KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 13 Tháng hai. 2016

GIANG VĂN MINH (1582-1639)




Tác giả: TungDX

Vị sứ thần làm vẻ vang cho đất nước

Tấm bia đá làng Cam Lâm dựng ngày 8 tháng 10 năm Quang Thái thứ ba (1390) đời Trần Thuận Tông còn ghi rõ: “Nguyên xưa kia đất đai xứ này là núi rừng trùng điệp, gọi là Đường Lâm…”.

Nơi đây vinh hiển và lẫy lừng có cụ Thám hoa họ Giang, trong ngôi nhà thờ “Giang Thám Hoa công từ” ở ngay sát đình làng Mông Phụ, còn có câu đối treo giữa nhà:

Trăm năm lễ nghĩa làng Mông Phụ

Nghìn thuở thanh danh, cửa Thám hoa

Ông Giang Văn Minh, tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung tiên sinh, sinh ngày mồng 6 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1582) tại làng Mông Phụ, ấp Đường Lâm, …Từ thuở nhỏ, ông tuấn tú, thông minh, học đâu nhớ đấy, văn thơ lưu loát, ứng đối lanh lợi, tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng. Năm 1628 ông đỗ tiến sĩ đệ tam Thám hoa, bổ làm quan năm1631.

Đầu thế kỷ thứ 17, sự o ép của nhà Minh buộc họ Trịnh phải xin cầu hoà và xin phong cho vua Lê để có đủ danh nghĩa thống trị. Nhà Minh bắt vua Lê hai lần phải lên tận trấn Nam Quan để xét hỏi, nhận mặt và còn sách nhiễu đòi lễ vật và cống nạp người bằng vàng mà nhân dân ta thời đó thường gọi là trả “nợ Liễu Thăng”gồm 2 người bằng vàng và bạc, mỗi người đều cao 1 thước 2 tấc và nặng 10 cân

Mùa đông 1637 Lê Thần Tông cử một phái bộ do ông Giang Văn Minh làm chánh sứ cùng với các ông Nguyễn Duy Hiếu, Nguyễn Quang Minh, Trần Nghị… đi sứ xin phong cho nhà vua.

Thái độ khinh miệt và coi thường phái bộ An Nam của vua quan nhà Minh làm  Giang Văn Minh hết sức căm giận và phẫn uất…

Vào ngày tiết khánh thọ của vua Minh, tất cả sứ thần các nước có mặt tại dịch xá đều mũ áo chỉnh tề, mang theo lễ vật vào triều kiến. Ông Minh không đi mà nằm lăn ra mà khóc lóc thảm thiết,…  vua Minh triệu vào chầu, phán: “Hôm nay là ngày khánh thọ của Thiên triều, cả nước vui mừng, các sứ thần đều phấn khởi yến tiệc, cớ sao mình sứ thần lại lăn ra khóc lóc thảm thiết là có ý gì?

 Ông Minh liền dõng dạc tâu: “Theo lệnh vua Lê, sứ thần được sang triều cống quý quốc thấm thoát đã hàng năm lưu lạc trên đất khách quê người nhưng vẫn chưa làm tròn trọng trách, còn lòng dạ đâu mà vui được. Nay đã đến ngày giỗ vị tằng tổ của thần mà thần vẫn chưa được về quê hương đèn hương tưởng niệm, như vậy chẳng là đắc tội với tiên tổ hay sao?”…, rồi lại ôm mặt khóc.

Nghe, vua Minh cười phán: “Nhà ngươi quả là một người trung hiếu vẹn toàn, thật là chí lý. Nhưng tưởng chuyện gì chứ việc ông tổ đã ba đời rồi đến nay còn gì là ràng buộc tình cảm nữa mà phải lo mang tiếng với người đời chỉ vì không về được quê hương tưởng niệm”.

Nghe vua Minh phán, ông liền tâu rằng: “Thần cũng nghĩ vậy, nhưng nay Thiên triều bắt cống người vàng để trả “nợ Liễu Thăng” đã chết cách hơn 200 năm rồi, thần thiết nghĩ Thiên triều nên xoá bỏ …”

Lời tâu thấu tình, lý lẽ đanh thép đầy thuyết phục trước mặt triều thần và sứ thần các nước, vua Minh đành ra lệnh bãi lệ cống người vàng kéo dài từ thế kỷ thứ 15.

Thấy tài ứng đối lanh lợi lại thông minh và thấy có nhiều điều lạ, biết ông Minh không phải là người thường Vua Minh đã có ý ghét nhân một hôm ra vế câu đối thử:

Đồng trụ chí kim dài dĩ lục (Cột đồng trụ tới nay rêu xanh).

cố ý nhắc cột đồng trụ Mã Viện nhà Đông Hán để bêu xấu…

ông Minh kiêu hãnh và dõng dạc đọc luôn vế đối:

Đằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng từ xưa máu đỏ)

Vế đối thật hoàn chỉnh, lời lẽ đanh thép và đầy khí phách anh hùng nhắc lại Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981) và Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông (1288) trên sông Bạch Đằng,

Phục trước tài ứng đối, trí thông minh và lòng tự hào dân tộc của ông Minh, một phần uất ức trước việc sứ thần An Nam dám ngạo mạn nhắc lại cái nhục đi cướp nước của “Thiên triều”, bất chấp cả luật lệ bang giao, vua Minh liền hầm hầm nét mặt, quát tháo: “Sứ thần An Nam cố ý làm nhục Thiên triều, tội đáng xử trảm”, liền ra lệnh cho quân sĩ lấy trám đường gắn vào hai mắt và bịt miệng không cho ông tiếp tục mắng nhiếc…rồi cho mổ bụng ông xem “sứ thần An Nam to gan lớn mật đến chừng nào?”. Ngày ấy là ngày 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639).

