KGU News >>Người KGU >>Thầy cô
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 28 Tháng tám. 2010

CÔ LUDMILA CỦA CHÚNG TÔI




Tác giả: Meomun

CÔ LUDMILA CỦA CHÚNG TÔI

Kính tặng hương hồn cô Ludmila Franxeevna Xelexkaia !

 

          Nguyễn Thị Mai- Nguyễn Hồng Vân, Luật 1988

                 

Gần hai mươi năm đã qua, kể từ ngày đặt chân lên đất nước Moldavia rực rỡ ánh nắng, một nước cộng hòa nằm ở phía tây nam Liên bang Xô viết cũ, nhưng những kỷ niệm về một thời sinh viên sôi động ấy chúng tôi vẫn không thể nào quên. Với nhiều người trong số chúng tôi, những kỷ niệm ấy gắn liền với một cái tên của một Con người– Ludmila Franxeevna Xelexkaia, cô giáo tiếng Nga, phụ trách khối sinh viên Việt Nam của khoa chúng tôi học trong những năm 80 của thế kỷ trước. Đó cũng là một trong những giáo viên người Nga chính gốc, vốn không nhiều trong một trường đại học ở một nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ.    

 

Ngày ấy, có nhiều thầy cô giáo dạy tiếng Nga cho sinh viên Việt Nam, từ năm dự bị đến năm thứ 5. Đa số thầy cô rất tốt, rất nhiệt tình với sinh viên. Tuy nhiên. cô Ludmila Franxxevna là gắn bó với sinh viên Việt Nam lâu nhất. Với cô, ai nấy trong chúng tôi đều rất ấn tượng về một giọng nói tiếng Nga luôn chau chuốt, kỹ càng và một sự nhiệt tình hiếm có của cô đôi khi dẫn đến bị hiểu lầm.

 

Hồi ấy, cô chừng 35 đến 40 tuổi, mái tóc vàng rực rỡ luôn được cô uốn chải một cách công phu và vấn cao trên đầu như một vương miện óng ánh, khiến tôi cứ nghĩ đến nàng Ludmila trong truyện thơ Ruslan và Ludmila của Puskin. Nhưng cô Ludmila Franxeevna (chúng tôi thường gọi tắt là cô Lud) lại có dáng người khá to béo. Có lần, chúng tôi được cô mời đến nhà chơi, cô diện cái áo Kimôno có thêu rồng ở vạt trước do một sinh viên Việt Nam tặng với vẻ mặt rất hãnh diện. Nhưng do cô to lớn nên cái áo trở nên khá chật. Thấy thế, ông chồng cô pha trò: - “Ludmila, em không cần mặc cái áo đó đâu, vì chính em cũng chẳng khác gì con rồng!”, khiến cả lũ cười bò, còn cô thì đỏ cả mặt.  

 

Cô hay mời sinh viên Việt Nam về nhà chơi, điều này vốn không phổ biến đối với người châu Âu. Mặc dù lương giáo viên của cô  hạn hẹp, nhưng mỗi lần đến nhà cô, cả lũ chúng tôi đều bị ép ăn đến no căng, cô còn bắt chúng tôi phải mang về những lọ nước hoa quả mà cô đã dày công làm để dự trữ cho mùa đông. Bởi cô cứ thương “bọn trẻ” phải sống xa đất nước, xa gia đình. Bọn con trai thì kháo nhau: -Con gái cô xinh thật! Chẳng là ngày ấy Olia, con gái cô mới chừng 16, 17 tuổi, thon thả, xinh đẹp.  

 

Có lần cô dẫn chúng tôi tham quan vườn thực vật của nước Cộng hoà Môn đa via. Sau khi nghe các chuyên gia nói chuyện, chúng tôi tham quan các nhà kính, nơi ươm các giống cây lạ, một bạn đã vô tư hái một bông hoa trắng trong nhà kính. Sau chúng tôi mới biết bông hoa đó là kết quả lai tạo giống khá lâu dài của các chuyên gia. Chuyện hái hoa tưởng nhỏ bỗng trở thành một chuyện lớn, vì thế bị hội đồng hương mang ra để kiểm điểm, rồi đại sứ quán nghe đâu cũng biết. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ phản ứng khá gay gắt của các chuyên gia vườn thực vật sau khi họ biết sự việc và vẻ mặt bàng hoàng và thất vọng của cô Lud, bởi cô là người phụ trách, bởi cô đã dặn đi dặn lại chúng tôi từ đầu về nội quy của vườn thực vật. Trái với dự đoán của chúng tôi, cô không mắng mỏ, trách móc nhiều mà chỉ rất buồn, khiến chúng tôi rất day dứt.

