BLOGS  
 
RSS
Chủ Nhật đi mua đồ KHÔNG TÀU
Ngày đăng 29/06/2012 14:02:18 bởi 3Chai

No chinese goods logo

Đồ chơi cho cháu nội. Hai ngăn hàng thú nhồi bông sát nhau cho phép mình so sánh và chọn lựa. Ngăn bên này là sản phẩm Úc chính hiệu. Ngăn kia là đồ Tàu. Cũng những chú chuột túi, gấu lười, thú mỏ vịt... xinh xinh dễ thương ấy. Có đối chứng ngay cạnh mới thấy rõ thật giả khác nhau thế nào về độ tinh xảo. Ấy là chưa nói đến khả năng nhiễm độc của đồ chơi Tàu nữa. Dù chúng có rẻ bằng nửa đồ xịn, cũng quyết không thể cho con cháu mình chơi đồ Tàu.

Đồ chơi cho cháu nội

 

Giày cho mình. Gặp nhau nhìn xuống chân bạn có thể chê mình giày hơi bẩn. Từ lâu rồi mình phải chia tay với những đôi giày da bóng lộn nhưng cứng queo.  Xương khớp lão hóa ưa thứ giày tốt da mềm. Da mềm thì mặt không thể nhẵn, đế mềm và phẳng cầm lên bẻ cong được. Đôi này sản xuất tại Thái Lan, giá 60 đồng, cũng xấp xỉ giá giày Tàu nhưng không hiểu sao không thể tìm thấy tại Best&Less, Target và các siêu thị khác.

Giày cho mình

 

Giày cho sếp. Cũng là thứ giày “lông cừu”, bữa trước không biết nên mua phải đôi rẻ có 20 đồng, đồ Tàu. Bữa nay mới tìm ra cửa hàng bán đồ lông cừu thật của Úc. Đắt gấp 4 cũng phải mua, vì chân sếp mình xứng đáng được mang đồ thật, vừa ấm, vừa bền. Lại còn được tự hào là... người Úc dùng đồ Úc. 

Giày cho sếp

 

Cái cưa sắt này mua từ năm ngoái. Gần như 100% hàng tại Bunning Warehouse là đồ Tàu mà bữa đó may sao chọn được sản phẩm này từ Italia, giá chả lại cao hơn là bao nhiêu nên lấy làm sung sướng phải chụp hình làm kỷ niệm. Cưa ống thép rất ngọt. Đã dựng xong cái dàn cho sếp trồng một lũ bí bầu.

Cưa sắt

 

Anh giai này thì mình không mua mà chôm từ trên một cửa hàng trên mạng bán đồ KHÔNG SẢN XUẤT TẠI TQ. Bạn thử tìm “not_made_in_china” mà xem, sẽ còn nhiều hạng mục hấp dẫn hơn.

Anh giai

 

 

 

Tags: Notmadeinchina



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 10 của tổng số 10 Comments

Từ: 3Chai
06/07/2012 09:01:21

@Bác Tổng & Thục. PRC có thể là Philippine Regulation Commission!


Anh bạn phương Bắc tên chính thức là People's... thêm chữ 's. Cũng như ở ta, quân đội, công an, tòa án... mọi thứ đều là "nhân dân". Riêng ngân hàng thì hình như là của Nhà Nước.


@Thủy. Nhờ cái còm này của bạn mà mình tra ngược đến cả tổ con chuồn chuồn để gửi lời thăm đến Khửu Đại Ka lâu nay vắng bóng giang hồ. 


@Liên. Hồi mình ở London cũng tìm mua chả được đồ lưu niệm chính gốc Ăng Lê như chòi điện thoại và xe bus màu đỏ. Ở Úc lâu rồi mà gần đây mới tìm ra chỗ mua chuột túi của Úc để khoe với các bạn đấy. Riêng thuốc bổ Tàu thì các cụ nhà mình vẫn dùng. Phải gửi mua tận gốc bên đó mang về. Hy vọng không dùng phải thứ có trộn bột bào thai!


