KGU News >>Văn học >>Truyện
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 20 Tháng hai. 2018

VẬN TRÙ TRONG NÔNG NGHIỆP




Tác giả: PhuND

Truyện mini của Nguyễn Đình Phư 

                                                                                     Kính tặng anh S. Viện T.K

                                          

         Những ngày này đi đâu cũng nghe về thời đại công nghiệp 4.0, thậm chí cả trong nông nghiệp cũng có công nghệ 4.0. Nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều buổi Tọa đàm về ngành nông nghiệp 4.0. Có cả hội thảo quốc tế “Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam”, thôi thì đủ các loại Hội nghị về cuộc cách mạng 4.0 đang ngày đêm diễn ra. Bên hành lang một Hội thảo khoa học như vậy tôi đã gặp lại anh S – người đứng đầu một Viện, nhưng ngày xưa anh cũng từng “tự sướng” như một khoa học gia thứ thiệt. Hồi tôi làm nghiên cứu sinh thì anh là thực tập sinh cao cấp cùng Trường. Trong Hội thảo này, chúng tôi cũng có nhiều quan điểm giống nhau: một nền nông nghiệp đa ngành đa nghề như nông nghiệp nước ta thì không nhất nhất phải theo một công nghệ. Ví như cho hoa màu thì chúng ta cần phải học tập nền nông nghiệp của Israel, đó là nông nghiệp sạch nhà kính, đó là tưới nhỏ giọt, v.v.. Nghề nuôi trồng hải sản thì buộc phải sạch, phải chất lượng và an toàn trong công nghệ chế biến. Nhưng với nền nông nghiệp lúa nước thì phải chú trọng phát triển chất lượng giống, cái này phụ thuộc vào công nghệ gene… và làm sao để người nông dân không bị “hụt hơi”, bị bỏ quên trong việc tiếp cận những giá trị chuỗi vượt bậc mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại cho nền nông nghiệp?

        Họp chưa xong vì có nhiều báo cáo, bài phát biểu quá dài, tôi tranh thủ mời anh S đi làm vài vại bia hơi Hải Xồm. Tính khí hồ hởi và vui vẻ của anh vẫn như ngày nào, dù năm nay anh đã ngoại thất tuần, thuộc loại “cổ lai hy”.

***

       Những năm 60 – 70 của Thế kỷ XX, phong trào Hợp tác xã (HTX) lên cao ngất trời. Hậu phương thi đua với Tiền tuyến. Khắp miền Bắc đâu đâu cũng tràn ngập khẩu hiệu cổ động: “ Mỗi người làm việc bằng hai”. Chúng tôi các nhà khoa học trẻ cũng rất háo hức. Viện chúng tôi nổi tiếng lắm – toàn các anh tài hội tụ về đây. Biết làm gì bây giờ? Trong khi các nhà Địa chất băng rừng lội suối để tìm mỏ làm giàu cho Tổ quốc, các nhà Vật lý ngày đêm nghiên cứu kỹ thuật rà phá thủy lôi, bom nổ chậm, nhóm “tự sướng” của chúng tôi họp mấy ngày và tìm ra dự án: “VẬN TRÙ TRONG NÔNG NGHIỆP.” Tên đề tài khỏi chê!

      Buổi xuất quân chiến dịch về làng của nhóm bọn mình cũng rầm rộ ra phết. Đi đầu là bí thư đoàn thanh niên với “cờ giăng trống nổ”. Ai cũng nhễ nhại đầy mồ hôi đạp xe thật nhanh (dao đó chưa có xe máy như bây giờ), đương nhiên xe con thì càng không thể có, đến như Giáo sư Viện trưởng cũng phải đi làm bằng xe đạp cơ mà.

      Gần hai tuần ăn ở cùng xã viên HTX Toàn thắng, sau khi mục sở thị, thậm chí các nhà khoa học cũng xắn quần cởi áo mà “tắc – rị” đi sau con trâu, chúng tôi đã tìm ra phương pháp vận trù trong nông nghiệp, đó là giải pháp “Hai con trâu cùng kéo một cái cày”.

-          Hai con trâu kéo một cái cày sẽ cho năng suất cao, có thể cày sâu “cuốc bẩm”.

-          Mà một khi cày sâu cuốc bẩm thì lúa khoai ắt sẽ tốt, mùa màng ắt sẽ thắng lợi.

Với phương pháp “tối ưu” này chúng ta có thể đưa năng suất lúa không biết chừng vượt qua 5 tấn mỗi hecta. Nói tóm lại Viện bọn mình cũng đã có đóng góp thành tựu khoa học cho nông nghiệp nước nhà.