 

Cô tận tình, theo sát sinh viên đến mức đôi khi khiến chúng tôi khó chịu vì cảm giác bị coi là trẻ con. Vào dịp nghỉ đông, nếu không có chương trình đi chơi ở thành phố khác thì thường chúng tôi phải tham gia các buổi ngoại khóa, văn nghệ hay tham quan các nhà máy, xí nghiệp, chúng tôi thường gọi các hoạt động ấy là “đi hữu nghị”. Vào những buổi sáng mùa đông ấy, mặc dù có thông báo là sẽ có “đi hữu nghị”, nhưng trong ký túc xá chúng tôi vẫn quấn chăn ngủ ngon lành. Trong khi đó, cô Lud đến gõ của từng phòng, giục chúng tôi dậy để đi cho đúng giờ vì sinh viên Việt Nam  nổi tiếng lề mề. Có người còn làu bàu trách cô phá vỡ giấc ngủ ngon. Tuy mất giấc ngủ “nướng”, chúng tôi vẫn ngoan ngoãn bám lấy cô, cứ như gà con bám quanh gà mẹ khi đi qua những bậc đá cao, trơn tuột vì đóng băng ở con dốc dưới chân ký túc xá. Có bạn trượt chân ngã đau quá, ngồi phệt xuống khóc. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì với thân hình to lớn như vậy, cô lại hết sức nhanh nhẹn và chắc chắn.

 

Còn nhớ một ngày chủ nhật đầu tháng 5, chúng tôi đi lao động cộng sản ở một nông trang ngoại thành. Cô hướng dẫn chúng tôi buộc các dây nho lên dàn thép để khỏi sà xuống đất. Môn đavia là xứ sở nho mà. Thường thì những ngày lao động cộng sản ấy rất vui, công việc không nặng nhọc gi, chúng tôi lại có dịp ra ngoại thành hít thở không khí trong lành, nghịch ngợm và có dịp giao lưu với sinh viên trường khác. Thế nhưng hôm ấy. chúng tôi bảo nhau giữ một thái độ rất lạnh nhạt với cô Lud. Chẳng là hôm trước, chúng tôi bị thầy trưởng khoa phê bình vì thái độ học tập thiếu nghiêm túc, thầy còn nắm rõ thông tin ai trốn para (tiết học) nào. Việc chúng tôi bị trường và khoa phê bình thì không mới. Tuy nhiên hôm đó, chúng tôi đều bực mình vì thầy khá nặng lời, lại “vơ đũa cả nắm” là “sinh viên Việt Nam” và cứ nhắc tới thế hệ các anh chị sinh viên Việt Nam học ở trường từ gần 20 năm trước với vẻ tiếc nuối khiến ai cũng tự ái.  Vậy là chúng tôi đoán, chắc chỉ có cô Lud mới nắm rõ và cung cấp các thông tin này cho nhà trường và khoa để chúng tôi bị mắng, khiến chúng tôi mất mặt với các sinh viên các nước khác. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ, chúng tôi đã đắc thắng ra sao khi thấy cô buồn và tỏ ra cam chịu khi tất cả đều đáp lại cô bằng một thái độ im lặng một cách khó hiểu.

