KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 29 Tháng tư. 2015

DU LỊCH ĐẢO RỀU




Tác giả: CucNT

DU LỊCH ĐẢO RỀU

 

Chuyến Du xuân của Hội kgu năm nay đã kết thúc, một số chúng tôi đi tiếp chuyến hậu Du xuân trong tâm trạng hứng khởi náo nức. 6g30 P sáng ngày 13/4/2015, một nhóm chúng tôi tập trung tại Viện vệ sinh Dịch tể Trung ương lên xe đi Quảng Ninh đến thăm đảo Rều. Xe chạy bon bon trên đường, trên xe mọi người kể chuyện tếu cười nghiêng ngã. Cảm ơn Giáo Sư Hoa đã liên hệ để chúng tôi được đến nơi vô cùng hấp dẫn mà không có đoàn du lịch nào được đến.

 

RA ĐẢO

Xe đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh  hết hơn 2 giờ đồng hồ, gần 10giờ trưa chúng tôi đến bến Vũng Đục, ca nô của những công dân trên Đảo  đã đậu sẳn chở chúng tôi lên đảo. Biển lặng, trời trong xong, thuyền lướt êm ru trên mặt biển. Đáy biển ở đây hẳn là sâu lắm vì nước xanh ngăn ngắt, chúng tôi ngắm nhìn ra xung quanh là những hòn đảo nhỏ nhưng cao, vách đá dựng đứng, chỉ có những loài cây thấp mọc chen chúc. Một lát sau thì một hòn đảo choãi chân trên bờ cát hiện ra.

Trên đảo đầy những cây cao xanh tốt, có những cây cổ thụ cao bằng người ôm. “Chúa đảo” Vũ Công Long ra tận mép nước đón chúng tôi đưa lên đảo. Gọi là Chúa đảo vì anh cai quản 13 nhân công làm việc nơi đây. Tôi tò mò hỏi anh vì sao ở đây gọi là đảo Rều, anh giải thích, Đảo Rều có diện tích 22 ha nằm cách Vũng Đục (Phường Cẩm Đông, Tp. Cảm phả) khoảng 1 km. Xung quanh đây toàn là đảo đá, vách đá dựng đứng, chỉ có duy nhất đảo này có bãi cát dài bằng phẳng bao quanh đảo, cây cối mọc tốt tươi trên đảo nên ngày xưa người dân đi thuyền thường ghé lên đảo này nghỉ ngơi, hái trái cây và thổi lửa nấu nướng. Người dân trên đất liền ra đấy trồng khoai sắn, đậu lạc, Chiều chiều, trẻ con chạy trên bờ biển thả diều, ngư dân nhìn thấy những con diều bay lên thì gọi là Đảo Diều nhưng tiếng địa phương gọi Diều là  Rều nên dần dần cái tên Đảo Rều đi vào tâm khảm người dân  và sách báo cũng ghi là đảo Rều. Năm 1960, một đoàn cán bộ đi khảo sát các hòn đảo ở Quảng Ninh và phát hiện ra trên đảo này có rất nhiều loài khỉ sinh sống hoang dã. Đảo không lớn, xung quanh là biển cả bao la nên có thể quản lý được bầy khỉ trên đảo. Năm 1962, đảo được Bộ Y tế quyết định đầu tư thành trại nuôi khỉ để chiết vaccine phòng bại liệt, viêm gan A, bệnh tiêu chảy ở trẻ em, viêm đường hô hấp và gần đây là thuốc phòng chống H5N1. Cũng từ đó đảo này còn có tên là đảo Khỉ.

   MŨI THUYỀN LƯỚT SÓNG

Chúng tôi ùa lên Đảo, mấy cô nhân viên của đảo dẫn chúng tôi vào nhận chổ ở là 1 dãy phòng sạch sẽ đầy đủ tiện nghi như khách sạn. Anh Long giải thích các phòng này là nơi nghỉ ngơi của các chuyên gia ngành y tế ra đây nghiên cứu về loài khỉ và hội thảo các đề tài về Vacxin.

Bữa ăn trưa được dọn ra, chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn dài. Những nón ăn từ hải sản mới ngon làm sao, mực hấp xào dứa, cá tươi, sò nướng, canh hến vv. Anh Long ngồi xuống bàn cùng chúng tôi nâng ly rượi màu đỏ ngòn ngọt, nồng nồng, cay cay chào mừng chúng tôi đến với đảo. Tôi nhấp ly rượi và nhớ tới vị Byket của Mondova. Anh bảo rượi này được chiết xuất từ 1 loại trái cây trên đảo, hàng năm anh chiết được hàng trăm lít rượi dùng để đãi khách và làm quà biếu cho các đoàn công tác chứ không bán.

