KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 28 Tháng bẩy. 2013

Chuyện tình tuyệt đẹp và giấc mơ kỳ lạ về người lính hy sinh trên chiến trận




Tác giả: Sưu tầm

Để khẳng định quyết tâm đến với tình yêu của mình, chị đã vượt qua mọi khuôn phép của một cô gái Hà thành truyền thống, một mình chị đi mua sắm tất cả đồ cưới như chăn gối, áo cưới, bánh kẹo... rồi bắt tàu xe lên tận Tam Đảo, nơi anh đóng quân, để đón anh về tổ chức lễ cưới.

Chị Liên kể về mối tình đẹp thời áo trắng.

 

Trong một đêm cuối tháng 5.1968, chị mơ thấy anh tham gia trận đánh đẫm máu tại chiến trường Quảng Trị. Anh bị trọng thương rồi hy sinh. Sáng dậy chị khóc hết nước mắt, mọi người khuyên chị đừng tin vào ác mộng.

Và điều ngạc nhiên là sau này giấy báo tử của liệt sĩ Nguyễn Minh Tiến xác nhận anh hy sinh ngày 31.5.1968 - đúng đêm chị gặp ác mộng. Những giấc mơ trước lúc anh hy sinh được chị cẩn thận ghi vào nhật ký, sau này các đồng đội trở về đều kinh ngạc vì độ chuẩn xác đến từng chi tiết trên mỗi bước đường hành quân của các anh. 


Chuyện tình cảm động

Chúng tôi gặp chị Lưu Thị Liên tại nhà riêng số 7A9, khu tập thể Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm nay chị đã ngoài 60 tuổi, nhưng trên gương mặt vẫn còn toát lên vẻ thanh tú của người thiếu nữ đất Hà thành.

Chị Liên là con thứ 6 trong một gia đình thuộc tầng lớp tư sản ở Hà Nội. Anh Nguyễn Minh Tiến thì sinh ra trong một gia đình cơ hàn, cha mẹ đều đã già cả, nhà có 2 anh em, cô em gái còn nhỏ. Cả gia đình sống trong căn nhà cấp 4 xập xệ tại làng Cầu Đơ, giữa 2 làng có trường Lê Hồng Phong. Cơ duyên sắp đặt, anh chị học chung lớp, dù anh hơn chị một tuổi. Ngày ấy, trong con mắt mọi người chị vẫn ở một đẳng cấp khác. Nhiều lần trao đổi bài vở, nhưng anh luôn coi chị như người em gái.

Gia đình dù nghèo, anh vẫn quyết tâm theo học. Sau mỗi buổi học anh lại đi bán báo, bán lạc rang lấy tiền phụ giúp bố mẹ. Rồi ngày ra trường cũng đến, mỗi người một nơi, anh xung phong vào quân đội thuộc Sư đoàn 308 trong những ngày luyện tập đóng quân tại Tam Đảo. Chị xin vào làm kế toán của Xí nghiệp ươm tơ thuộc huyện Hoài Đức. Tình cảm của anh chị cứ lớn dần và đã trở thành tình yêu.

Thế nhưng, tình yêu của anh chị cũng trải qua nhiều sóng gió. Gia đình chị biết chuyện đã phản đối quyết liệt. Ông bà muốn gả chị cho một con nhà giàu có, để chia rẽ tình yêu của cô con gái với chàng lính chiến. Tuy nhiên, chị vẫn quyết một lòng giữ trọn tình yêu với anh.

Để khẳng định quyết tâm đến với tình yêu của mình, chị đã vượt qua mọi khuôn phép của một cô gái Hà thành truyền thống, một mình chị đi mua sắm tất cả đồ cưới như chăn gối, áo cưới, bánh kẹo... rồi bắt tàu xe lên tận Tam Đảo, nơi anh đóng quân, để đón anh về tổ chức lễ cưới. Cũng vì quá yêu chị nhưng chiến trường đi chẳng hẹn ngày về, anh không muốn chị lỡ làng nếu anh ra đi mãi mãi, anh chỉ hẹn chị hãy chờ đến ngày đất nước thống nhất.

Giấc mơ lạ kỳ

Đầu năm 1968, anh nhận nhiệm vụ lên đường vào Nam chiến đấu. Đêm chia tay, họ đã thức trắng ngồi bên nhau. Anh tặng chị chiếc nhẫn có khắc hình trái tim, chị tặng anh chiếc khăn do chính tay chị thêu bông hoa màu tím. Anh nói với chị: “Nếu sau này em nhận được chiếc khăn từ tay người khác trao lại, thì có nghĩa là anh không còn nữa, em hãy đi lấy chồng”.

