo) lại sợ điều này, tự cho mình là đúng đắn nhất, những ý kiến tranh luận trái chiều của người khác thường bị chụp mũ là "chống đối" bởi thế chân lý và sự thật không bao giờ được sáng tỏ, thật buồn!

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 06/05/2013 23:08:18


Anh HảiNV quan niệm mục đích của tranh luận là trao đổi, học hỏi nhau để có thêm kiến thức. Có thể đây chỉ là quan niệm của anh thôi.

Tại sao tranh luận không hướng tới sự đúng, sai; thắng thua? Không đi đến đúng- sai, thắng- thua thì tranh luận buồn tẻ lắm!

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 06/05/2013 21:35:40


Anh Nghị ơi, câu hỏi của anh đã có sẵn câu trả lời rồi mà!

"...Mục đích của tranh luận là trao đổi, cọ sát quan điểm, học hỏi lẫn nhau để lớn khôn hơn..."

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 05/05/2013 08:49:55


 

 

Tranh luận, có lẽ, có lịch sử xa xưa lắm.

Có người thích tranh luận. Có người không thích tranh luận.

Có người tranh luận rất hùng hồn (có khi hùng hổ). Có người tranh luận ôn tồn, nhỏ nhẹ.

Có những xã hội thích tranh luận, có nhiều tranh luận. Có những xã hội ít có tranh luận, ngại tranh luận.

Có thời kỳ người ta ít tranh luận. Có thời kỳ người ta tranh luận rất nhiều.

 

Vậy tranh luận có mục đích gì? Có phải đích đến của tranh luận là làm rõ ai đúng ai sai, ai thắng ai thua không?

Hay mục đích của tranh luận là trao đổi, cọ sát quan điểm, học hỏi lẫn nhau để lớn khôn hơn?...

 

Xin ý kiến của các anh, các chị về chủ đề này.

 

 

19/04/2024