 Kẹt nỗi, HTX vẫn khoán cho mỗi hộ nuôi một con trâu hoặc bò. Con trâu vì vậy đã trở thành đầu cơ nghiệp của người xã viên. Người ta còn phải thay nhau đi cày bừa bằng chính con trâu vừa tháo ách chưa khô giọt mồ hôi. Lấy đâu ra hai con trâu để cùng kéo một cái cày? Chưa kể việc hai con trâu mà chỉ kéo một cái cày là điều đi ngược lại với khẩu hiệu cổ động cho phong trào "mỗi người làm việc bằng hai ". Vì vậy bài toán vận trù trong nông nghiệp của nhóm bọn mình thất bại thảm hại!

 

***

        Chỉ mới làm vài vại bia mà mặt mũi ai cũng hồng lên rạng rỡ. Anh S. lại hồ hởi:

-           Bây giờ thì khác. Chẳng ai dùng hai con trâu cho một chiếc cày. Cũng chẳng cần “lấy cần cù bù thông minh”, vì những thứ tư liệu sản xuất đó đã có các nhà tư bản lo. Mình cứ vay, cứ nhập, … lo gì! Chưa kể cái lực lượng những người nông dân "chân lấm tay bùn" chờ hoài không thấy tiến lên … gì gì đó cũng nát óc suy nghĩ chế ra các loại máy móc phù hợp với đồng ruộng Việt Nam. Họ đã được tự do suy nghĩ trên mảnh ruộng của mình, họ đã có tư duy khác, đó là ”làm giàu một cách chính đáng”. Nghe đâu mấy anh nông dân này còn sang tận Israel làm chuyên gia và sản xuất ra sản phẩm đủ chất lượng để xuất khẩu. “Hoan hô cuộc cách mạng 4.0"  và "Hoan hô cuộc cách mạng trí thức hóa nông dân”, nhưng mình thì không thể quên được "BÀI TOÁN VẬN TRÙ ..." thuở nào!

-          Vậy thì “zô,…zô !”

 

 


Người post: PhuND

Ngày đăng: 20-02-2018 09:09






Xem 11 - 20 của tổng số 22 Comments



Từ: PhongPT
25/02/2018 19:46:29



Nếu nói là „hợp lý hóa“ thì Cu Tý cũng hiểu được. Mà nói là „vận trù học“ thì Ông Ngoại vẫn còn lơ mơ. Ếch Xanh lội qua mấy cái ao và soi được „vận trù học“ là „operation research“ nên đoán mò nó là „hợp lý hóa“.


Không biêt đúng hay sai, Ếch Xanh xin các bạn góp ý.


 





Từ: LuongDT
25/02/2018 00:04:40

 


 


 


@ Khánh, công nghệ chiếu xạ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc kiểm dịch hoa quả xuất khẩu đấy. Em bị một vị lãnh đạo của Bộ trù vì ddã ủng hộ cấp phép cho doanh nghiệp (theo đúng luật) đưa công nghệ chiếu xạ bằng máy gia tốc vào chiếu hoa quả để kiểm dịch, để bảo quản.


 


 


 


 


 


 



Từ: KhanhT
24/02/2018 22:39:30

Có tin này: "Ngành rau củ quả của Việt Nam đã xuất khẩu vượt lúa gạo, vượt cả dầu khí, đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2017... Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Năm 2017, lần đầu tiên ngành rau quả Việt Nam đạt mức tăng trưởng 45% so với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD, lớn hơn nhiều tổng kim ngạch xuất khẩu gạo mặc dù diện tích trồng chỉ bằng 40%”


https://baomoi.com/xuat-khau-rau-cu-qua-vuot-lua-gao-va-dau-khi/c/24335628.epi



Từ: LuongDT
24/02/2018 11:13:24

"Vậy thì cứ thực hiện những ý kiến sai nhưng khả thi hay sao ?"


Cảm ơn anh HienVC vì câu nói hay đầu năm Mậu Tuất.



Từ: HienVC
24/02/2018 11:03:22

Trong lĩnh vực Nông nghiệp mình đã mù tịt thì trong Vận trù học nông nghiệp lại càng mù mịt hơn nên không dám tranh cãi cùng các bậc khả kính mà chỉ góp thêm một chuyện cho vui thôi.


Cách đây khoảng hơn 20 năm, mình có được mời phát biểu đóng góp cho Báo cáo đề tài Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do một CQ trực thuộc CP thực hiện. Báo cáo khá dài, các ngành KTVN được tập hợp thành khoảng 10 nhóm, cũng có số liệu khảo sát, đánh giá và kết luận. Kết luận chỉ ra rằng không có nhóm ngành KTVN nào có khả năng cạnh tranh trong khu vực ĐNA chứ đừng nói đi xa hơn, tóm lại là tối như đêm đen mà cụ Ngô Tất Tố đã tả trong Tắt đèn.