@Thanh. Có hãng mời bán mỹ phẩm/vitamin cho họ, mà tụi này lười quá không dám nhận.


@Lý. Nó rẻ cũng được, nhưng mà vì rẻ nên tràn ngập hang cùng ngõ hẻm đến mức dường như ta không còn lối thoát. Bởi vậy nên mấy gây ra một trào lưu ở các nước công nghiệp, một bộ phận dân số có ý thức chống lại. Số này còn ít nhưng mình tin sẽ tăng dần và tạo ra thị trường riêng ổn định.



Từ: NghiPH
05/07/2012 09:58:59

PRC đích thị là People Republic of China rồi!



Từ: ThucTT
05/07/2012 09:51:40

Các bạn nếu thấy hàng có đề Made in PRC thì đó là hàng Trung quốc chính hiệu đã dùng cách này để tránh Made in Chine, nếu quan tâm hãy gõ Gog. :PRC là nước nào? sẽ có giải đáp



Từ: ThuyDTHuy
04/07/2012 04:14:26

Em rất đồng ý với anh 3chai, hạn chế không dùng đồ của kẻ đang muốn thôn tính nước mình. Mấy năm nay, khi đã có nhiều hiểu biết hơn, lúc mua sắm mọi đồ dùng sinh hoạt, em đã cố gắng không mua đồ TQ, cũng thấy cuộc sống tạm ổn. Tất nhiên vẫn còn nhiều thứ trong nhà có mác made in china.



Từ: LienTP
02/07/2012 16:31:27

Ở Việt Nam. các hoa quả, thực phẩm Tàu không được ưa chuộng như trước đây nữa. Hồi em đi công tác sang Úc, muốn mua đồ lưu niệm - con chuột túi có mác Úc mà không có, toàn đồ Tàu thôi. Mọi người giải thích là hàng Tàu xuất sang các nước theo đường chính thống thì đều có chất lượng tốt. Nhưng không mấy ai thích mua đồ lưu niệm có gắn mác Tàu cả.


Tuy vậy, về lĩnh vực thuốc Đông y, hàng Tàu vẫn được ưa chuộng: các cụ vẫn ưa Kiện não hoàn tương tự như Hoạt huyết dưỡng não. Viên An cung nguu hoàn hoàn thấy vẫn được  các cụ tích trữ phòng tai biến mạch máu não; thuôc dạng kem chữa bòng vẫn được coi rất hiệu nghiệm.



Từ: ThanhLK
02/07/2012 14:35:10

Hải ạ, mình biết ở thành phố Cologne của Đức có bán mì Omachi. Chẳng hiểu mọi người thế nào chứ mình cứ thấy hàng Việt Nam được bán ở các cửa hàng lớn ở các nước là mình rất vui. Có lần sang tận Singapore mua áo phông Made in VN. Hâm thế đấy.Mình thấy Hải có cách giới thiệu hàng rất độc đáo. Các hãng nên mời bạn làm cộng tác viên trong lĩnh vực tiếp thị.


 


 



Từ: LyTM
01/07/2012 22:04:05

Xấu bụng, ghét dáng ghét hình


ghét cay ghét đắng chẳng rinh hàng Tàu,


Vì chưng bao chuyện đớn đau


hại người, hại bạn, hàng Tàu độc ghê!


Chỉ hiềm một nỗi rẻ rề


mua rồi vẫn thế, vẫn chê hàng Tàu!



Từ: 3Chai
30/06/2012 05:45:19

Bên Đức có bán mì Omachi không Thanh ơi? Nhà mình bây giờ không ăn mì nào khác ngoài Omachi. Nghe tên như Nhật, thật ra của VN (hình như nhà máy ở Hải Dương).


