KGU News >>Người KGU
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 01 Tháng chín. 2015

ĐÊM CUỐI Ở MONDAVIA




Tác giả: Diệp Chí Mậu

ĐÊM  CUỐI Ở MONDAVIA

 

“Ngày mai anh sẽ rời xa Mondavia rồi ư?”. Gặp anh ngoài hành lang kí túc xá ,Larixa hỏi với giọng thật buồn.”Vậy là từ đây em không còn được nghe tiếng đàn của anh nữa rồi!”. Larixa học năm thứ 2 khoa Hóa. Gia đình cô ở tận Tiraxpon, thi trấn nằm cách thủ đô Kisinhop vài chục cây số. Hè vừa qua, trong đợt lao động tình nguyện tại quê nhà, Larixa tình cờ gặp nhóm nam sinh viên người Việt cùng tham gia. Cô có cảm tình ngay với nhóm sinh viên châu Á nhỏ con mà làm việc chăm chỉ, lại vui tính nữa. Cô ngạc nhiên khi thấy họ chơi sáo trúc và ghi ta  trong ban nhạc điện tử của sinh viên khoa Sử trong hội trường đầy kín người của thị trấn vào buổi tối. Họ làm quen nhau khi anh cầm ghita ra về. Hóa ra anh cùng khoa với cô ở trường KGU. Phòng của Larixa nằm tại tầng trệt của kí túc xá trên đường Benderckai, có cửa sổ hướng lên tầng trên, nơi hay có tiếng ghita vọng ra vào những đêm tĩnh lặng.

Vào năm học mới, Larixa hay gặp anh ở thư viện trường. Một lần cô ngạc nhiên thấy anh miệt mài chép nhạc. Đó là những bản nhạc thật dài và có rất nhiều kí tự. Anh giải thích với cô rằng đó là những bản nhạc viết riêng cho ghita cổ điển. Những kí tự này nhằm hướng dẫn các thế tay, vị trí các ngón tay trên phím đàn. Anh hứa sẽ đàn cho cô nghe bản “Asturiat-Leyenda” mà anh đang chép, bản nhạc mà cô đã nghe nhiều lần từ piano, không biết nó được thể hiện ra sao với ghita clasic. Cô nói cũng rất thích bản “La Paloma” nữa. Cô nghe bài hát này từ nhiều thứ tiếng nhưng bản nhạc soạn riêng cho ghita thì chưa.

Những đêm hè yên tĩnh Larixa thich ngồi bên cửa sổ nghe tiếng đàn ghita của anh. Những âm điệu thật lạ không giống những giai điệu mà cô thường nghe trước đây. Một lần vì tò mò, cô ngỏ ý muốn xem anh thể hiện các giai điệu ấy trên ghita thế nào. Larixa thích thú khi nghe những bản dân ca Việt Nam được anh nói là do các ghitaris nổi tiếng người Việt Tạ Tấn, Hải Thoại…viết cho ghita như Xe chỉ luồn kim, Qua cầu gió bay…những ca khúc đương đại Trăng sáng đôi miền của nhạc sĩ An Chung và nhiều ca khúc anh giới thiệu mà cô không thể nhớ nổi. Xem các ngón tay nhảy múa, chuyển động thoăn thoắt trên phím đàn, Larixa hỏi anh học ở đâu và cần thời gian bao lâu để có thể chơi được loại nhạc cụ này. Và cô rất ngạc nhiên khi biết rằng anh tự học đàn qua tài liệu hướng dẫn, học qua bạn bè. Cô hiểu chỉ với lòng ham mê tột độ mới giúp anh làm chủ được cây đàn có xuất xứ từ Tây ban nha được du nhập vào đất nước anh khoảng 100 năm nay…

