KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 05 Tháng chín. 2015

GS Hoàng Kim Bổng (CL73)




Tác giả: KhoaDT

Một phóng sự về một người bạn KGU của chúng ta vừa được đăng trên trang Dân Trí. Xin các ace trực tiếp vào trang Dân Trí để tham khảo. Tôi không đăng lại ở trang KGU nữa để tránh hiểu nhầm về vai trò tác giả của bài này.  

 

Giáo sư Hoàng Kim Bổng: Nhà khoa học người Việt được tôn kính

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-su-vien-si-hoang-kim-bong-nha-khoa-hoc-nguoi-viet-duoc-ton-kinh-20150904103137476.htm

 

Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn KGU là cho dù CV của anh Bổng trong bài này có nhiều chi tiết không chính xác, thậm chí có những điều phóng đại mang tính "chém gió" như anh NV Hải đã tìm ra, tôi vẫn nhớ tới anh Bổng và quý anh như một người bạn tốt từ thời sinh viên của mình. Anh có là GS hay Viện Sỹ thật không đối với tôi không quan trọng. Thậm chí nếu anh không là ai cả thì tôi vẫn trân trọng tình bạn chân thật của anh từ đầu những năm 7X và vẫn quý bức ảnh chúng tôi chụp lúc anh đang làm luận an tốt nghiệp khi tôi chưa đầy 20 tuổi, chưa biết để tóc dài và mặc quần loe.

Xin chúc tất cả các bạn KGU luôn vui khỏe và trang Web của chúng ta tiếp tục sôi nổi. Tôi vừa rồi có quay trở lại Nga sau hơn 1/4 thế kỷ, có rất nhiều điều muốn chia sẻ, tâm sự với các bạn đang được "thai nghén" trong một bài cho mục CCCP của trang KGU, sẽ cố gắng trình làng trong thời gian tới. Thân mến, Khoa VL76. 

 

 


Người post: KhoaDT

Ngày đăng: 05-09-2015 01:01






Xem 11 - 20 của tổng số 24 Comments



Từ: HaiNV
06/09/2015 17:24:06



Viện sỹ (nước ngoài) của VHLKH, cùng với Viện sỹ (chính thức) và Viện sỹ thông tấn của Liên Xô trước đây, sau này là của Liên bang Nga là những danh hiệu rất cao quý, không dễ đạt được, nhất là đối với người nước ngoài. Tôi đã xem kỹ cả 3 danh hiệu này trên Website của VHLKH LB Nga, không hề có anh Hoàng Kim Bổng! Việt Nam ta từ trước đến nay chỉ có 6 người là Viện sỹ (nước ngoài) của VHLKH LX/ Nga: http://www.ras.ru/



1. Trần Đại Nghĩa (1966)



http://www.ras.ru/win/db/show_per.asp?P=.id-52676.ln-ru



2. Nguyễn Khánh Toàn (1976)



http://www.ras.ru/win/db/show_per.asp?P=.id-51449.ln-ru



3. Nguyễn Văn Hiệu (1982)



http://www.ras.ru/win/db/show_per.asp?P=.id-51448.ln-ru



4. Trần Đình Long (1993)



http://www.ras.ru/win/db/show_per.asp?P=.id-63608.ln-ru



5. Nguyễn Duy Quý (1999)



http://www.ras.ru/win/db/show_per.asp?P=.id-53139.ln-ru



6. Đặng Vũ Minh (1999)



http://www.ras.ru/win/db/show_per.asp?P=.id-53113.ln-ru



P.S. Trong 6 viện sỹ  trên, có anh Trần Đình Long là một người KGU thực thụ (SV K2 và NCS tại VHLKH Moldova) rất giỏi trong lĩnh vực di truyền - chọn giống cây trồng và anh cũng rất khiêm tốn. 