            BỮA TRƯA

Nghỉ trưa xong, chúng tôi ra đảo, biển hiền hòa đưa từng ngọn sóng liếm vào chân, chúng tôi thi nhau chụp ảnh. Mọi người hân hoan kể lại niềm vui của mấy bữa du xuân hôm trước, ai cũng nhắc đến Nữ Đại Sứ Bùi Thanh Huyền và Hội trưởng Ngọc với tất cả niềm tôn kính. Những con người đó gắn với 3 chữ T: Tài, Tiền, Tâm. Họ vừa giàu vật chất lẫn tinh thần. Bận rộn như Hội trưởng Ngọc mà vẫn dành thời gian đi in kỷ yếu và in áo tặng  mọi người. Chợt 1 người hô lên, Hội trưởng tặng chúng ta áo chứ không có quần, chúng ta phải xắn quần lên chụp ảnh gửi cho Hội trưởng để nhắc anh năm sau may đồng phục cho cả hội.Thế là toàn thể chị em đứng thành hàng trên bãi cát trắng phau, cười tươi tắn chụp hình. Vui làm sao!

    ĐỒNG PHỤC KGU

Mấy chị và anh Hoàng Anh ào xuống biển tắm, tôi và chị Luyn, An, Vân Anh, Lê Minh đi vòng quanh đảo. Đang đi chúng tôi gặp anh Long đang đi kiểm tra đàn khỉ nên anh dẫn chúng tôi đi 1 vòng quanh đảo, vừa nhìn ngắm vừa lắng nghe anh kể chuyện.

Anh là bác sỹ thú y, anh công tác trên đảo đã 30 năm, vợ anh cũng là bác sỹ ngành y và cùng làm việc trên đảo với anh. Gia đình anh có 2 con 1 trai 1 gái . 1 cháu đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc ở Viện vệ sinh dịch tể trung ương  theo nghiệp bố  mẹ. Hiện nay, trên đảo có 14 người, có 4 đôi là cặp vợ chồng, họ vừa nấu cho khỉ ăn, chăm sóc khỉ, dọn đảo cho sạch vừa nghiên cứu và phân loại các loài khỉ. Các em bé khi được 5 tuổi là phải xa bố mẹ lên đất liền để đi học. Vì phải thay nhau trực nên 2 tuần 1 lần bố mẹ mới có thể về thăm con. Mọi người làm việc miệt mài, chăm chỉ, yêu thương khỉ như đàn con nên có lẽ được bề trên phù hộ, các cặp  vợ chồng đều có 2 con, 1 trai, 1 gái, các con rất ngoan.

Hiện nay, trên đảo có hơn 1.000 con khỉ là giống khỉ lông vàng đuôi ngắn, có tên khoa học là Macaca Mulallata, mỗi năm chúng cho ra đời khoảng 150 khỉ con. Khỉ thường sống theo đàn khoảng 30 - 50 con/ mỗi đàn.

MANG KHỈ QUA ĐẢO ĐÁ LÀM THÍ NGIỆM.

Đảo không rộng, trái cây không đủ thức ăn cho khỉ nên hàng ngày các nhân viên nấu cơm cùng với đậu cho khỉ ăn. Một tuần 2 lần cho ăn thêm trái cây chủ yếu là chuối. Thức ăn cho khỉ phải bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Trái cây cũng phải lựa chọn loại tươi ngon, không bị dập thối vì khác với khỉ thông thường, khỉ này nuôi để chiết xuất vacxin làm thuốc chữa bệnh nên con khỉ phải bảo đảm khỏe mạnh. Hàng tháng các bác sỹ phân loại khỉ bắt 1 số con nuôi riêng trong lồng với chế độ kiểm tra nghiêm ngặt bảo đảm khỏe mạnh 100 % không có nầm bệnh nào. Một  năm phải bắt khoảng  150 con khỉ mang qua đảo đá, giết để lấy 2 quả thận mang về viện vệ sinh dịch tể trung ương tại Hà Nội để chiết xuất vacxin. Đang say sưa nghe anh Long giải thích, chúng tôi giật mình quay lại vì tiếng kêu chít chít thất thanh của loài khỉ, thì ra 2 con khỉ đực đang dành nhau 1 con khỉ cái.  Con khỉ đực lớn hơn có đít màu đỏ và 1 vệt nâu hằn qua, tôi hỏi anh Long, nó bị thương à?  Anh giải thích các loài động vật khác thường được đánh dấu bằng cách đeo bảng hiệu vào cổ hoặc vào tay riêng loài khỉ chúng bứt hết nên đành đánh dấu bằng cách nung nóng chữ số và ép vào mông, nóng bỏng nhưng vài ngày sau thì lành và đó là cách để phân loại loài khỉ, con nào đã đến lúc có thể chiết vacxin, con nào cần nuôi tiếp. Loài khỉ chung tình lắm!:

Nói rồi anh kể cho chúng tôi một câu chuyện cảm động, xảy ra cách đây đã hơn chục năm. "Khi ấy, các cán bộ đảo Rều tách bớt đàn khỉ ra đảo Rều đá cách đảo Rều đất khoảng 1km. Khi trời xẩm tối, một con khỉ đực trong số được đưa đến đảo mới bỗng tách ra khỏi đàn, chạy ra mép đảo tru gọi thảm thiết về phía đảo Rều đất. Từ bên đảo Rều đất một “cô nàng” khỉ cũng chạy ra mép đảo kêu gào đáp lại. Đêm đến, khi có ít tàu thuyền hoạt động qua lại khu vực đảo, con khỉ đực từ đảo Rều đá lao xuống biển bơi hết sức về đảo Rều đất. Phía bên kia nàng khỉ cái cũng nhảy xuống nước bơi lại. Anh em trên đảo ban đầu nghe tiếng khỉ kêu gào ngỡ là chúng chưa quen với nơi ở mới, nhưng sau không nghe thấy gì nữa thì sinh nghi chạy xuồng đi tuần tra đến sáng thì bắt gặp đôi khỉ đang ôm nhau dưới nước xoắn xít không rời. Họ vớt chúng lên bờ rồi thả ra, đôi khỉ leo tót lên cây rồi lại ôm nhau rất âu yếm. Những ngày tiếp theo nhiều con khỉ khác trên hai đảo cùng kêu gào thảm thiết vang vọng suốt đêm gọi bạn tình. Vì sợ khỉ lại nhảy xuống nước bơi về đảo cũ chết đuối hoặc sa vào tay bọn bắt trộm khỉ, các cán bộ trên đảo buộc phải huỷ bỏ kế hoạch “chia ly đàn khỉ” đưa chúng về sống chung một đảo đến bây giờ…..”

ĐÀN KHỈ LAO XUỐNG NƯỚC TÌM NHAU.

Chúng tôi nhìn thấy 1 đàn khỉ rất đông đang đừa giỡn, thấy chúng tôi thì chúng nhảy tót lên cây kêu chít chít.

Anh Long kể tiếp: Khỉ thường sống theo đàn khoảng 30 - 50 con/đàn, mỗi đàn có một khỉ chúa là con khỉ đực to lớn và có sức khoẻ nhất trong đàn.. Những cuộc “bầu chọn” khỉ chúa trên đảo cũng là những cuộc đọ sức ác liệt đến rợn người của đám khỉ đực. Chúng xông vào cắn xé lẫn nhau, kẻ chiến thắng thống lĩnh đảm đương trách nhiệm bảo vệ cả đàn, nó có quyền sở hữu bất kỳ nàng khỉ cái nào đó mà nó thích. Mỗi khỉ chúa trên đảo thường sở hữu đến 3 - 4 khỉ cái, và các cô nàng khỉ hầu như cũng thích chuyện “làm thiếp” các anh chàng khỉ chúa hơn là chung tình với một anh chàng khỉ “hãm tài” nào đó.

Tôi chợt nghĩ tới quan niệm ngày xưa của dân gian:

“Trai anh hùng năm thê, bảy thiếp,

Gái chính chuyên chỉ có 1 chồng”.

 Loài khỉ cái hiền nhỉ, mấy chị em nói với nhau rồi cười ngặt nghẽo.