 

Giá như thời gian có thể quay trở lại, cho chúng tôi được tạ lỗi với cô. Ngày ấy, tuy đã là sinh viên, thậm chí là sinh viên già vì nhiều người đi bộ đội về mới vào đại học, nhưng với cô, chúng tôi vẫn như một lũ trẻ nghịch ngợm. Sinh viên Việt Nam học khá nhưng vẫn mang tiếng là thiếu kỷ luật nếu so với sinh viện Cộng hoà Dân chủ Đức cũ, (kể cũng không oan), khiến cô phải mất thời gian và nhiều khi cô cũng bị khiển trách, vì cô là người phụ trách. Chúng tôi cũng biết, cô không được trả lương vì công việc đó. Chỉ có lòng nhiệt tình và một trái tim nhân hậu của cô mới khiến cô không mệt mỏi, nản lòng, cả khi bị chính sinh viên của mình hiểu lầm.

 

Hai năm trước, một bạn trong số chúng tôi có dịp đi du lịch Châu Âu. Bạn ấy đã bỏ cả chuyến đi để tìm cách về lại Môn đa via, thăm lại trường xưa, cái dốc với những bậc đá cũ và thăm cô Ludmila Franxeevna thân yêu. Lúc ấy, cô đang bị bệnh hiểm nghèo, cô từ chối tất cả những cuộc viếng thăm của mọi người, bởi cô không muốn ai thương hại mình. Tuy nhiên, khi nghe con gái nói có học sinh cũ từ Việt Nam đến thăm, cô đã rất vui mừng và gượng hết sức để đón tiếp. Bạn chúng tôi kể rằng bạn cảm thấy hết sức xót xa khi thấy cô Lud của chúng tôi với mái đầu kiêu hãnh và dáng đi luôn ngẩng cao ngày nào bây giờ nằm trên giường bệnh và sự sống chỉ còn tính từng ngày. Tuy thế, cô vẫn nhớ tên sinh viên cũ và hỏi thăm về từng người. Cô kể, sau khi Liên Xô tan vỡ, giáo viên tiếng Nga hầu như thất nghiệp. Lâu lâu cũng có sinh viên các nước tư bản sang học, họ nhai kẹo cao su khi nói chuyện với thầy cô, gác cả hai chân lên bàn trong giờ học và cô thở dài. Cô nói rằng những năm tháng được dạy sinh viên Việt Nam là những năm tháng đẹp nhất của cô. Hai tháng sau, cô qua đời.

 

Ludmila Franxeevna, hãy tha thứ cho chúng con. Cầu mong cô yên nghỉ và xin cô hãy nhớ rằng, với chúng con, những “maltricki, devochki” (cô bé, cậu bé) xa nhà ngày ấy của cô đã coi cô như người mẹ, như trong điện tín của chúng con gửi hôm lễ tang, được Ôlia đọc trước mộ cô. Tất cả chúng con đã trưởng thành, cả những người ngày xưa khiến cô phiền lòng vì những trò nghịch ngợm và lười biếng của mình. Cô ơi, chúng con muốn mượn ý của Alexei Tonstoi trong đoạn kết của tiểu thuyết “Con đường đau khổ” để nói với cô rằng: Năm tháng rồi sẽ qua đi, những cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt, các cuộc cách mạng sẽ thôi gầm thét và cho dù cuộc sống có những thay đổi không ngờ như sự tan rã của Liên bang Xô viết, thì vẫn còn lại một tấm lòng Nga nhân hậu, dịu dàng.

 

Và để rồi chúng con lại kể cho con cháu mình: Ngày ấy, ở xứ Môn đa via, có một bà giáo dạy tiếng Nga…

 

                                                            TP. Hồ Chí Minh, 2001

 

 

 

 

 


Người post: NgocBQ

Ngày đăng: 28-08-2010 23:11






Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: Meomun
02/04/2017 19:14:58



Наша  Людмила Францевна – преподаватk 7;ль русского языка.


Светлая память Людмиле Францевне!


 (Bản dịch tiếng Nga của bạn Nguyễn Thị Hải Châu- Moscow 2017, nhân dịp Olga con cô Lud sang thămViệt Nam)


Прошло уже двадцать лет со дня, когда мы впервые оказались на земле солнечной Молдавии, республики, расположенl 5;ой на юго-западе бывшего Советского Союза. Хотя прошло уже столько времени, но воспоминанl 0;я о наших бесконечно ярких студенческl 0;х годах все еще у нас перед глазами. Для многих из нас воспоминанl 0;я о том теплом времени связаны с именем одного преподаватk 7;ля русского языка, куратора вьетнамскиm 3; студентов юридическоk 5;о факультета 80- х годов – Людмилы Францевны Селецкой (мы обычно называли ее «тетя Люд»). Она была одной из немногих русских  женщин, ставшей  преподават ;елем  русского языка для иностранцеk 4; в республике бывшего Советского Союза.