 




Từ: HaiNV
06/09/2015 14:12:24


 


Đây là trang cá nhân bằng tiếng Anh của Anh Bổng: 


http://hoang-kim-bong.narod.ru/



Tại đây, anh ghi rất chi tiết thời gian, làm gì, ở đâu. Đáng chú ý: anh tự ghi là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Academician of Russian Academy of Sciences)! Còn địa chỉ là Trường ĐHTH Hóa tinh vi MSAFCT (MITHT). 



Rất kính trọng và khâm phục thành tích của anh, nhưng bởi vì anh là nhà khoa học, cho nên không thể "nhập nhằng" mấy chuyện: 1-Không phải Viện sỹ VHLKH LB Nga, chỉ là Viện sỹ (Thành viên) VHL Kỹ thuật (Công nghệ) mà lại viết là Viện sỹ VHLKH LB Nga; nên nhớ tiêu chuẩn và uy tín của 2 danh hiệu viện sỹ này khác nhau rất xa; 2- không phải làm việc ở MGU Lomonosov, chỉ làm việc ở MITHT (MSAFCT) mà lại ghi là làm việc ở MGU Lomonosov; 3) không tốt nghiệp hạng ưu, lại ghi là hạng ưu; 4) Ngày xưa (năm 1973) phân công công tác là do Bộ ĐH &THCN, không thể có việc 3 cơ quan tranh nhau một sinh viên vừa tốt nghiệp, rồi "can thiệp" của Bộ trưởng và Hiệu trưởng do "thân tình" (còn viết sai tên BT và HT thời điểm đó: Năm 1973 Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, HT BK Phạm Đồng Điện); 5) sống ở nước ngoài, trong hàng chục năm việc tham gia và kể cả chủ trì các Hội nghị/ hội thảo khoa học chuyên ngành tại các nước khác nhau không phải là chuyện lạ...Nếu anh Bổng kể cho nhà báo như vậy thì quá là "chém gió" quá rồi! Còn nếu như anh kể đúng, mà nhà báo viết "vống lên" thì cần phải có đính chính!


 




Từ: CuongLV
06/09/2015 06:20:04


 


 




Các ACE KGU thân mến, tôi xin cung cấp thêm một vài thông tin về anh Hoàng Kim Bổng / bạn học với chúng tôi những năm 1967-1973.


Về chuyện anh Bổng về ĐHBK Hà Nội. Anh Bổng khi về nước năm 1973, được thày Migal P. tặng riêng 1 chiếc máy đo hấp thụ kèm theo cân thạch anh – một thiết bị quý hiếm, hiện đại thời đó - cho phép nghiên cứu hấp phụ với độ chuẩn xác cao. Rất có thể đó cũng thêm 1 lý do thú vị để trường ĐHBK Hà Nội quyết tâm nhận về công tác tại trường (?).




  1. Cho đến gần đây anh Bổng vẫn gọi điện thoại cho tôi theo 2 số : +52 (865) 760 824 và +7 (925) 131-13-91. Anh Bổng trong 3 lần về Việt Nam mới đây nhất đều tìm gặp 3 bạn đồng khoa Hóa K73 là Tuất PT, Điền PG và Cường LV để gặp gỡ, trong đó có 1 lần chúng tôi tham gia đám cưới của con trai anh với con gái ông Hoàng Bỉnh Quân – nguyên Bí thư TW Đoàn TNCS Việt Nam.





  2. Thông tin về chuyện anh Bổng thuê 1 công dân Nga thường xuyên chăm sóc bức phù điêu Bác Hồ tại Quảng trường mang tên Hồ Chí Minh tại Matxcơva tôi đã đọc nhưng không nhớ đường link, nhưng nếu cần, các bạn có thể đánh một số từ khóa kiểu : Hoàng Kim Bổng, Quảng trường HCM…là có thể tìm được thông tin này trên mạng.              





