KGU News >>Người KGU >>Chúng ta
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 03 Tháng chín. 2010

Một thờ để nhớ




Tác giả: TanhVH

 

 

Tôi là Hoàng Võ Tánh, 61 tuổi. Hiện đang nghỉ hưu tại Hà Nội. Xin chia sẽ một sô tình cảm của mình về tình thầy trò Xô- Việt trong thời gian học tập tại Liên Xô cũ.

Năm 1967, chúng tôi được nhà nước cho sang Liên Xô học tập. Vì là hộc sinh miền Nam nên lúc đó tôi và nhiều anh chị em học sinh miền Nam khác đi theo tiêu chuẩn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Tháng 10/1967, sau 9 ngày ngồi xe lửa từ Đồng Đăng đến Moscow, chúng tôi được các thầy cô đón tạo sân ga Yaroslavskaya ở Moscow, sau đó lại đi tiếp về Bacu- thủ đô của CHXV Azecbaizan, nơi tập trung khoa dự bị của đoàn học sinh đi theo tiêu chuẩn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Chúng tôi học dự bị 1 năm tại Trường đại học dầu- hoá Bacu.

Đầu tháng 8/1968 chúng tôi được Đại sứ quán phân về học tại Trường đại học tổng hợp quốc gia Kishinhôp mang tên V.I Lenin thuộc Cộng hoà Xô Viết Moldavia. Bắt đầu cuộc đời sinh viên chính thức của chúng tôi tại một đất nước xa xôi. Trong suốt thời gian học tập 6 năm ở Liên Xô, chúng tôi được các thầy cô giáo Xô Viết ân cần chăm sóc và dạy bảo. Nhớ lại những ngày học dự bị, cứ một buổi lên lớp, một buổi thì cô giáo già Leylykhanum đưa chúng tôi đi chơi hoặc đưa vào các trường phổ thông để luyện nói. (lúc đó 1 lớp chỉ có 4-5 sinh viên). Nhà trường lo cho từ cái ăn đến cái mặc.

Vào những năm học đại học, chúng tôi cùng với các bạn sinh viên Liên Xô và các nước khác cung học cung một lớp. Bất cứ môn học nào, sinh viên Việt Nam cũng được các thầy cô giáo lưu tâm hơn. Khoá chuyên môn của chúng tôi là Sinh hoá các cây có tinh dầu thuộc bộ môn sinh hoá thực vật Khoa Sinh vật của Trường đại học tổng hợp quốc gia Kishinhôp mang tên V.I Lenin. Chúng tôi gồm 5 người do 3 PGS, PTS đảm trách. Chúng tôi được nhà trường chia cho từng khu đất nhỏ để trồng các giống cây Bạc hà, sau đó cất lấy tinh dầu để nghiên cứu đánh giá chất lượng của từng loại giống. Thầy giáo PGS, PTS Grygorevich Nicolaev lúc đó khoảng 65 tuổi,  cô giáo PGS, PTS Kubrac Marya lúc đó khoảng 45 tuổi và cô giáo PTS  Ana Vaxilevna lúc đó còn rất trẻ khoảng 30 tuổi. Năm anh chi em chúng tôi được các thầy cô giáo bảo ban hướng dẫn từ kỹ thuật trồng trọt cho đên kỹ thuật thu hái cây Bạc hà và các phương pháp nghiên cứu tinh dầu. Năm 1973 chúng tôi trở về nước nhận công tác. Tôi về nhận công tác về nuôi trồng chế biến dược liệu tại Tổng công ty dược Việt Nam thuộc Bộ Y tế.