В то время, на протяжении 6 лет, русскому языку нас обучали несколько преподаватk 7;лей. Все они были очень добры к нам и учили нас с большим энтузиазмоl 4;.  Однако, Людмила Францевна всегда относилась к нам с особенной любовью. Ее чистая литературнk 2;я русская речь и энергичносm 0;ь производилl 0; на нас особое впечатлениk 7;, хотя временами ее энтузиазм отпугивал нас.


    Тогда ей было  около 40 лет. Её светлые волосы, убранные в безукоризнk 7;нную прическу в виде высокого тугого пучка, казались нам  блестящей короной и заставляли нас думать о ней, как о Людмиле из поэмы  Пушкина «Руслан и Людмила», даже несмотря на ее корпулентнm 1;ю фигуру. Однажды мы были приглашены к ней домой на праздник. Она была одета в кимоно, подаренное одним из вьетнамскиm 3; студентов, с вышитым на нем драконом.. Было видно, что она очень гордится этим подарком. Но из-за ее фигуры кимоно казалось ей маловатым, над чем ее муж подшучивал: "Дорогая, тебе не нужно носить это кимоно, потому что ты и  так похожа на дракона!",- после чего мы все дружно смеялись, а она краснела.


Людмила Францевна часто приглашала нас домой на праздники, что было не очень распростраl 5;ено тогда. И хотя ее зарплата учителя была небольшой, но каждый раз, когда  приходили к ней, мы вынуждены  были есть до полного изнеможениn 3;. Кроме того, она всегда награждала нас парой банок компота или варенья, приготовлеl 5;ных ею  на  зиму. Потому что она просто жалела  "детей", живущих  вдали от своей страны, вдали от своих семей. А парни заглядывалl 0;сь на ее дочку: «Какая красавица!  Оля, дочь Людмилы Францевны, стройная, красивая девушка».


Однажды она взяла нас на экскурсию в   ботаничес кий сад Республики Молдавии. После лекции  работников ; ботаническl 6;го сада, мы самостоятеl 3;ьно пошли осматриватn 0; оранжерею, где выращивали редкие виды растений.  И один из нас,  по незнанию, сорвал один из  белых цветов. Позже мы узнали, что цветок был долгожданнm 9;м результатоl 4; эксперименm 0;ов биологов ботаническl 6;го сада. Эта простая история, о сорванном цветке, вмиг превратилаl 9;ь в очень серьезный проступок,  который послужил поводом для собрания вьетнамскоk 5;о землячествk 2; в Кишиневе, о котором потом доложили в посольство. Я до сих пор помню резкую реакцию работников сада после того, как они узнали о случившемсn 3;.  И  как была разочароваl 5;а в нас Людмила Францевна,  ведь она являлась ответственl 5;ым за эту поездку лицом и много раз повторяла нам правила поведения в ботаническl 6;м саду. Вопреки нашим  ожиданиям, она не ругала, не упрекала нас, только лицо ее вдруг стало очень грустным, что заставило нас долго переживать из-за этого случая.







Людмила Францевна  так опекала нас, обращаясь с нами как с детьми, что иногда мы сопротивляl 3;ись, как могли. По случаю зимних праздников, те  кто не уезжал, должны были посещать  внеклассны ;е мероприятиn 3; или ездить на заводы и предприятиn 3;. Мы часто называли такие виды деятельносm 0;и "дружествен 85;ыми  визитами ". Тем зимним утром, хотя и  было объявлено заранее, что у нас  будет "дружествен 85;ый визит", но мы, забыв обо всем, спали, завернувшиl 9;ь в теплые одеяла. Тогда, Людмила Францевна  стала будить нас, постукивая в дверь каждой комнаты,  побуждая нас проснуться пораньше, чтобы выйти вовремя, потому что знала, что вьетнамскиk 7; студенты  известны своей медлительнl 6;стью.  Но, даже лишившись своего права проспать допоздна, мы послушно следовали за ней, как цыплята за наседкой.  Преодолева ;я проклятую лестницу, вечно скользкую и замерзшую, на которой обязательнl 6; кто-то  подскальзы ;вался и падал, а  иногда даже и  плакал от боли, мы не могли не удивляться, как Людмила Францевна, обладая такой фигурой, быстро и элегантно преодолеваl 3;а это препятствиk 7;.