Các ý kiến đóng góp khá nhiều về các biện pháp nâng cao tính cạnh trang của hàng hóa Made in Vietnam, đến lượt mình, mình đề xuất phát triển lĩnh vực mà nước ngoài không có cơ hội có lợi thế so sánh với VN đó là phát triển nông nghiệp trồng cây rau, củ quả nhiệt đới chỉ có tại VN ( để các nước láng giềng cùng khu vực không có lợi thế so sánh). Một số quan chức khi đó nhận xét đó là đúng nhưng không khả thi. Vậy thì cứ thực hiện những ý kiến sai nhưng khả thi hay sao ?



Từ: PhongPT
24/02/2018 10:17:37



Nông dân là chủ nhân của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Doanh nghiệp nông nghiệp là chủ nhân của nền nông nghiệp hàng hóa. Chọn nền nông nghiệp nào thì phải chọn chủ nhân đó.


ch Xanh nghĩ như vậy về “người nông dân”.


 





Từ: KhanhT
22/02/2018 21:01:18

Cái thời ấy mình là thanh niên cũng bị lôi đi phong trào, chứ đã hiểu Vận trù là cái chi !



Từ: KhanhT
22/02/2018 19:30:50

 


Đọc “Vận trù trong nông nghiệp” truyện mini của Phư hay quá, nên mình cũng còm mini vui theo, không ngờ được chú ý…, nhưng thực ra một thời nó là phong trào, là chính sách quốc gia, sau cái vụ TSKH Nguyễn Thúc Loan đưa lý thuyết vận trù học của ông về nước và được NN rất trọng vọng, là như này: - (trích): “Một thời để nhớ - Vận trù học. “Việt Nam là một nước nghèo nhưng đã có những nghiên cứu và ứng dụng vận trù học (chủ yếu là các phương pháp tối ưu) từ rất sớm. Những năm 60 đã có thời ngành khoa học này được phổ biến khá rộng rãi ở Miền Bắc, khiến các từ vận trù học, tối ưu đã đi vào ngôn ngữ hằng ngày của người dân lúc bấy giờ. Ngày nay, vận trù học gần như đã biến mất khỏi ngôn ngữ bình dân. Nhiều người còn nhầm tưởng đó là một thể loại văn học, triết học ... hay thậm chí là ca trù.”!… “Có thể nói những năm 60 là thời kỳ hoàng kim của Vận trù học ở Việt Nam. Chúng ta hãy cùng quay trở lại một thời để nhớ này thông qua một tư liệu quý, bài viết trên tờ Nhân Dân, số 5098, ra ngày 27 tháng ba năm 1968: Mở hội nghị "Đẩy mạnh công tác vận trù học phục vụ nhiệm vụ cải tiến quản lý kinh tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm và nói chuyện với hội nghị về tầm quan trọng và tác dụng to lớn của vận trù học đối với công tác cải tiến quản lý kinh tế, tăng năng suất lao động trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước…


Phó tiến sĩ toán-lý Hoàng Tụy, Ủy viên Ban toán-lý thuộc Ủy ban khoa học, kỹ thuật Nhà nước, đã đọc báo cáo kiểm điểm công tác vận trù học trong thời gian vừa qua.” và v.v…
http://vantruhoc.com/ung-dung/Ung-dung/Van-tru-hoc-Mot-thoi-de-nho-5/
Thứ tư - 08/07/2015 "
Hiện nay, theo mình nhìn nhận (qua xem TV!), thì BTNN Nguyễn Xuân Cường đang thực hiện vận trù ngành nông nghiệp rất hay, đề ra chính sách cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tích tụ ruộng đất, phân công lao động hợp lý với trình độ của từng lớp nông dân, hình thành các trang trại nông nghiệp áp dụng tiến bộ KHKT-CN, áp dụng CNC trong nông nghiệp… giá mà mình trẻ lại bây giờ thì thật là sướng! về quê làm nông dân trở lại. Hehe


 



Từ: PhuND
22/02/2018 15:45:42

 


 


PhuND chân thành chúc Tết ACE Hội KGU! Vài dòng với truyện mini cho vui  ấy mà! Mấy ngàn GS, PGS và TS - Những người làm khoa học "vẫn đang đói và chờ bắp ngô" là không đúng đâu! Bài toán vận trù trong nông nghiệp cho mọi thời đại cũng rất đơn giản:


- Chính sách ( Người nông dân được suy nghĩ trên mảnh ruộng của họ, được tích lũy đất đai, được tự do làm giàu chính đáng).


- Công nghệ ( Các công nghệ hỗ trợ từ giống, sản xuất, thu hoạch, chế biến và phân phối). 


 



Từ: PhongPT
22/02/2018 10:47:48




Đầu tiên phải là vận trù học trong tư tưởng và chính sách để dồn điền đổi thửa và tạo ra nông trại lớn. Tiếp theo là vận trù học trong kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản để tạo ra sản phẩm cạnh tranh. Cuối cùng là vận trù học trong tình cảm để có được mấy bắp ngô nhâm nhi ấm lòng.


Ếch Xanh trộm nghĩ như vậy về vận trù học trong nông nghiệp.


 







Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s