1 CHÚA 3 NÀNG.

Đi 1 đoạn, chúng tôi lại thấy mấy anh chị công nhân đang dọn rác. Sóng biển đưa vào bờ tất cả những gì trôi dạt trên biển, chai lô, bao ni lông, xác động vật vv. Để bảo đảm cho những chú khỉ hoàn toàn khỏe mạnh thì đảo phải tuyệt đối sạch sẽ. Chúng tôi đến gần chuồng khỉ, một cô gái xinh đẹp bước ra tươi cười chào. Vợ em đấy, tên Hiền, Long giới thiệu, cô ấy là bác sỹ thú y, đang phân loại các loài khỉ để mang qua đảo đá. Tôi nhìn thấy cái chổi trên tay em. Ở đây ai cũng vậy, không kể bác sỹ hay nhân công, ai cũng ý thức làm cho đảo sạch sẽ.

Long chia tay, chúng tôi nhập vào 1 đoàn các chị khác đang say sưa ngắm nhìn khung ảnh biển, mây, trời núi , cây cối đan xen, hòa quyện vào nhau đẹp tuyệt vời. Đảo này có lẽ có từ lâu lắm vì 1 cây cổ thụ rất to ngay cạnh mép nước xòe tán che rộng mặt biển cả 1 vùng. Mấy chị em xúm quanh cây chụp ảnh.

Chúng tôi đi về phía trước sân ngồi nghỉ trên chiếc ghế. Bổng nghe tiếng kêu ré lên của chị Minh, thì ra 1 chú khỉ từ trên cây đã nhảy xuống cướp luôn bịch bắp rang trên tay chị Minh rồi nhảy tót lên cây nhìn nghó nghiêng tinh nghịch. Chị An mang cho khỉ nắm xôi, nó lấy rồi lại nhảy tót lên cành. Một lúc sau, chẳng thấy chiếc dép đâu, chị An tìm mãi, nguy rồi, mai lấy dép đâu mà đi chứ, trên đảo này có ai bán đâu. Một lát, chị An vào nhà lấy thêm gói xôi nữa mang ra cho con khỉ rồi hỏi “dép của tao đâu?”. Nó cười ra vẻ không hiểu. Chị An chỉ chiếc dép còn lại: “Cái này của tao đâu?”. Con khỉ ve vẩy đuôi bỏ đi. Chị An đi theo, nó đưa chị An tới 1 gốc cây rồi lôi trong bụi cây ra chiếc dép của chị. “Mày giỏi lắm!”. Con khỉ hiểu tiếng người mọi người ạ! Thú vị làm sao.

Gió  bắt đầu thổi mạnh hơn , bầu trời cũng không còn sáng như buổi chiều nữa , đó cũng là lúc mà những tia nắng đã bắt đầu tắt dần, hoàng hôn dần buông xuống .

HOÀNG HÔN TRÊN BIỂN

Chúng tôi cùng nhau ngắm nhìn hoàng hôn. Bầu trời dần chuyển sang một màu đỏ cam rất trong và đẹp một cách huyền áo. Các chị bấm máy lia lịa và chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó cả bầu trời chuyển sang một màu đỏ nhạt trông vừa thực vừa hư nhìn rõ màu ở chính giữa đậm như màu máu và nhạt dần sang hai bên. Một cảnh tượng huyền ảo đẹp đến lạ thường hiện ra trước mắt chúng tôi. Những chiếc ca nô rời biển đi về bến, trả lại sự bình yên tuyệt đối cho đảo. Mọi người vẫn bảo hoàng hôn trên biển rất đẹp, giờ đây tôi mới chứng kiền điều đó. Nhìn cảnh hoàng hôn, ta có cảm giác tâm hồn thư thái đến lạ thường. Không gian tĩnh mịch, biển lặng yên như đang trở về giấc ngũ sớm của nó, thi thoảng những làn gió mát lạnh thổi tới làm mặt nước gợn lên những làn sóng lăn tăn lấp lánh dưới ánh điện.

Không gian đã nhuốm màu đen, chúng tôi đi lên phòng tắm rửa và xuống ngồi vào bàn ăn. Những món ăn bốc hơi thơm nức, những con tôm, cua tươi ngon được các em chế biến rất phù hợp với khẩu vị. Hàng ngày các em phải đi thuyền vào chợ Cẩm Phả mua thức ăn. Trên đảo không được nuôi con gì vì sợ làm ô nhiễm môi trường. Dịp trước mọi người trồng 1 vườn cải để cải thiện bữa ăn nhưng bị đàn khỉ nhổ sạch.