Đó cũng chính là mật ước giữa 2 người. Có một kỷ niệm mà chị không bao giờ quên, đó là vào ngày 20.3.1968, vì cuộc hành quân bí mật nên không thể báo trước. Trên đường đi B, đơn vị anh tập kết tại một làng nhỏ cách thị xã Sơn Tây khoảng 5km. Anh đã chạy bộ hơn 20km về thăm chị.

Anh bảo: “Nếu em đủ nghị lực không khóc thì chiều nay, em đến tiễn anh lên đường. Anh muốn nhìn thấy em trước lúc đi xa, nhưng lại sợ em khóc trước mặt anh em đơn vị thì ngại lắm!”. Chị nói: “Em sẽ tiễn anh, em có đủ nghị lực”. Nhưng khi nhìn thấy anh trong hàng ngũ chỉnh tề, mọi cảm xúc trong chị vỡ òa, nước mắt nối nhau rơi xuống. Chị chỉ kịp nói với anh: “Anh cứ yên tâm lên đường đánh giặc, ở nhà em sẽ chăm sóc bố mẹ thay anh và chờ ngày chiến thắng anh trở về”.

Ngay trong đêm hôm đó, tại khu nhà tập thể chị đã xảy ra mất trộm. Trong số đồ chị mất có chiếc áo cưới, chiếc khăn tay và một chiếc gối bên phải - như một điềm báo. Và cũng lạ lùng từ buổi chia tay anh, đêm nào chị cũng đều mơ gặp anh. Chị đã thấy rõ từng chặng đường hành quân của đơn vị anh, những cảnh anh cùng đồng đội vượt núi, băng rừng, bom đạn… tiếp diễn như chị là người hành quân cùng các anh vậy. Tất cả những điều ấy được chị cẩn thận ghi vào nhật ký. Sau này, nhiều đồng đội của anh còn sống trở về không khỏi kinh ngạc vì sự chuẩn xác đó.

Trong một đêm cuối tháng 5.1968, chị mơ thấy anh tham gia trận đánh đẫm máu tại chiến trường Quảng Trị. Anh bị trọng thương, rồi hy sinh. Sáng dậy chị khóc hết nước mắt, mọi người khuyên chị đừng tin vào ác mộng. Và điều ngạc nhiên là sau này giấy báo tử của liệt sĩ Nguyễn Minh Tiến xác nhận anh hy sinh ngày 31.5.1968.

Rồi từ đó giấc mơ về anh cũng thưa dần, cho tới một đêm chị nằm mơ thấy đơn vị của anh từ chiến trường hành quân ra Bắc. Anh mặc trên người bộ quân phục đã bạc màu, người gầy xanh, nói với chị: “Sáng mai em hãy đến huyện Thạch Thất, đến nhà một người dân hỏi đại đội trưởng đơn vị để nhận di vật của anh gửi lại”, anh còn chỉ đường chi tiết cho chị đi đến ngã ba nào thì rẽ trái, đến cây cầu nào thì rẽ phải, qua cánh đồng rộng bao xa thì hỏi đến làng nào, tên chủ nhà là gì?

Chị tỉnh dậy, dù mới 4 giờ sáng, như người trong cơn mộng du, nhưng đầu óc chị vẫn tỉnh táo. Chị đã đạp xe theo đúng hướng dẫn của anh trong giấc mơ mà đi.

Để kiểm chứng điều này, chúng tôi đã tìm đến nhà người Đại đội trưởng Kiều Thuần, hiện nay đã nghỉ hưu, sinh sống tại nhà số 8, tổ 12, phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội). Anh cho biết: “Mối tình của Liên và Tiến, tôi đã được biết từ thời đơn vị còn đóng quân ở Tam Đảo, đó là mối tình trong sáng và cảm động. Mỗi lần Liên lên thăm người yêu, đơn vị đều tạo điều kiện cho hai người gặp gỡ, tâm sự vì biết tình yêu của họ cũng gặp nhiều trắc trở.

Điều thực sự ngạc nhiên là sau khi Tiến hy sinh, đơn vị vừa bí mật hành quân về tập kết ở một làng nhỏ huyện Thạch Thất lúc nửa đêm, đến người dân trong làng còn chưa biết có bộ đội về, thế mà Liên đã biết được và tìm đúng nơi đơn vị đóng quân theo giấc mơ”. Sau đó, Đại đội trưởng Kiều Thuần đã trao lại cho chị chiếc khăn mà chị đã tặng anh Tiến lúc anh lên đường. Chị bật khóc, vậy là anh sẽ không bao giờ trở về.

