NghiPH
PROFILE   THƯ VIỆN ẢNH   BLOGS   LƯU BÚT   BẠN BÈ   FAVORITES   VIDEO  
 


RSS
Câu chuyện rơi nước mắt
Ngày đăng: 09/12/2011 11:30:20

Câu chuyện rơi nước mắt về bà lão bán rau trên Facebook

 


Trước khi đi, người thanh niên nhắn với bà lão: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!”. Không ai ngờ, vì chờ đợi người thanh niên đến lấy rau, bà lão đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm rồi mất. Câu chuyện về bà lão bán rau đang gây xôn xao trên mạng xã hội Facebook. 
- Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...
Gã không ngờ.........!

 



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 5 của tổng số 5 Comments

Từ: ThongNV
24/12/2011 09:11:28

Những người già trong xã hội hiện nay vẫn lao động là một thực tế. Có người vì mưu sinh, nhưng có người vì ý thích, vì thói quen lao động mà nếu để chân tay nghỉ ngơi thì không chịu được.


 Ở khu chợ gần nhà tôi (chợ của phường Thịnh Liệt) có một quán phở do hai ông bà già bán (ông 85, bà 81), ngồi ăn tôi cảm thấy như có lỗi, nhất là khi nghe thấy các cháu thanh niên gọi hàng không có chủ ngữ. Có lần tôi hỏi chuyện hai cụ, thì được biết nhà cụ rất giàu, con các cụ đều có ô tô riêng và khi cần đi các cụ đều gọi taxi. Cụ ông bảo với tôi: Chúng tôi bán phở không phải chỉ vì thu nhập, mà còn vì nhu cầu việc làm nữa. Nếu tôi không  bán thì làm gì bây giờ. Ngồi chờ chết à?


Bà cụ bán rau trong truyện đăng trên facebook và ảnh minh họa  có lẽ vì mưu sinh. Và người đàn ông cũng nghĩ vậy nên mới mua cho cụ, phải thừa nhận việc làm của anh ta là tốt. Việc gửi lại rau là thỏa thuận giữa hai người,anh ta không thể mang từng ấy rau đến công sở. Anh không thể biết được trời đổ mưa và bà cụ không đi tránh mưa. Khi trời mưa anh vẫn phải làm việc, anh cũng đã nghĩ đến "những phận người, gã nghĩ đến bà cụ. . .". Và tác giả cũng đã viết tiếp:"Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm". Như vậy, là trên đường về gã cũng đến để lấy rau, và gã cũng đã để ý đến bà cụ mấy tuần liền, nhưng không thấy và. .  . . . . Điều này minh chứng rằng gã mua rau là thật, không phải hắn chơi khăm người bán rau, chơi khăm người già. Thấy thương cho số phận một con người.


 Con người phải có hành vi phù hợp với bối cảnh xã hội thì mới có ích cho xã hội.



11/12/2011 20:07:09

Thực ra gã cũng là người tốt,gã muốn mua cho cụ đắt hàng,nhưng hoàn cảnh đã đưa đẩy gã thành người có tội.Đáng lên án nhất là tính đãng trí của gã(tính này nhiều người mắc).Cuối cùng gã cũng là kẻ đáng thương, vì cái chết của bà cụ làm lương tâm gã bị dằn vặt suốt quãng đời còn lại.



Từ: HaiNV
10/12/2011 22:31:15

Câu chuyện thật thương tâm và làm cho ta không khỏi suy nghĩ về những người thân đã già yếu của chúng ta, về những cụ già quanh ta và trên khắp thế gian này...  



Từ: HanhLM
09/12/2011 18:56:48

Một câu chuyện quá đau lòng. Mới hay, sự vô cảm của con người thật tàn nhẫn.



Từ: NgocNT
09/12/2011 13:40:57

Doc chuyen nay, em buon qua, Bac Tong Nghi oi! Dem qua, di tren pho ret cua Busan- Han quoc, em cung da rung rung khi nhin thay mot ba lao ngoi co ro ben cot dien ben le duong, tren nguoi khoac du manh nilong cho do ret. Thuong ma khong dam cho tien, chi mua ho mot ro quyt lanh cong! Ba lao phan khoi, cam on roi rit, nhung van tiep tuc ngoi do, vi con nhieu thu de ban lam! Di qua roi ma ve den khach san, dem long van roi boi!!!