Ăn xong cả hội kéo ra sân hóng mát rồi cùng nhau tập nhảy. Các chị Cấp, Tuyết, lâm, Lam, Hồng nhảy giỏi rồi nay tập nhảy cho các em. Đoàn đi đông nhưng chỉ có Hoàng Anh là con trai. Lúc này thấy đàn ông quan trọng thật. Người dạy cũng nhiệt tình mà người học cũng nhiệt tình nên tập mãi đến hơn 10 giờ mọi người mới đi ngũ. Ai cũng bảo khiêu vũ thật là tuyệt, Nhất định sẽ chăm chỉ luyện tập để Du xuân năm sau nhảy từng bừng trong đêm lửa trại.

Đêm yên tĩnh và thoáng đãng, giấc ngũ sâu đưa đến với mọi người.

EM GIƠ TAY NÂNG MẶT TRỜI ĐÓN BÌNH MINH CỦA 1 NGÀY MỚI TỚI.

BÌNH MINH TRÊN BIỂN.

Mới sáng, Vân Anh đã giục, “Mọi người ơi! Dậy đi thôi, ngắm hoàng hôn trên biển kìa”. Tôi choàng dậy, chân trần chạy ra biển, một làn gió mát lạnh thổi tới, sóng mê mãi lăn vào bờ, mặt trời  như một quả bóng bay màu đỏ đang từ từ nhô lên khỏi mặt  biển. Những tia nắng hình dẻ quạt đổ xuống trần gian như từng dòng mật của trời đang từ từ chảy xuống mặt biển khiến nó rực rỡ những gam màu với các góc độ khác nhau lấp lánh như kim cương, dát vàng, dát bạc. Mặt biển sáng dần lên trong ánh nắng lung linh, huyền ảo. Xa xa, từng đoàn thuyền đánh cá đã căng buồm ra khơi. Sóng nhấp nhô dưới ánh nắng mặt trời ánh lên một màu vàng lóa trộn lẫn với màu xanh sẫm của biển tạo nên một hòa sắc thật đẹp mắt. Ôi chao! Cảnh vật thật là thần bí, lung linh, huyền ảo như ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Mọi người lại ra sức tạo dáng chụp ảnh. Chị Lê Minh bảo tôi giơ tay nâng mặt trời để chị thu vào ống kính. Ngắm cảnh bình binh lên, lòng tôi cảm thấy xôn xao, hồi hộp và không khỏi thán phục trước vẻ đẹp của nó – một vẻ đẹp hiếm có mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

HAI CHỊ HOA, LAM TRÊN MỎM ĐÁ, BÊN BIỂN


Chúng tôi ăn bữa sáng ngon lành bằng 1 tô cháo hải sản. 9 giờ sáng, chúng tôi đi theo mấy công nhân gánh thức ăn ra cho khỉ. Mọi người đổ thức ăn xuống sân bằng gạch đã lau chùi sạch sẽ. Tiếng kẻnh vang lên, từng bầy khỉ cười chích chích chạy tới bốc từng nắm cơm trộn đậu ăn ngon lành. Anh công nhân kể hôm nào mang trái cây tới là khỉ về đông lắm vì chúng biết về chậm sẽ mất phần còn thức ăn hàng ngày thì chúng cứ từ tốn mỗi đợt về khoảng 50 con, ăn xong lại đi vào rừng tìm trái cây ăn tiếp.

Chúng tôi đi lang thang trong rừng thích thú nhìn những còn khỉ đùa giỡn với nhau và thật xúc động khi các con khỉ mẹ chăm sóc con mình rất chu đáo và các chú khỉ con cũng thật tài tình, khỉ mẹ không có túi nhưng khỉ con vẫn ôm chặt dưới bụng khi mẹ nhảy từ cây này qua cây khác mà không bị rơi.

             GIA ĐÌNH KHỈ.