Chị cố giấu nỗi buồn, đạp xe về thăm bố mẹ anh. Lúc đó ông cụ đang ngồi uống nước trên chiếc chõng tre, chị đến gần ông cụ nói nhỏ: “Thầy ơi, anh Tiến…”. Chưa kịp nói hết lời thì ông cụ đã khoát tay ra hiệu dừng lại: “Con đừng nói nữa, thằng Tiến nó đã về báo mộng cho thầy, thầy biết rồi. Con đừng nói với u con, bà ấy đang ốm, sợ không chịu nổi”.

Rồi bố mẹ anh Tiến lần lượt qua đời, cô em gái đã trưởng thành. Rồi chị Liên cũng lấy chồng, anh cũng là một sĩ quan quân đội. Là một người lính, anh rất trân trọng tình yêu đầu của chị. Mỗi năm, đến Ngày giỗ liệt sĩ Nguyễn Minh Tiến hay ngày Thương binh - Liệt sĩ, cả nhà chị lại làm mâm cơm để hương khói cho người đã hy sinh

 

Giữ lời hứa chờ ngày đoàn tụ

Có một điều luôn làm chị canh cánh trong lòng cho tới mãi sau này. Đó là lúc lên đường anh còn dặn chị: “Nếu anh không về thì sau ngày đất nước thống nhất em hãy đi tìm anh và chỉ có em mới tìm được anh thôi”. Lúc chia tay chẳng ai lại nghĩ người mình yêu ra đi không có ngày trở về, nên chị nhận bừa cho anh yên lòng.

Thời gian trôi đi, sự vật thay đổi khiến việc tìm lại hài cốt anh không hề đơn giản.  Sau hàng chục lần đi về vào chiến trường Khe Sanh, mãi đến năm 2007, chị mới nhận được thông tin anh hy sinh tại khu vực cao điểm 222 ở làng Cát, huyện Đăkrông (Quảng Trị). Dù muốn đưa anh về, nhưng đêm đó chị lại nằm mơ thấy anh: “Em có đủ tiền bạc cũng không thể đưa anh về đâu. Bởi vì, nhiều đồng đội của anh ở đường 9 Khe Sanh chưa về được. Qua năm có Đoàn bộ đội 968 tỉnh Quảng Trị tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì lúc đó em hãy đi theo đoàn đưa anh về”.

Đúng tháng 5 năm 2008, chị nhận được lời mời đi theo đoàn và chị đã tìm được anh giữa rừng già đại ngàn, với chiếc đèn 3 pin mà trước khi anh đi chị đã ghi chữ “tặng anh”. Vậy là chị đã thực hiện được lời hứa với anh trước lúc lên đường.

 

Sưu tầm: Quang Vinh.

 

 

 

 

 

 

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 28-07-2013 16:04






Xem 1 - 10 của tổng số 21 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest BM
06/08/2013 08:22:34

Đọc lại bài và thấy anh Khánh rất đúng. Nếu có các ảnh chụp về cuốn nhật ký, nếu có một đồng đội xác nhận, nếu có người gặp tại nhà sao không làm điều ấy để không là một câu chuyện li kỳ và mang tính truyền khẩu!



Từ: Guest Kim Thu
29/07/2013 22:09:33

@ Anh Khánh, em cũng làm y hệt thế, mà sao ảnh đưa lên cứ vào kho ảnh privat. Để em thử lại. Cảm ơn anh nhiều!



Từ: KhanhT
29/07/2013 21:55:05

 


@ThuKK. anh vừa cảm thấy em lên mạng. chạy vào thấy đó rồi. thánh không? và một người nữa cơ!


Nhân đây nói em luôn: em và Chỉ biêt cười trừ đổi cho nhau, em trước khi post ảnh lên thì lập một album (nghĩa là vào menu upload ảnh, vào mục Album, gõ tên album mình muốn lập vào rồi nhấn OK), sau đó cứ upload ảnh nào thì chọn album đó. Còn CBCT, có mỗi 1 ảnh, đáng lẽ không lập album, mà cứ thế upload lên để lấy URL dán vào bài, thì CBCT lại lập album" Cologne!