 


 




Từ: ChiNB
06/09/2015 04:01:22

 


Nga là một đất nước có nền khoa học và giáo dục tiến tiến đã công nhận anh Bổng và những đóng góp của anh cho nền khoa học của Nga, chúng ta thật tự hào vì anh là Người KGU. Nói thật ra, những người làm khoa học ở Việt Nam đã có mấy ai có được 250 công trình và bài báo đã được công bố, 14 giải thưởng của Nga và các nước khác,  viết 3 bộ sách giáo khoa... Thật đáng nể. Nếu anh vẫn ở Việt Nam, vẫn công tác tại ĐHBK, với những khó khăn trong cuộc sống, chắc gì anh đã làm được những việc như anh đã làm ở Nga?


@ CuongLV: anh giới thiệu bài báo đã viết về anh Bổng thuê người chăm sóc bức phù điêu Bác Hồ ở Matxcova để mọi người cùng được biết đi.


 



Từ: Guest Bạn KGU
06/09/2015 03:47:54

Tôi đã đọc bài này ở báo Dân trí. Rất cảm phục một nhà Khoa học người KGU. Tuy nhiên nếu GS Khoa đăng lại bài này ở đây thì mục Tác giả nên đề là Sưu tầm hoặc trích Báo Dân Trí để mọi người không tưởng nhầm GSKhoa đã viết hoặc biên tập lại rồi đăng.



Từ: Guest Người KGU
06/09/2015 01:45:14

Chỉ cần biết anh Bổng là người KGU ta (học đại học và nghiên cứu sinh đều ở KGU) là tự hào rồi. Còn khi anh Bổng về nước hay chuẩn bị đi nghiên cứu sinh thì ai là Bộ trưởng bộ ĐH & THCN hay ai là Hiệu trưởng trường ĐHBK Hà Nội thì có gì quan trọng lắm đâu. Có người KGU ta được "đánh giá rất cao ở Nga" (thông tin từ anh Cường) là chúng ta hãnh diện với bè bạn lắm rồi.


 



Từ: Guest T T T
06/09/2015 00:27:28

Vượt lên tất cả, anh đã chiến thắng mọi định kiến, trở ngại để khẳng định được mình. Thật khâm phục và tự hào vì KGU ở đâu cũng có người tài



Từ: CuongLV
06/09/2015 00:26:05


 


         Anh Hoàng Kim Bổng là 1 trong 8 SV khoa Hóa niên Khóa 1968-1973, và có lẽ trong Hội KGU tôi là người biết anh sớm nhất, từ khi chúng  tôi khi cùng chen chúc nhau trong 1 xe ôtô tải chở SV Việt Nam đi Liên Xô đầu tháng 10 năm 1967 cho đến khi anh vào làm tại ĐHBK Hà Nội khoảng cuối năm 1973. Các thông tin mà Khoa ĐT và HaiNV đưa ra đều chuẩn, và còn một số thông tin của bài báo đưa ra thì ngay chúng tôi ( TuấtPT, Điền PG và CườngLV là 3 người bạn mà anh Bổng vẫn liên lạc)- cũng chưa được biết thật đầy đủ. Tuy nhiên, có 1 điều chúng ta có thể tin tưởng là anh Bổng đã có những cống hiến khoa học - công nghệ được công nhận và đánh giá rất cao ở Nga. Và chúng ta vui mừng hơn khi anh Bổng HK là 1 trong số lưu học sinh VN tại KGU. Tôi đã đọc được 1 bài viết về chuyên anh Bổng đã thuê 1 người Nga chăm sóc thường xuyên Bức phù điêu Chủ tịch Hồ Chí Minh trên 1 quảng trường của Mascơva...  


 




Từ: LyTM
05/09/2015 18:00:19

Cám ơn anh Khoa cho đọc về một nhà khoa học thực thụ, một người tài hoa và hết lòng cho khoa học, đóng góp cho nhân loại mà vẫn khiêm nhường:




Thăng trầm một đời khoa học


thăng trầm với cả nước non,


những điều tưởng như không có,


vẫn còn với đất nước con!