Đêm nay là đêm cuối cùng Larixa ngồi nghe anh đàn. Anh nói sẽ chơi những bản nhạc nào mà cô thích nhất. “Cho em nghe bản Leyenda đi anh!”, cô thỏ thẻ. Cô biết Isaac Albeniz(1860-1909) là nhạc sĩ người Tây ban nha nổi tiếng với các tác phẩm mang âm hưởng dân gian giành cho piano là tác giả của bản nhạc này. Anh cho cô biết Francis Tarrega là người chuyển soạn  tác phẩm sang cho ghita cổ điển. Tác phẩm Leyenda (Câu chuyện thần thoại) thuộc loại “hình tượng” mô tả những chuyện thần thoại từ những chuyện sấm sét trong kinh thánh cho tới những trận động đất có sức tàn phá ác liệt. Ẩn chứa trong bản nhạc là nỗi nhớ quê hương tha thiết, những âm thanh của giai điệu Flamenco, sự cổ kính và những giá trị của người Moor vùng Andalucia. Âm điệu của tác phẩm lúc trữ tình, bay bỗng lúc dồn dập đưa người nghe tưởng tượng những câu chuyện thần thoại như tên bản nhạc. Larixa say mê xem các ngón tay phải của anh nhảy múa trên 6 dây đàn, còn bàn tay trái nhịp nhàng  che chắn tạo ra các hợp âm trên phím những âm thanh như trong dàn nhạc, có cả tiếng trầm của pass, những âm vực cao vút của violin. Anh nói để thuộc và chơi hết bản nhạc anh đã phải mất hơn 6 tháng luyện tập. Anh chuyển sang chơi bản “La Paloma”. Larixa  nghe bài hát này từ thuở ấu thơ nhưng cô không biết ai là tác giả ca khúc. Anh nói với cô rằng Sebastian Iradier (1809-1865), nhạc sĩ tài ba người Tây ban nha thuộc sắc tộc thiểu số Basque trong một dịp sang thăm Cuba, trước khi trở về quê hương năm 1863 đã sáng tác bài hát nổi tiếng khắp thế giới này. Ông đã lấy cảm hứng từ bãi biển Caribe thơ mộng xen nỗi nhớ quê hương và những người thân của mình để viết nên ca khúc bất hủ. Trong tiếng Tây ban nha “La paloma” là chim bồ câu. Giai điệu đằm thắm mang phong vị “habanera”từ điệu nhẩy dân gian của những người dân vùng Habana trên hòn đảo xinh đẹp Cuba thời đó. Lời ca thể hiện cảm xúc trước biển rộng bao la, sóng xô lớp lớp với những con tàu ra khơi cùng những chàng thủy thủ mang theo hình ảnh những người thân yêu mắt ngấn lệ trên bờ dõi theo và những chú chim câu để chuyển những bức thư tâm tình về quê nhà. Anh khe khẽ hát cho cô nghe lời bài ca bằng tiếng Việt của mình:

 

 “ Khi tôi rời quê hương Habana làng quê mong chờ.

Trên cao cánh bồ câu đang lướt nơi chân mây xa mờ.

Thuyền ai đang lênh đênh, làn khói biếc sương bay ngang lưng trời

Lớp lớp sóng vỗ mênh mông đua theo cánh chim tuyệt vời.

             Ôi! Chim câu trắng nhỏ xinh

             Qua quê ta chim dừng đôi cánh

 Hãy giùm ta đưa tấm lòng thương nhớ thiết tha

                            Về tận nơi mái nhà xa…”

 

Larixa mê mẩn nghe tiếng ghita lúc trầm, lúc bổng, nhịp nhàng, chầm chậm như nhịp cánh chim câu trong đoạn nhạc đệm sau mỗi đoạn của ca khúc. Sự cuốn hút của âm thanh phát ra từ cây đàn kỳ diệu đã khiến cho biết bao người trên trái đất này bị mê hoặc trong đó có cô. Và cô cũng nghiệm ra rằng bằng ngôn ngữ của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng đều toát lên hồn của ca khúc bất hủ đã nổi tiếng hơn thế kỷ nay.

Đêm đã về khuya. “Anh có thích nhạc quê hương em không?”, Larixa hỏi nhỏ. Anh trả lời cô rằng anh thích giai điệu rộn ràng trong các điệu nhảy dân gian Monđavia với trang phục rực rỡ đủ màu của các vũ công cùng với dàn nhạc dây đầy cuốn hút. Anh cũng yêu thích các ca khúc Mondavia trữ tình ngợi ca tình yêu lứa đôi. “Hãy hát tặng em bài nào mà anh thich nhất đi!”.

“ Đừng buồn hỡi cô gái vàng của anh! Nhìn vào mắt anh đi! Để tặng em anh sẽ hát tặng em bài hát của trái tim anh. Hõi cô gái vàng mà anh yêu quí…”. Anh hát lại điệp khúc bài “Aurica” lần nữa. Mắt của Larixa đẫm lệ.

“Anh sẽ quay lại Mondavia chứ?”.”Vâng! nhất định rồi Larixa thân mến. Anh sẽ trở lại”. Tạm biệt Mondavia, anh đã để quên trái tim mình.