Мне вспоминаетl 9;я один воскресный день в начале мая,  когда мы отправилисn 0; на субботник  в какой-то загородный колхоз. Молдавия славится своим виноградом. Людмила Францевна  везла нас, чтобы подвязать винограднуn 2; лозу.  Обычно субботники для нас проходили очень весело, так как  у нас была возможностn 0; подышать свежим воздухом и поболтать  со студентами из других университеm 0;ов. Но в тот день  мы все договорилиl 9;ь, что будем держаться с ней  очень холодно, так как накануне, декан факультета вызвал нас и сделал замечание за несерьезноk 7; отношение к учебе. Он, что странно, очень хорошо знал, кто именно из нас прогулял уроки. Такая критика была для нас не новой, однако, в тот день, мы были довольно раздражены, потому что в этот раз он критиковал всех подряд и говорил  о том, как хороши были предыдущие вьетнамскиk 7; студенты. Он вспоминал о поколении студентов двадцатилеm 0;ней давности с гордостью и некотором сожалением, что очень нас задевало. Тогда мы решили, что это тетя Люд все ему рассказала, заставив нас оказаться в непригляднl 6;м виде перед студентами других стран. Я до сих пор помню, как мы  торжествую ;ще  смотрели на ее грустно обреченное лицо, когда она заметила, что мы очень холодно и отстраненнl 6; провели весь субботник. Если бы только время могло вернуться назад, чтобы мы могли извиниться перед ней.


В то время  среди нас были студенты  постарше, поступившиk 7; в университеm 0; после армии, но все  мы, несмотря на возраст, были для нее непоседливm 9;ми детьми.   Вьетнамск ие студенты хоть и учились хорошо, но нам недоставалl 6; дисциплины по сравнению со студентами бывшей Германской Демократичk 7;ской Республики (это правда),  в результате чего,  тетя Люд теряла уйму времени, а иногда получила выговор, так как была нашим куратором. Мы также знали, что ей не оплачивали эту дополнителn 0;ную работу. Только энтузиазм и доброе сердце помогали ей преодолеть трудности, разочароваl 5;ие, даже когда её собственныk 7; ученики неправильнl 6; понимали её.


Два года назад одна наша подруга  путешество ;вала по Европе. Во время поездки ей удалось вернуться в Молдову и посетить наш университеm 0; и проклятую лестницу, и повидать любимую Людмилу Францевну. В то время она перенесла тяжелую болезнь, отказалась от всех гостей, потому что не хотела, чтобы её видели беспомощноl 1;. Тем не менее, когда она услышала, что приехала ее бывшая студентка из Вьетнама, она была очень возбуждена и собрала все свои силы, чтобы приветствоk 4;ать нашу подругу. Та, в свою очередь, чувствовалk 2;  острую жалость, при виде  тети Люд, которая вечно бегала с приподнятоl 1; головой, а теперь все время проводила в постели и отсчитывалk 2; свои последние дни. Тем не менее, Людмила Францевна до сих пор помнила имена всех бывших студентов и долго расспрашивk 2;ла о каждом из них. По ее словам, после распада СССР учителя русского языка остались практическl 0; без работы. Время от времени, конечно, приезжали  студенты из  капиталист ;ических стран, они были совсем  другими: жевали жвачку во время разговора с учителями и клали  ноги на стол во время занятий. Она тогда призналась, что  годы, когда он