Trong thời gian học tập tại Kishinhốp, một kỷ niệm không bao giờ quên, đo là vào sáng sớm ngày 03/9/1969. Lúc đó tôi là đơn vị phó đơn vị lưu học sinh Việt Nam của trường. Khoảng 6giờ sáng, bà Ông quản trị ký túc xá lên gõ cửa phòng tôi và thông báo " Tanh ơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng mày đã qua đời", tôi không tin và hỏi lại "Có thật không?" và Ông ấy bảo là thật vì trên khoé mắt ông ấy có những giòng nước mắt. Ông ấy bảo là đầi Tiếng nói Moscow vừa thông báo. Tôi liền gặp Anh Dinh đơn vị trưởng thông báo lại và chúng tôi gọi điện về Đại sứ quán để hỏi lại và xin chủ trương. Đại sứ quán thông báo là đúng và hướng dẫn chúng tôi lập bàn thờ để tang Bác. Anh em chúng tôi lên báo cáo với nhà trường để xin lập bàn thờ tại Phòng đọc ký túc xá. Các thầy cô nghe tin Bác mất cũng khóc và chia sẻ đau buồn với sinh viên Việt Nam. Nhà trường cấp cho chúng tôi tiền để mua vải đen và đổ để làm băng tang, giúp chúng tôi làm ảnh Bác cỡ lớn để trên bàn thờ. Bắt đầu từ ngày 3/9 năm đó chúng tôi phân nhau túc trực bên bàn thờ Bác. Trong thời gian này, các thầy cô giáo trong trường và các bạn sinh viên Liên Xô và các nước khác thường xuyên đến viếng Bác, những giọt nước mắt của các thầy cô đã làm cho chúng tôi vơi đi nỗi buồn đau quá lớn. Vào thời gian đó có đoàn sinh viên bên nước mới qua. Các em đi tàu thuỷ đên Vladivostoc, sau đó chuyển sang tàu hoả đến Kishinhốp, vì chưa biết tiếng nên không được biết Bác đã mất. Tôi và các thầy cô giáo ra đón các em ở sân ga, khi các em nhìn trên tay chúng tôi và các thầy cô giáo có băng tang viền đỏ đên thì hỏi, Chúng tôi báo cho các em biết thì lúc đó sân ga oà lên những tiếng khóc thảm thiết của các em, làm cho những người Xô Viết xung quanh không cầm được nước mắt. Sáng 9/9/1969 theo đúng nghi thức qui định, chgúng tôi rước di ảnh Bác sang Hội trường lớn  nhà văn hoá của trường, ở đó ngày hôm trước nhà trường cùng với anh chị em sinh viên đã chuẩn bị bàn thờ để tổ chức lễ tưởng niệm và đưa tiễn Bác như ở trong nước. Đoàn người rước di ảnh Bác cùng cờ tổ quốc rủ băng tang kéo dài gồm trên 200 sinh viên Việt Nam và các thầy cô giáo Liên Xô và các bạn sinh viên khác. Hội trường lúc đó đã đông kín giáo viên, sinh viên, đại diện các cơ quan và nhân dân TP. Kishinhốp. Chúng tôi cùng các thầy cô giáo trong trường đã làm lễ tưởng niệm và tiễn đưa Bác với nghi thức trang trọng. Hội trường luôn vang lên những tiếng khóc não lòng.

Đã 37 năm tạm biệt các thầy cô Trường Tổng hợp Kishinhốp, có lẽ lúc này thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp đã qua đời, các cô giáo cũng đã già và nhất là qua những biến động về chính trị xẩy ra tại LIên Xô (cũ) và tại Moldova, cuộc sống của các thầy cô cũng gặp nhiều khó khăn. Do điều kiên không thể sang thăm lại các thầy cô Xô Viết cũ, tôi viết lại vài dòng này để muốn nói răng: Cha mẹ sinh ra chúng tôi, nhà nước chăm lo cho chúng tôi nhưng chính các thầy cô Xô Viết đã mang lại trí thức, đạo lý làm người công dân có ích cho đất nước mình đến với chúng tôi. Chúng tôi xin bày tỏ muôn vạn lần cảm ơn các thầy cô Xô Viết, những người cha, người mẹ thứ 2 của thế hệ chúng tôi và luôn là những người Thầy, người Bạn lớn của chúng tôi tuy có người mất, có người còn.

 

Để trở lại với những kỷ niệm quá khứ, theo đề nghị của một số anh chị em trong nhóm, tôi đề nghị Ban Tổ chức cuộc gặp mặt Thầy trò Xô Việt gửi cho chúng tôi giấy mời theo

 

Xin gửi đến Ban Tổ chức lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng

            ( Đây là bài viết tôi đã gửi VTV để xin giấy mời dự buổi gặp mặt "Thầy trò Xô-Việt", nay xin post lên trang Studentkgu để kỷ niệm. Gia đình tôi là gia đình KGU. «Мой дом»  Đinh Thị Mai ngôì ở hàng đầu giữa thầy và cô giáo)

Hoàng Võ Tánh- Sinh vật 1973


Người post: TanhVH

Ngày đăng: 03-09-2010 22:10






Xem 1 - 1 của tổng số 1 Comments

Từ: HanhLM
12/09/2010 22:15:58
Anh Tánh ơi,ngày Bác Hồ mất, em mới vào lớp 6 tại nơi sơ tán ở Ứng Hòa-Hà Tây(cũ).Chúng em ở Trại trẻ sơ tán của Bộ Tư lệnh Pháo binh (Vì ba em là bộ đội, công tác ở BTLPB mà). Đêm 2/9/1969, xe con của Bộ Tư lệnh lên Trại thông báo tin Bác mất. Em là Đội trưởng thiếu niên của Trại, nên cũng được mời lên phòng chú Trại trưởng nghe phổ biến tin mật. Vừa nghe xong em khóc ầm lên, nhưng được "ra lệnh" là phải nín khóc ngay, ko cho ai biết, ở lại phòng chú Trại trưởng cùng các cô chú khâu băng tang. Hôm sau,toàn thể Trại ra xã cùng dự lễ truy điệu Bác. Em được giao nhiệm vụ phải nhắc nhở các bạn ko được cười đùa, nghịch ngợm. Nhiệm vụ tưởng đơn giản, nhưng cũng khó ra phết, vì nhiều em còn nhỏ quá, chưa hiểu gì,nên nhiều khi quên mất lời dặn dò vẫn vô tư chạy nhảy,trêu chọc nhau.Chỉ khổ cho em phải chạy tới chạy lui nhắc đứa này, mắng đứa kia...Đã hơn 40 năm rồi mà em vẫn nhớ kỷ niệm của những ngày đau buồn đó anh ạ.


Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 882 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s