Tài hoa, chuyên cần đến mấy,


trung thành với nước ra sao,


chỉ có trời xanh nhìn thấy,


vời vợi một chí anh hào!




Khoa học chẳng ai che được,


không ai tự có mà nên,


những đêm trắng trời không ngủ,


một bầu nhiệt huyết làm nên!




Giá trị một đời chắt lọc


sẽ bền lâu, mãi hồn nhiên,


đích thực đó là cuộc sống,


nhân loại kính trọng người hiền!




Dẫu không lâu đài, nhung lụa,


một thân cô lẻ xứ người,


miệt mài làm nên sự nghiệp,


mỉm cười đừng viết nhiều thôi!!!




Đừng viết gì nhiều về tôi


mộc mạc giản dị với đời,


Kính anh, đời vui sức khỏe,


kính anh một chữ rất: NGƯỜI!



Từ: HaiNV
05/09/2015 16:20:33


Cám ơn KhoaDT đã đăng lại ở đây bài viết của tác giả Lê Thọ Bình  trên báo DÂN TRÍ về anh HOÀNG KIM BỔNG, Hóa 1973.Trước kia, anh Lê Văn Cường cũng đã viết bài về CL73 và có nhắc nhiều đến anh Bổng. Trong bài của anh Cường, HaiNV cũng đã có comment đưa một số thông tin về anh Bổng.





http://www.studentkgu.vn/news/detail/id_1119/sec_3/cat_18/





http://www.studentkgu.vn/news/detail/sec_3/cat_7/id_1122/





Xin nói luôn, bài viết trên đây rất nhiều THÔNG TIN KHÔNG CHÍNH XÁC:





1.    Anh Hoàng Kim Bổng không phải là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RẤT KHÓ!), mà chỉ là Viện Hàn lâm Kỹ thuật (hay Công nghệ) Nga.





2.     Anh Hoàng Kim Bổng không phải làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov (MGU) mà tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Hóa học tinh vi Lomonosov  (MITHT), trước kia gọi là Trường Đại học Hóa tinh vi, rồi đổi tên là Học viện Hóa tinh vi, từ 2011 đến nay là Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Hóa tinh vi (cũng mang tên Lomonosov), nên rất dễ bị nhầm lẫn!





3.     Thời năm 1973: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp là GS. Tạ Quang Bửu, không phải là Trần Hồng Quân! Không rõ anh Bổng ở Bách Khoa thi NCS và đi năm nào nhưng tên các vị lãnh đạo Bộ và Trường được nhắc đến không phù hợp. Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp lần lượt là: Tạ Quang Bửu (1965-1976), Nguyễn Đình Tứ  (1976-1987), Trần Hồng Quân (1987-1997). Còn Hiệu trưởng Bách Khoa là:  Phạm Đồng Điện (1966-1980) và Hà Học Trạc (1980-1989). Nếu anh Bổng đi làm Bách Khoa năm 1973, thì không thể có chuyện HT Hà Học Trạc "thân tình" với BT Trần Hồng Quân kéo được anh Bổng về! 




Xem thông tin (tiếng Nga) về lý lịch trích ngang tại Trường MITHT - nơi làm việc và danh hiệu "Viện sỹ" của anh Bổng (Việt Nam thấy có tên 2 người: Hoàng Kim Bổng, Nguyễn Anh Tuấn?): 





http://www.mitht.ru/pages/66?id=94





http://www.nm.md/article/etot-neugomonnyy-hoang





http://www.rae-info.ru/index.php?option=com_content&view=article&id=32&Itemid=61





P.S. Ngay trang Web của Nga cũng sai: "Окончил КГУ им. В.И.Ленина и МГУ им.М.В.Ломоносова в 1972". Anh Bổng không thể vừa tốt nghiệp trường KGU vừa MGU vào năm 1972 được! 






Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 562 9482
387 2824
Hóa 881 9761
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7154
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s