Ông Giang Văn Minh bị giết năm 57 tuổi.

Ở Hà nội phố Giang Văn Minh nối Kim mã với Giảng võ

06-TẾT-2016 TUNGDX

 


Người post: TungDX

Ngày đăng: 13-02-2016 16:04






Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: CuongLV
15/02/2016 15:33:28


 


 


 


  Chuyện này cũng đơn giản thôi, thi TS ngày trươc có 3 Kỳ : Hương, Hội và Đình. Môĩ kỳ thi laị chia ra làm nhiều vòng khác nhau, môĩ vòng sẽ thi 1 loaị văn bài riêng. Đại thể mỗi Kỳ thi Hương và thi Hôị, thí sinh sẽ qua 3 đến 4 môn thi, mỗỉ môn thi vào 1 ngày, có vươt qua môn/đợt thi trước mới được vào thì tiếp vòng/môn thi sau. Riêng thi Đình chỉ thi 1 môn và trong 1 ngày thôi, kết quả thi Đình được lấy để phân loaị chức danh. Vì thế, có nhiều ông đỗ đầu thi Hôị ( goị là Hội nguyên ) nhưng vào thi Đình làm bài kém nên không được chấm đỗ đầu chung cuộc ( gọi là Đình Nguyên). Không phải ai đỗ đầu cũng là Trạng nguyên, nhiều khoa chỉ có Đình nguyên đồng Tiến sỹ xuất thân thôi vì khoa đó không có bài thi xuất sắc. Sau này, triều đaị nhà Nguyễn ra Luật Tứ Bất/Bốn Không là không lập Hoàng Hâụ, không chọn Tể tướng, không chấm đỗ Trạng Nguyên và không phong chức cho dòng tộc để tránh tranh giành quyền lơị với Nhà Vua. Vì thế trong triều đại Nhà Nguyễn không có ai được chọn làm Trạng Nguyên cả. cảm ơn bạn Guest Thu đã quan tâm chia sẻ.


 


 


 




Từ: Guest Thu
15/02/2016 11:44:48

Đề nghị bác CuongLV đính chính giải thích rõ hơn:


Thời kỳ phong kiến VN, thí sinh qua 3 kỳ thi cử : Kỳ thi Hưong chọ ra Cử Nhân, Tú Tài... Cử nhân là người qua cả cả 4 đơt thi và sẽ được thi tiếp lên TS



Từ: CuongLV
15/02/2016 04:36:28


 



Bài cuả TungĐX các thông tin chuẩn xác cả, chỉ xin bổ sung chút chút về học vị của Cụ Giang Văn Minh như sau: Thời kỳ phong kiến VN, thí sinh qua 3 kỳ thi cử : Kỳ thi Hưong chọ ra Cử Nhân, Tú Tài... Cử nhân là người qua cả cả 4 đơt thi và sẽ được thi tiếp lên TS, còn Tú tài qua được 3 vòng, không có quyền thi tiếp lên Tiến sỹ ở hai kỳ thi Hội, thi Đình sau đó. Thi Hôị ai qua đều là Tiến sỹ nhưng chưa được ban chức danh chinh thức. Chỉ sau khi vào thi Đình (thi ngay trong cung Nhà Vua, do chính Vua ra đề bài ) các thí sinh mới được chức danh theo 3 hạng/3 Giáp như sau. 1/ TS Cập đệ Đệ nhất giáp/Tam khôi - tôí đa 3 ngươì là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa/Thám hoa lang. Tên chính thức là Trạng Nguyên- TS cập đệ Đệ Nhất giáp Đệ nhất danh, Bảng nhãn - TS Cập đệ đệ nhất giáp Đệ nhị danh và Thám hoa - TS Cập đệ Đệ Nhất giáp Đệ tam danh.  Sau 3 ông Tam khôi là Hoàng giáp, goị chung là Đệ Nhị giáp TS xuất thân, hạng 3 chỉ goị là chung Đệ Tam giáp Đồng TS xuất thân. Số lượng 2 hạng TS sau không hạn chế...Cụ Giang Văn Minh đạt học vị Thám Hoa, nghĩa là chỉ sau 2 ông Trạng nguyên và Bảng Nhãn, còn cao hơn các ông Hoàng giáp và TS cùng khoa thi này.



 


 




Từ: Guest Hanoi
14/02/2016 22:11:17

Đặc điểm địa lý: Phía Bắc giáp Đội Cấn, phía Đông Nam giáp Cát Linh.
Các tuyến phố cắt ngang: Đội Cấn - Kim Mã - Ngõ Núi Trúc - Giảng Võ.
Các ngành hàng chính:
Trên phố tập trung nhiều các văn phòng cơ quan lớn và quan trọng: Nhà hát chèo trung ương, Tập đoàn bưu chính viễn thông Quân Đội (Vietel). Ngoài ra, còn có chùa Cựu Kim Sơn (chùa Kim Mã) linh thiêng.



Từ: PhuND
14/02/2016 18:04:48

Cảm ơn anh TungDX! Ở Q.2 Tp. HCM có khu đô thị GV Minh. Giờ mới biết về Ông.



Từ: Guest KhoaDT
14/02/2016 03:36:52

Cám ơn Tung đã cho những thông tin lịch sử về GV Minh. Trước đây mình cữ nghĩ chắc đây là một nhân vật của lịch sử hiện đại. Xin phép share thông tin này trên FB nhé.



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 882 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s