 

 

 

                                                           Diệp chi Mậu Hoá 72

 

 

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 01-09-2015 19:07






Xem 41 - 50 của tổng số 64 Comments



Từ: KhanhT
02/09/2015 05:29:34

 


Anh Mậu viết: “… anh thích giai điệu rộn ràng trong các điệu nhảy dân gian Monđavia với trang phục rực rỡ đủ màu của các vũ công cùng với dàn nhạc dây đầy cuốn hút.”


Joc - Moldoveneasca







Fluieras - Hora de la Sud







Dàn nhạc đàn dây:


Nicolae Botgros si Orchestra "Lautarii" de la Chisinau:







 



Từ: TuyetHA
02/09/2015 05:10:47

Có gì mà phải phản đối hả chị Thoa, mọi chuyện đều có thể xảy ra mà. Đúng như anh Cường nói: mấy ai cãi được Số Mệnh, chuyện tình duyên nó cũng có duyên, có số của nó đấy. Bọn "trẻ con" bây giờ chúng nó thoáng lắm trong chuyện này. Cháu Phương Chi chắc được thừa hưởng gien của bố nên tâm hồn cũng rất lãng mạn, đầy chất thơ, mình cảm nhận được khi đọc những bài thơ của cháu dịch từ tiếng Đức. Cô Thoa lo quá xa rồi!



Từ: Guest Nguyên hoá 72
02/09/2015 05:03:45

   Viết lách dường như không có gì khó với anh .Bởi tuổi đời cũng đã U70 ,vốn sống thực tế dồi dào và một tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ .Chỉ cần nhen nhóm một tí cảm xúc là đã có cảm hứng tạo nên một tác phẩm đi vào lòng người .


  Bọn tôi nói với nhau :Anh Mậu đúng là " Hổ phụ sinh hổ tử " . Anh có đứa con gái năm nay cũng ngoài 30 tuổi đang làm luận án tiến sĩ ở Đức . Những năm học phổ thông ,cháu học chuyên văn ,được giải văn chương của tỉnh Bình Định .Hơn thế nữa ,cháu còn dịch cả thơ Đức .Hôm gặp gỡ các nhà vật lý KGU tại khách sạn ATHEN ,anh Mậu có tặng cho chúng tôi tập thơ dịch của cháu từ tiếng Đức .


  Ở anh Mậu tiếng đàn , tiếng văn , tiếng lòng luôn hoà quyện 3 trong 1.




  



Từ: CuongLV
02/09/2015 04:35:26

Phương Thoa ơi có gì làm anh em mình ''mâu thuẫn '' đâu nhỉ ? Với tư cách và tài hoa như anh Mậu, thì ở đâu ảnh chả thành '' chàng rể tài hoa và hiếu hạnh '' chứ ? Còn ở đâu, với ai thì lại do Số, do Mệnh của từng người chứ ? Mấy ai cãi được Số Mệnh, hả em ???. 



Từ: KhanhT
02/09/2015 04:24:07

 


Và còn một bản nhạc mà Thoa tìm thấy giới thiệu là Leyenda mà anh Mậu kỳ công chép tay trong thư viện, chiều mình vội chưa post lên được, nay đưa lên để mọi người thưởng thức “cái sự đam mê âm nhạc” của anh Mậu:


Leyenda by Albeniz in HD - Andres Segovia [Best of Guitar-Tube.com]


   




mình tưởng tượng nếu anh Mậu chơi thì giống như anh Đặng Thảo Nguyên này:







 



Từ: ThoaNP
02/09/2015 04:09:34

Anh Cường ơi, em phản đối "Nếu không ... tin rằng anh Mậu DC sẽ là 1 trong những chàng rể Việt Nam hào hoa ở Môn đa via"!


Đơn giản vì em đã quý mến cháu Diệp Phương Chi, con gái anh Mậu, dịch giả nhiều bài thơ Đức. Cháu cũng đã từng tham gia web Hội mình đấy.



Từ: CuongLV
02/09/2015 03:05:59


Chào anh Mậu, em rất vui lại được gặp anh nhiều đến thế trên trang mạng KGU.  Em rất nhớ ngoài việc là cây ghi ta xuất sắc, anh còn là một cán bộ của Hội Đồng hương Ki shi nhốp những năm du học 1967-1972. Nếu không vì chiến tranh và chủ  trương cấm sinh viên Việt Nam yêu  người nước ngoài, em tin rằng anh Mậu DC sẽ là 1 trong những chàng rể Việt Nam hào hoa ở Môn đa via rồi...Rất mong gặp anh trong những dịp tới, kính chúc anh chị và gia đình sức khỏe và nhiều niềm vui.  