Chúng tôi đến khu nhà của các nhân viên. Mọi đồ dùng đều giản dị, đơn sơ. Họ kể là hôm nay biển lặng nên chúng tôi có ban đêm tuyệt vời, còn những ngày giông gió, tiếng khỉ kêu gào, tiếng cây gãy đổ gây nên những tiếng hoang dại khủng khiếp. Trước đây trên đảo chưa có điện nên khi đêm tối mưa bão càng tối thăm thẳm giữa biển trời mênh mông. Hiện nay, trên đảo đã có điện nhưng cũng chỉ chạy bằng máy nổ, lưới diện quốc gia chưa ra tới nơi. Trước đây, mọi người phải chở nước ngọt từ đất liền ra đảo nên nước dùng để tắm, giặt cũng phải hết sức dè sẻn. May thay, mấy năm trước, một mũi khoan sâu 22 m đã đưa được dòng nước ngọt dưới đáy biển khơi phun trào làm mát ngọt cả vùng đất đảo. Chỉ có 14 con người lặng lẽ  ở đảo năm này qua tháng khác nhưng mọi người không ai rời đảo vì đã gắn bó với đàn khỉ nơi đây. Họ tận tụy với công việc của mình vì hiểu rằng mỗi năm hàng triệu liều vacxin được chiết xuất từ đàn khỉ này cứu sống bao nhiêu người và phòng ngừa bại liệt cho hàng triệu trẻ em.

Buổi trưa cũng là những món ăn hải sản rất ngon do các cô gái vừa là bác sỹ vừa là nhân viên trên đảo nấu. Tôi hỏi thăm các đoàn du lịch đến đây hẳn là xin thực đơn của các cô để về đất liền mở nhà hàng. “Không có đoàn du lịch nào được đến đây vì nơi đây phải giữ tuyệt đối sạch sẽ để bảo đảm tất cả con khỉ phải được khỏe mạnh, không bị lây bệnh và không có bất cứ loại vi rút nào. Lâu lâu mới có 1 đoàn ra công tác như các anh chị, bọn em mới được tiếp xúc với mọi người đông vui thế này. Có khi nửa năm trời chỉ 14 anh em với nhau cùng đàn khỉ.

Vậy là nhờ là những người trong gia đình Kgu chúng tôi được Giáo sư Hoa (CL 1977) đưa đi “công tác” nên đã có 1 ngày đêm tuyệt vời trên đảo Rều. Nghỉ trưa xong, chúng tôi tạm biệt đảo về với đất liền. Chúa đảo Long tiễn chúng tôi ra tận bến.

                        TẠM BIỆT ĐẢO

Ca nô rời bến, tất cả chúng tôi cùng ngoái lại, các em vẫn đứng mãi trên bờ vẫy tay theo chúng tôi. Tiếc quá, tôi đã không chụp chung ảnh cùng các em làm kỹ niệm. Tạm biệt nhé! Hòn đảo nhỏ thân yêu, tạm biệt những còn người đã từ chối cuộc sống náo nhiệt nơi đô thị ngày đêm âm thầm công hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp lớn lao, sự nghiệp tạo nên những liều thuốc vô giá cho nhân loại.


 Quảng Ninh, 13/04/2015


Người post: CucNT

Ngày đăng: 29-04-2015 16:04






Xem 11 - 20 của tổng số 39 Comments



Từ: HienVC
05/05/2015 15:06:17

@ Khánh T: Choa xem mấy ảnh bác gửi lên mạng nhưng quả thật nghĩ mãi chưa ra ý của thầy đồ Nghệ. Qua hai ảnh cuối cùng bác định gửi thông điệp gì đến các ACE KGU đấy ?



Từ: Guest CấpTT OB-72
03/05/2015 23:50:54

Mình ok mẫu quần váy  cho nữ mà Khánh nêu đấy với màu xanh như áo và sọc vàng giống cổ áo . Còn quần nam màu xanh sọc vàng . Cho hội KGU ta một màu xanh biếc, xanh rờn  luôn ! Các bạn xem ảnh người KGU đứng đâu là nổi chỗ ấy dù ở xa tít mù tắp vẫn nổi màu xanh lá cây , không lo bị lạc nhau nhỉ !  


 



Từ: ThoaNP
03/05/2015 23:14:30

Nếu chuyện đồng phục quần là ý định thật sự; thì tôi nghĩ không nên màu trắng.



Từ: TuyetHA
03/05/2015 21:45:27

Hóa ra HT Ngọc BQ chủ trương cho mặc quần đồng phục thật Tôi ủng hộ ý kiến anh Hiền VC, quần đồng phục nên may theo kiểu quần thể thao, xin bổ sung thêm là màu trắng. Nam cũng như nữ mặc quần hết, nữ không nên mặc váy! (lý do: không muốn khoe đầu gối củ lạc) Anh Khánh khẳng định quần nên một màu mà toàn giới thiệu các mẫu quần đa màu thôi, thế mới biết bác Khánh nhà ta là hài hước lắm nhé!