Mình có đọc một số blog và trang web của các gia đình và các nhà kinh doanh ở nước ngoài hoàn toàn tẩy chay hàng TQ.  Việc thực hành lúc đầu khá khó khăn, nhưng sau một thời gian tìm hiểu thị trường họ cũng sống được hoặc kinh doanh được, và trên thực tế đang hình thành một mảng thị trường tuy còn rất nhỏ để phục vụ nhu cầu này, như một phản ứng đối với một nền kinh tế khổng lồ đang tiếp tục bành trướng nhưng rỗng chân vì các vấn đề môi trường và đạo đức xã hội.


Ấy là nói chuyện ở nước ngoài cho vui thôi mà thôi bác Tổng ơi. Dân ta thức tỉnh, có lẽ đầu tiên là với các mặt hàng như hoa quả và thực phẩm khác. Mình không dám nói là bản thân mình và gia đình sẽ sống hòan tòan không dùng đồ TQ. Chỉ là hình thành một nét nhỏ trong cuộc sống: khi đi mua sắm thì chú ý hơn về nhãn mác, hạn sử dụng, xuất xứ... Và trong khả năng có thể thì lựa chọn sản phẩm không đến từ một đất nước đang tìm mọi cách thôn tính quê hương mình. Chỉ riêng việc chọn mua đồ, trong gia đình đã nhiều lúc không thể thống nhất.  


Chúng nó mở thầu khai thác dầu khí cách bờ biển miền Trung của ta có 60 hải lý, lại chọn đúng thời điểm Euro để dân mình xao lãng. Thâm thật là thâm.


 


 


 


 


 



ThanhLK đã viết:




Thật ra hàng tiêu dùng của TQ ở các nước châu Âu và Nhật bản cũng tràn ngập và có sức cạnh tranh lớn vì đạt chất lượng và giá cả phải chăng, Chỉ vì hệ thống kiểm soát XNK của ta kém hiệu lực nên hàng giả và kém chất lượng của TQ luôn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đối với tôi nếu hàng Việt Nam đạt chất lượng và yêu cầu sử dụng thì tôi ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hè này đi một số nơi tôi thấy hàng Việt Nam cũng có nhiều ở nước ngoài, nhất là: giày dép; hàng dệt may và thực phẩm đóng chai. Nhiều sáng tôi vẫn dùng mì VIFON sản xuất tại Việt Nam và có bán ở Đức.


 


 




Từ: ThanhLK
29/06/2012 22:11:42


Thật ra hàng tiêu dùng của TQ ở các nước châu Âu và Nhật bản cũng tràn ngập và có sức cạnh tranh lớn vì đạt chất lượng và giá cả phải chăng, Chỉ vì hệ thống kiểm soát XNK của ta kém hiệu lực nên hàng giả và kém chất lượng của TQ luôn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đối với tôi nếu hàng Việt Nam đạt chất lượng và yêu cầu sử dụng thì tôi ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hè này đi một số nơi tôi thấy hàng Việt Nam cũng có nhiều ở nước ngoài, nhất là: giày dép; hàng dệt may và thực phẩm đóng chai. Nhiều sáng tôi vẫn dùng mì VIFON sản xuất tại Việt Nam và có bán ở Đức.




Từ: NghiPH
29/06/2012 18:46:42

Tháng 3 vừa rồi tôi đi Trung Quốc. Có đi thăm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Đến ga xe lửa và sân bay ở Quảng Châu thấy rất nhiều kiện hàng lớn có địa chỉ đến là Việt Nam. Đủ thứ hàng may mặc, điện tử, máy móc, hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, thuốc bắc... Thôi thì đủ thứ. Người Việt ta nhiều thứ chưa sản xuất được hoặc có sản xuất được thì giá thành lại quá cao. Chưa làm được hoặc làm được nhưng giá cao quá thì phải xài của người thôi. Về đồ may mặc, khi đem về Việt Nam cái nào đẹp, chất lượng khá thì được dán các mác nổi tiếng thế giới. 


Anh BaChai có thể còn có quyền lựa chọn không mua hàng Trung Quốc. Còn số đông dân trong nước trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay đâu có quyền lựa chọn như vậy. Thật đáng buồn!