Từ: BaLX
02/09/2015 03:02:31

Bọn em đã được xem 2 thiên tình sử của anh, chắc chắn sẽ còn tiếp nữa, bởi ko cô gái nào có thể bỏ qua khi nghe tiếng đàn ghi ta tuyệt diệu và đầy lãng mạn như vậy. Anh tiếp tục viết nữa đi nhé, mọi người đang chờ đó.



Từ: Meomun
02/09/2015 02:49:20



Ui trời, hôm nay em ở công ty mà cứ 1 lúc lại có người nhắn: - Vào KGU chưa, có truyện mới của anh Mậu, hay lắm! Về nhà, em vội mở máy tính đọc “ngấu nghiến”, đọc xong thấy chưa “đã”, vì nhanh hết quá!  Mới hôm nọ anh Mậu cho ra mắt “Một kỉ niệm đẹp dưới mái trường KGU”, bây giờ lại thêm một tác phẩm “bom tấn” nữa, thật tuyệt, anh Mậu ạ. Em khâm phục các anh chị khóa 72 quá, các anh chị mới tham gia thôi nhưng rất tích cực, viết nhiều và hay. Không lúc nào là muộn cả, em đồng ý với Hội trưởng, anh Mậu đúng là một “hiện tượng của năm” rồi!


Hội trưởng ơi, nhiều nhà văn có kiểu viết bắt đầu thiên tiểu thuyết của mình bằng cái kết, kết mà không kết, để sau đó nhẩn nha kể lại “những ngày đầu tiên”, rồi “những ngày sau đó”...Chắc chúng ta cũng sẽ được nghe tác giả kể tiếp thôi.


Hôm nọ gặp anh Mậu ở nhà chị Ngọc Hoa, thấy anh có nụ cười rất hiền, và chắc đã từng đẹp trai, mà chắc là thế thì mới có các cô Sophia, Larisa...phải không ạ.  Trong nghề của em, người ta gọi những “case” này là “có yếu tố nước ngoài”, hihi. Đọc truyện này, em nhớ đến 1 tác phẩm của một người KGU đã được post từ mấy năm trước, đó là “Cánh buồm đỏ thắm” của anh Đặng Thanh Lương, cũng có “yếu tố nước ngoài” rất thơ mộng. Chắc nhiều anh chị tham gia web đàn muộn chưa có thời gian đọc. Em giới thiệu một đoạn trong “Cánh buồm đỏ thắm” của anh Đặng Thanh Lương nhé, để mọi người thấy là giữa những người đương thời với nhau, dường như có một sự tương đồng sâu sắc trong cảm nhận:  


“…Đúng vào thời khắc ấy, Nàng hiện ra, chiếm ngay một khoảng thiên nhiên của tôi. Nàng nhỏ nhắn, giản dị với chiếc váy bằng vải thô in những bông hoa dại, may theo kiểu của các thôn nữ. Với mái tóc vàng, dài bồng bềnh ngang lưng và đôi mắt xanh biếc sâu thăm thẳm, hơi buồn quý phái, Nàng hiện ra như bông hoa Tiên nữ giữa chốn trần gian. Có lẽ vào tuổi ấy, trong khung cảnh ấy…ai cũng sẽ nghĩ như tôi... Rồi chúng tôi làm quen. Tên nàng là Natasa. Giữa cánh rừng Nga đầy thông và bạch dương, chúng tôi lang thang hưởng những hương vị của các loài hoa lá, mùi nồng nồng của nhựa thông, mùi mật còn đọng lại của sữa bạch dương thấm qua từng kẽ lá thân cây. Trong rừng, những tia nắng xuyên lá, tiếng rì rào của cỏ cây, tiếng chim gọi bạn giữa các khóm cây, Tôi được Natasa chỉ cho các loại hoa rừng và tên gọi của chúng, tôi còn được Natasa giúp nhận dạng nấm độc và nấm lành. Natasa với nụ cười tinh nghịch trong ánh mắt nói với tôi rằng cần tránh xa các loại nấm có mầu sắc quyến rũ vì chúng độc lắm…”


http://www.studentkgu.vn/news/detail/sec_3/id_1357


 



Từ: NgaHT
02/09/2015 00:13:06

Em không biết anh Mậu, nhưng đọc mấy bài của anh em cảm thấy rất rung động. Mong được đọc thêm nhiều hơn nữa.


 





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 882 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s