Từ: KhanhT
02/05/2015 22:31:13

Mình tưởng nói áo thiếu quần là chọc cho zui zậy thôi! Ai dè HT lại làm thật, chọn một trong 3 loại thì không dễ đâu. Trước hết "đồng phục" thì đồng màu sắc, có thể màu quần giống màu áo, có thể không, nhưng áo một màu thì quần cũng một màu (giống áo hoặc không), thứ hai là quần nữ khác nam, và có thể là quần-váy. Mình đưa mấy mẫu sau xem nhá:






Từ: CucNT
02/05/2015 21:43:25

 


 


Hình các chị chụp gửi cho em đẹp nên em đưa lên đây được chứ em không biết chụp. Đẹp nhất là hình hoàng hôn xuống mà chị Luyn thì đang đi xuống biển còn hình em nâng mặt trời là chị Lê Minh chụp cho em đấy.


Mấy ngày du lịch vui thật đấy chị Hoa, chị Cấp nhỉ. Các chị gửi tiếp hình cho em nhé! Em cảm ơn các chị nhiều.


 


 


 


 


 



Từ: Guest GS
02/05/2015 21:06:00

Trước khi đi đâu mọi người nên tham khảo qua ông Googe để biết trước một số thông tin .



Từ: Guest Cấp TT OB-72
02/05/2015 16:31:30

Sao Cúc viết tài và hay thế . Là phóng viên thực  thụ à nha : nhiều ý , đầy đủ và nhiều hình ảnh đẹp . Ai cũng thấy cũng nghe , cũng cảm mà chẳng lột tả được như Cúc . Em giỏi ghê !



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hóa 72
02/05/2015 15:56:47

Mình mê hoặc Đảo khỉ, mê bọn khỉ qua bài viết của DTVinh và CKMinh. Vinh nói: Vậy là bài viết của em có tác dụng rồi Và lần này đựơc trải nghiệm Đảo Khỉ, Lạ thật và cũng khỉ thật, chị cùng đi với Cúc mà đọc bài viết của Cúc, xem những bức hình khỉ, hình đảo của Cúc trong bài chị còn thấy mới, thấy hào hứng nữa là? Cúc ơi, sao em tài thế! Hình những con khỉ chơi với nhau, mẹ cõng 2,3 con trên lưng, hình ôm mặt trời lặn, nâng mặt trời mọc... Chị cứ tưởng thấy cảnh đẹp, tiếc thì cố gắng chụp chứ chắc chỉ có bóng không có hình đâu. Vậy mà chỉ lại được em giới thiệu những ảnh đẹp và rất sống động trên đảo. Cám ơn em nhiều lắm. Giữ mãi những khoảnh khắc kỷ miệm đẹp này nhé!



Từ: CucNT
02/05/2015 10:28:59

Ôi! Vui thật đấy lần sau phải đưa anh Hiền đi cùng và bắt ảnh bơi theo chị em để ảnh công nhận là có tắm biển thật.


Ý tưởng của anh Hiền may quần dài em nghĩ cũng  hợp lý đấy nhưng cho đàn ông thôi, phụ nữ nên may váy và cũng lưng có dây chun để phù hợp với các loại bụng...


Chị Hoa cứ chịu khó tổ chức các chuyến "công tác" cho anh chị em KGu để còn có thêm nhiều phát hiện mới mà em Cúc và anh Minh, chị Vinh chưa viết hết. Biết đâu mọi người lại tả thêm 1 cảnh hoàng hôn hay bình minh trong mịt mùng bão nổi để hiểu hơn cuộc sống, sự hy sinh của anh chị em trên đảo. Cảm ơn chị Chi đã đưa thông tin về sự đóng góp của anh chị em Kgu để những ai đi công tác đảo rều đều có chững bức ảnh kỹ niệm và dấu ấn không quên về Đảo Rều. Em thật tự hào vì hội Kgu đi đâu cũng để lại những dấu ấn tốt đẹp cả vật chất lẫn tinh thần.


Đoàn đi lần này thật vui hết sức, phượt khắp nơi đúng như chị Nguyệt nói, cả nhà ơi! Viết và kể lại mọi chuyện đi, em Cúc không cầm theo máy ảnh nên không có ảnh chụp để minh họa khi viết bài với nữa nhiều người viết cho xôm tụ.


Tiếc là anh Lý chị Tâm không về dự hội Du xuân, còn nhiều điều bổ ích lắm anh Lý ơi!





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s