KGU News >>Người KGU >>Thầy cô
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 16 Tháng chín. 2010

Tôn Sư Trọng Đạo – một nét đẹp của người Việt ?




Tác giả: KhoaDT

Suy nghĩ sau chương trình “Thầy trò Xô-Việt ngày gặp lại” (VTV3, 17/1/2010)

 

Chỉ còn vài tháng ữa nlà toàn dân ta sẽ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước. Có thể trong các tư liệu lịch sử đã có ghi lại chi tiết nhưng chúng ta vẫn cần nhắc lại cho thế hệ trẻ của đất nước trong thế kỷ 21 rằng nhân dân và chính phủ Liên Xô cũ đã có những đóng góp vô cùng lớn lao vào chiến thắng vĩ đại trên của dân tộc Việt Nam. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bao trùm lên gần như toàn bộ tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quôc phòng… của đất nước trong những năm chống Mỹ cứu nước và một trong những điểm nhấn không thể phai mờ được là sự giúp đỡ vô tư, đùm bọc của đất nước Xô Viết trong việc giáo dục, đào tạo cán bộ cho Việt Nam. Hơn 52 nghìn công dân Việt Nam (kể cả người viết bài này) đã được đào tạo và trưởng thành trong các cơ sở giáo dục trên hầu hết các thành phố lớn của Liên Xô cũ và tôi tin chắc rằng đa số chúng ta cùng được gắn bó với nhau bởi một tình cảm sâu sắc đối với các thầy cô giáo Xô Viết cũ của mình. Cũng vì thế mà đông đảo anh em chúng ta thực sự cảm ơn ban biên tập đài truyền hình trung ương cùng các nhà tài trợ đã tổ chức một chương trình hội ngộ thầy trò Xô-Việt rất cảm động và ấn tượng hôm 17/1 vừa qua. Tuy chỉ theo rõi qua truyền hình, đây là lần thứ hai (sau lần gặp mặt cựu lưu học sinh, sinh viên VN với tổng thống Nga V. Putin ở Hà Nội) tôi thực sự xúc động đến trào nước mắt khi được chứng kiến tình cảm của những người học trò Việt đối với những thầy cô cũ của mình ở đất nước Nga xa xôi. Mặc dù chỉ có rất ít anh chị em được thực sự gặp lại người thầy của mình hôm đó nhưng đa số chúng ta đều có dịp nhân chương trình của VTV3 hồi tưởng và nhớ lại thầy cô mình trong những năm không quên của tuối sinh viên trên đất nước Xô Viết và một lần nữa thầm cảm ơn các thấy cô đã dạy dỗ, giúp đỡ ta trưởng thành nên người như ngày nay. Có thể nói bằng công việc tâm huyết và tình cảm chân thành từ trái tim của mình, đa số các thầy cô Xô Viết cũ đã chiếm được một ví trí rất lớn trong tình cảm của học trò Việt và tình cảm đó đã được thể hiện vô cùng chân thành và cảm động trong chương trình gặp mặt vừa qua. Được trải nghiệm cuộc hội ngộ xúc động này, ngài đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Ucraina tại nước ta đã rất thật nói lên rằng đã đến lúc các đồng bào của ông ở Liên Xô cũ cũng phải học nhiều điều từ người Việt Nam, đặc biệt là học tình cảm và lòng kính trọng của người học sinh Việt đối với thầy cô giáo cũ của mình. Cuộc gặp mặt vừa qua cũng đã thể hiện được nét văn hóa "Tôn Sư Trọng Đạo" truyền thống của nhiều thế hệ người Việt từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, sau khi nghe lời phát biểu của vị đại sứ nọ, chúng ta cũng dễ dàng có luôn một câu hỏi với chính mình là tình cảm thầy trò sâu sắc như vậy có thực sự còn là một nét đẹp đặc trưng của người Việt hiện nay không? Có lẽ đây vẫn là một vấn đề có thể còn gây tranh cãi trong các nhà nghiên cứu xã hội học nhưng từ những quan sát của chính bản thân tôi có cảm tưởng rằng nét đẹp này trong con người Việt đang có khuynh hướng mai một đi và đây là một trong những dấu hiệu đáng buồn về sự xuống cấp trong đạo đức và tình người của thế hệ trẻ. Những tin tức về học sinh hành hung thầy giáo gây thương tích nặng phải cấp cứu vào bệnh viện hay ngược lại là những chuyện đánh đập, hành hạ, lạm dụng học sinh của giáo viên … bây giờ không phải là hiếm. Buồn hơn nữa là kết quả của những cuộc thăm dò ý kiến học sinh, sinh viên gần đây còn cho thấy ~ 70% các em lựa chọn cách cư sử không trung thực vì nó thích hợp hơn với cuộc sống xã hội và quan hệ thầy trò trong giai đoạn hiện nay. Người ta bây giờ nhiều khi nói đến "Tôn Sư Trọng Đạo" như một cớ để biện bạch cho việc đi "quà, phong bì" thầy cô, đặc biệt vào những thời điểm nhậy cảm như ngày 20/11 hay trước những kỳ thi cử quan trọng… Với câu hỏi đằng sau những gói quà to, phong bì dày trên có chút tình cảm thầy trò thực sự không thì mỗi người có thể có câu trả lời của riêng mình, nhưng các thầy cô mà đã từng trải nghiệm mình bị học trò "quên" đi nhanh một cách chóng mặt sau khi ra trường, tốt nghiệp… thì chắc sẽ có cùng quan điểm. Trong khung cảnh một lối sống thực dụng đang trở nên ngày càng phổ biến thì không dễ dàng có chỗ cho những tình cảm thầy trò sâu sắc, chân thành và tuyệt vời như tình thầy trò Xô Việt của thế hệ các cựu lưu học sinh Việt. Không có gì ngạc nhiên khi một bạn đọc trẻ của VietnamNet đã tâm sự mong ước "có dịp được sang Nga học tập và làm việc tại đó để cũng được trải nghiệm những tình cảm tuyệt vời" như đã được chứng kiến trong chương trình hội ngộ thầy trò Xô-Việt của VTV3.

Với tất cả những bất cập hiện nay của ngành giáo dục & đào tạo cùng những ảnh hưởng tiêu cực của một xã hội kinh tế thị trường, chúng ta vẫn phải khẳng định với nhau là có rất nhiều thầy cô Việt thuộc các thế hệ khác nhau đã và đang đem hết tâm huyết và tình thương vào công việc giảng dạy, chăm sóc và dạy dỗ học sinh của mình. Những bậc thầy cô này cũng xứng đáng được vinh danh và nhận những tình cảm biết ơn của học sinh cũ. Mong rằng báo chí, các cơ quan truyền thông sẽ thấy cần thiết tổ chức những chương trình hội ngộ thầy trò Việt-Việt tương tự như cuộc gặp mặt thầy trò Xô-Việt vừa rồi của VTV3 để góp phần vun đắp những tình cảm thầy trò sâu sắc và chân thành, giáo dục nhân sinh quan thế hệ trẻ và khẳng định lại rằng "Tôn Sư Trọng Đạo" thực sự vẫn là một nét đẹp của người Việt chúng ta.

Đào Tiến Khoa
Viện Khoa Học & Kỹ Thuật Hạt Nhân


Người post: NgocBQ

Ngày đăng: 16-09-2010 08:08





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s