Từ: HuongNT
17/12/2010 22:05:13

Năm tôi học dự bị Cô Ludmila Franxevna dạy lớp sinh vật. Tôi còn nhớ các bạn lớp cô rất hay kể chuyện về cô với một tình cảm đặc biệt. Đúng là cô rất hay mời học sinh về nhà, cô rất quan tâm đến những học sinh kém, tham gia các sinh hoạt ngoại khóa cùng với học sinh...điều mà không phải giáo viên nào cũng làm. Thương cô quá, mất vì bệnh hiểm nghèo. Đọc câu chuyện của Mai và Vân, nhất là đoạn kết làm tôi rất xúc động. Chúc cô Ludmila Franxevna yên giấc ngàn thu và hãy ngậm cười nơi chín suối vì các học trò được cô dạy dỗ ngày nào đều đã trưởng thành và luôn tưởng nhớ, biết ơn cô!



Từ: CanhPN
12/11/2010 17:27:13
Đối với tôi, cô Lutmila như một người chị. Chị quý tôi như em. Vậy mà chị bệnh tôi không biết, chị mất tôi không hay. Cách đây vài năm, trong lần gặp mặt khoa Luật, qua các bạn tôi mới biết. Cám ơn Vân đã nói hộ tôi những điều muốn nói trước hương hồn Cô giáo yêu quý của các thế hệ sinh viên Việt Nam chúng ta. Với tấm lòng vị tha, rộng lượng chắc Cô không trách phạt đâu. Tôi vẫn đinh ninh như vậy.


Từ: HienVC
16/10/2010 14:46:39
Dạy Nga văn năm dự bị 68-69 mình nhớ những người sau : bà Люмила Франсеевна( tóc vàng, to béo)dạy lớp Chi, Лариса Ивановна (bà tóc trắng)dạy lớp Bưu ,còn bà Елена Леонидовна Гамова dạy mình và Lập , Аркадий Иванович Высочанскиl 1; ( фамилия bây giờ mình mới biết). Khi đó thường chỉ biết имя và очество thôi, nhất là giáo viên lớp khác. Bà Гамова sau này còn dạy lớp Khoa, Khưu nữa.
Không biết còn những ai học bà Гамова nữa không ? Xin hãy lên tiếng cho mình , Khoa , Khưu biết để tập hợp.
Chúng mình cũng mạn phép mọi người đã từng học bà, viết một lá thư gửi bà Гамова,nhờ ông Высочанскиl 1; chuyển hộ không biết có được không, nếu được thì sẽ rất tuyệt vời, nếu không thì sẽ là điều ân hận cả đời.


Từ: ChiNB
11/09/2010 16:43:05


Phần đầu 46' là ghép ảnh Thanh à, lẽ ra phải lồng tiếng (của Lễ) nhưng ko ghi được, hoặc lồng một đoạn nhạc thích hợp, nhưng phải có thời gian. Hôm ấy mọi người đến đông quá, nhiều hơn dự kiến, nên hết chỗ ngồi, phóng viên lại rất nhiều đứng kín phía trước nên mình chỉ chọn được vài kiểu ảnh và clip thôi, may nhờ người chớp hộ được 1 kiểu ngồi cạnh Bình xinh đẹp... Hạnh Nghị đến đúng giờ, tưởng người đến bằng số lượng mời, nên ko còn chỗ trong phòng phải đứng ngoài, khổ thế đấy, nhiệt tình cũng không vào được. Vậy nên tin chỉ là nêu sự kiện, mà thiếu nhiều thứ lắm. Thông cảm nhé.



Từ: HuyenBT
10/09/2010 20:13:15

Van oi, lieu anh Thoi co doc duoc cai doan hai hoa o vuon thuc vat khong nhi? Em biet tra no the nao voi bong hoa ay? Em tinh it ngay nua den tham mo ba Lud.Co Irina cung muon di cung em. Co Irina noi:"Dang le co giao dau tien phai den Viet nam la co Ludmila!". Nho hom o tiec Welcome TP. HCM khong,Trung Ky da cung co Irina de nghi chung minh nang ly tuong nho den ba Lud!Con hom o le tang, con gai ba ay, Olga(be nho, xinh xan", da noi voi em:" Ba ay la me cua cac ban!"


(mạng làm sao ấy, mà mình định sửa chính tả còm của mình thì lại ra câu này? admin giúp xóa hộ nhá).



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s