Những ảnh của em về Cologne đã up lên rồi thì em chỉ cần lập một album, ví dụ: "NgươiKGU tụ tập ở Cologne" chẳng hạn. Xong em vào quản lý ảnh, vào từng mục ảnh, chọn trong Album mục "NgườiKgU tụ tập ở Cologne" và update vào là xong. Anh vừa làm thử như vậy với Album "Cây Sakê" đấy. Chúc thành công.


 



29/07/2013 21:45:39

@Anh Khánh, em vẫn tin cái thần giao cách cảm, cái báo mộng của những người thân, ruột thịt là vô cùng thiêng. Em xin đưa một thí dụ nhỏ trong nhà, mà bao giờ cái sự báo mộng này của bà nội em, cũng đến với em, hay nói đúng hơn: thông điệp ấy thường là em nhận:


Năm 1988, khi cái Vân, em gái của em chuẩn bị đi tu nghiệp tại Thụy Sỹ. Lúc ấy, Bộ đại học chỉ có 2 tiêu chuẩn, nó & anh Lương ( anh này trước học ở Hung). Sắp đến ngày Vân lên đường, em ngủ mơ thấy bà nội em. Em khoe:


- Bà, Vân sắp đi Thụy Sỹ học đấy.  Bà em nói dỗi:


- Nhà có ai bảo đâu mà tôi biết. Tinh mơ hôm sau, em chạy xuống bảo bố mẹ em. Mẹ em tái mặt lại:


- Thôi chết, không thắp hương lễ cụ để báo với cụ rồi. Trưa hôm ấy, bố mẹ em làm một cái lễ, lễ bàn thờ bà nội em.



Từ: KhanhT
29/07/2013 21:35:30

 


Ôi HảiNV ơi, Giấy báo tử gửi về, Chú thành liệt sỹ! Ước gì Chú trở về như "liệt sỹ trở về Phan Hữu Được". Khó quá vì đã gần 50 năm rồi. Và bây giờ Thím thế nào, có được như chị Thu Hoài của TĐ hay chị Liên không.


Câu chuyện cắn rưt quá! Người làm khoa học thì những dữ liệu như:


"...sau khi Tiến hy sinh, đơn vị vừa bí mật hành quân về tập kết ở một làng nhỏ huyện Thạch Thất lúc nửa đêm, đến người dân trong làng còn chưa biết có bộ đội về, thế mà Liên đã biết được và tìm đúng nơi đơn vị đóng quân theo giấc mơ...", và:


"... đêm đó chị lại nằm mơ thấy anh: “Em có đủ tiền bạc cũng không thể đưa anh về đâu. Bởi vì, nhiều đồng đội của anh ở đường 9 Khe Sanh chưa về được. Qua năm có Đoàn bộ đội 968 tỉnh Quảng Trị tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì lúc đó em hãy đi theo đoàn đưa anh về”. 
"Đúng tháng 5 năm 2008, chị nhận được lời mời đi theo đoàn và chị đã tìm được anh giữa rừng già đại ngàn, với chiếc đèn 3 pin mà trước khi anh đi chị đã ghi chữ “tặng anh. ..."


là những "chứng cứ" có giá trị khoa học, nếu như nó được "xác thực"-thẩm định.


Mà trong câu chuyện, đã có ý thẩm định đó, tiếc rằng nhà báo không có ảnh chụp lại "nhật ký" của chị Liên (nếu được vậy thì nó là bài báo khoa học rồi!):


"Và cũng lạ lùng từ buổi chia tay anh, đêm nào chị cũng đều mơ gặp anh. Chị đã thấy rõ từng chặng đường hành quân của đơn vị anh, những cảnh anh cùng đồng đội vượt núi, băng rừng, bom đạn… tiếp diễn như chị là người hành quân cùng các anh vậy. Tất cả những điều ấy được chị cẩn thận ghi vào nhật ký. Sau này, nhiều đồng đội của anh còn sống trở về không khỏi kinh ngạc vì sự chuẩn xác đó."


Giá như tác giả làm khoa học, khi tìm đến địa chỉ: "gặp chị Lưu Thị Liên tại nhà riêng số 7A9, khu tập thể Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm nay chị đã ngoài 60 tuổi, ..." để khảo sát thẩm định và hoàn thiện nội dung bài báo thành một báo cáo khoa học chuẩn xác có hay không.


 



Từ: CucNT
29/07/2013 21:28:31

Đúng như tiêu đề đã viết, một "câu chuyện tình thật đẹp" của 1 thời chinh chiến. người lính đi ra trận với niềm tin sắt son vào tình yêu và sự đợi chờ của người ở lại hậu phương. Một thời cả dân tộc ta đã sống với tình sâu nghĩa nặng như thế và có lẽ đó là sức mạnh để chúng ta chiến thắng bao kẻ thù.


Giấc mơ , hiện thực, sự thật và tâm linh. Em tin sẽ đến 1 ngày khoa học sẽ giải thích được cả những hiện tượng tâm linh mà ngày nay ta cho là huyền bí.


Cảm ơn chị Tuyết đã post bài.



Từ: Guest BM
29/07/2013 19:42:31

Chiếc nhẫn trao em ngày anh nhập ngũ,


khắc trái tim anh ấp ủ một giấc mơ,


mơ ngày về, em vẫn đợi vẫn chờ,


chẳng có gì cản nổi tình đôi lứa!


 


Bông hoa tím thêu lời yêu em hứa,


chiếc khăn trao anh, kỷ vật làm tin,


hôn lễ sẽ chờ, cho cả đôi mình,


chiến thắng anh về, khăn xinh bên cạnh!


 


Phút gặp nhau, yêu em, anh dặn


Khăn em trao, nếu có một ngày,


em nhận từ tay một người đồng đội,


anh đã đi xa, đi xa vời vợi,...


 


Mong em đừng đợi, anh sẽ không về,


anh muốn em, chia tay đừng rơi lệ,


đồng đội anh sẽ chẳng yên lòng,


trái tim anh, theo nhẫn, ngủ bên trong!


 


Để đêm đêm, hai tâm hồn là một,


nẻo đường anh đi, có em cùng bước ,


phía trước đạn bom, băng núi, vượt rừng,


giấc ngủ nửa chừng, nghẹn ngào tiếng nấc!


 


Anh, người chiến binh, máu trào thẫm đất,


đã ra đi, bên đồng đội, giữa trời đêm,


bom đạn cày khốc liệt cả một miền,


anh hẹn chị, đón anh, ngày xa lắm!


 


Trời gầm lên, xé màn đêm thăm thẳm,


núi ngẩng đầu, thả hồn khóc chiến binh,


Biển trào dâng, sóng ánh bạc rùng mình


và ngàn sao, ve vuốt hồn chiến sỹ!


 


Đã ra đi, đã vào miền yên nghỉ,


vẫn trở về, nơi có một tình yêu,


vẫn trở về, niềm tin vẫn phiêu diêu,


linh hồn Việt của tình yêu chung thủy!



Từ: Guest Vũ Đặng
29/07/2013 17:36:05

TÌNH YÊU,là đề tài được nhân gian trân trọng nhất có lẽ bởi nó không chỉ đẹp về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà trong đó còn có sự linh thiêng huyền bí mà cả ngàn đời nay mấy ai lý giải nổi.Mối tình tuyệt đẹp cũa chị Liên và anh Tiến thật cảm độngvà rất đáng trân trọng Vũ Đặng cảm ơn chị Tuyết đã mang tới cho người đọc biết thêm được trên đời này có những tình yêu như thế.Dù là ly kỳ hay huyền bí nhưng phải nói rằng,lòng chung thủy thiết tha của chị Liên là minh chứng cho biết bao câu chuyện tìnhđẹp như cổ tích trong thời chiế tranh ác liệt năm nào,một người ra đi và một người ở lại,ngày về không hẹn trước.Trên tất cả,tình yêu là HUYỀN DIỆU,cảm ơn chị Tuyết rất nhiều



Từ: VinhCX
29/07/2013 15:27:41

  Là một người đàn ông, ngoài 60 như tôi mà mới đọc mấy dòng đầu của câu chuyện tôi đã chảy tràn nước mắt. Như mọi người nói câu chuyện quá cảm động vi  có thất.  Mối lời nói của hai người với nhau tôi cảm thây như đã là một điều mộng thật sự. Thương lắm, trân trọng lắm cặp đôi uyên ương yêu nhau như Romeo  và Julet ! Trong khoảng 40 năm sau của  đời tôi, giừo nghĩ lại cũng nghiệm thấy nhiều điều mộng đúng tới 100%. Không thể lý giãi đựôc. cảm ơn TuyetHA



Từ: HanhLM
29/07/2013 13:29:32

Một câu chuyện tình yêu thời chiến cảm động quá. Thương xót cho cả người đi và người ở lại. Đất nước yên bình nhờ những chàng trai cô gái như vậy đấy.




Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 882 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s