BLOGS  
 
RSS
NHÀ THƠ TỐ HỮU
Ngày đăng 14/07/2013 21:10:58 bởi MinhCK

      Trong mỗi con người chúng ta ai cũng thuộc ít nhất một bài thơ, một câu thơ của nhà thơ Tố Hữu. Ông đã để lại ấn tượng rất lớn trong lòng, trong cuộc đời tôi. Giá như ông chỉ cứ làm thơ thôi thì tuyệt vời biết bao. Tuy vậy rất ít người biết những câu thơ này của ông. Trước khi lâm chung nhà thơ nổi tiếng của chúng ta đã viết mấy câu như thế này:


Xin vĩnh biệt đời yêu quí nhất

Còn mấy vần thơ một nắm tro

Thơ để bạn đời tro bón đất

Sống là cho và chết cũng là tro

 

Tags: THƠ



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 11 - 20 của tổng số 28 Comments



Từ: 3Chai
16/07/2013 17:35:52

Iem xin theo bác Guest Kỳ Minh để phản bác lại bác KhanhT. Cứ nghĩ như bác KhanhT, thì hóa ra là triết lý là để cho người khác thực hiện chứ mình thì không à? Khà khà khà, iem có phạm thượng các bác tha nhé.



Từ: CucNT
15/07/2013 22:06:57

'Sống là cho và chết cũng là cho" thì mới đúng cả về ý nghĩa lẫn ngữ pháp.


Cái thời bọn em đi học, thơ Tố Hữu gần như thống trị toàn bộ chương trình văn học. Chúng em đọc và say mê  thơ Tố Hữu. Có thể nói chính thơ Tố Hữu đã hun đúc nên tình yêu văn học trong em.


Em cũng nghĩ như anh Minh, giá như Tố Hữu chỉ làm thơ thôi thì tuyệt biết bao để Trần Phương khỏi chua chát : :"trên ta là một nhà thơ.......".


Nhưng cuộc đời là vậy. Nếu Ngài Đại tá chỉ có tên lửa thôi thì làm sao ta có thể được thưởng thức những vần thơ ngọt ngào của anh và ai sẽ post những câu thơ cuối cùng này của Tố Hữu lên để ta được nhớ về ông với lòng ngưỡng mộ và tiếc muối?



Từ: KhanhT
15/07/2013 20:41:00

 


Mình có ảnh 2 bản but tích của nhà thơ đúng vào thời gian Tố Hữu từ trần. Trước khi nhà thơ mất khoảng 3-4 ngày người ta công bố bản đầu là:


Xin tạm biệt đời yêu quí nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
S
ng là cho mà chết cũng là cho.


sau khi nhà thơ mất, công bố lại một bản khác, sửa lại vài chỗ như trong văn bản, và có thêm chữ của nhà thơ là "bản chính" hay là "bản để đăng" gì đó. Nhưng trong ảnh but tích sưu tầm trên mạng thì không thấy chữ đó, có thể người ta cắt đi. (Về nhà, mình sẽ tìm lại trong lưu trữ thư viện của mình chắc vẫn còn):


Tạm biệt đời ta yêu quí nhất
Còn mấy dòng thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho, chết cũng là cho.


Như vậy thấy, nhà thơ sửa lại: bỏ chữ "xin", thêm "ta", thay "vần" bằng "dòng", bỏ chữ "mà". Còn thì tro vẫn là tro, mà cho thì vẫn là cho. Tôi nghĩ nhà thơ nêu một triết lý sống ở đời, chứ không phải ông di huấn muốn hóa thân hoàn vũ. Có thể nhà thơ đã "chơi chữ-âm thanh" theo phát âm của người Hà Nội, tro hay cho đều là CHO !


 



Từ: HaiNV
15/07/2013 18:43:46

 


3Chai@anh MinhCK: Ở VN ta, các cụ UVTW, BT hoặc tương đương trở lên đều an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Cụ Tố Hữu còn là cố UVBCT, PTT thì có mộ trong Mai Dịch là hiển nhiên rồi. Trên mạng vẫn lưu các thông tin về tang lễ cụ Tố Hữu, ví dụ:


http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(46,53239)


 


 



Từ: Guest Kỳ Minh
15/07/2013 18:36:20
Tôi cũng hiểu như Bachai, nếu theo bản đấy thì sau khi chết nhà thơ muốn được thành tro, nhưng không được. Hình như Mộ nhà thơ được chôn tại nghĩa trang Mai Dịch thì phải.


Từ: Guest Kỳ Minh
15/07/2013 18:28:25
Nhà tôi ở gần nhà tưởng niệm nhà thơ Tố Hữu (cách 1km thôi), lúc nào thuận lợi tôi sẽ ghé qua và chắc chắn sẽ hỏi về bài thơ cuối cùng này. Theo tôi có lẽ Khánh đã post cả bút tích, cả chữ ký của nhà thơ thì có lẽ đấy là bài thơ cuối cùng rồi và đấy là bản chính thức thôi. Còn suy từ cách nghĩ của các người làm thơ thì khi bản đầu tiên ra đời còn phải sửa, phâi cân nhắc, khi đọc cho bạn bè nghe mỗi người nhớ, nhớ, quên, quên theo một kiểu khác nhau cho nên có nhiều bản là lẽ thường tình. Theo tôi, ai hiểu thế nào cũng được miễn là yêu quí và kính trọng ông là được. Ông là nhà thơ có tài và được rất nhiều người yêu mến.


Từ: Meomun
15/07/2013 07:46:33

@Anh HảiNV: Cám ơn anh Hải. Anh Hải hay thật ấy, tìm được cái topic trên forum về nhà thơ TH, em không nhớ chính xác ở chỗ nào. Chỉ nhớ những ngày mới có web KGU, hồi ấy anh Ngọc và các anh chị bàn về TH, em cũng tham gia, mà hơi bị "hăng" thì phải (trúng đài mà), sau ngại quá em delete hết phần của mình. Nay đọc lại topic ấy thấy vui vui, bác MinhCK đừng tuýt còi em lạc đề nhé!



Từ: ThongNV
15/07/2013 07:36:45

Ôi buồn quá! Mới chỉ có mấy năm thôi mà đã tam sao thất bản. Phải có một dự án tầm cỡ quốc gia để nghiên cứu về bài thơ cuối cùng của nhà thơ Tố Hữu thôi.



Từ: 3Chai
15/07/2013 05:14:10

Bác Minh ơi. Vậy theo em hiểu từ bài thơ, là nhà thơ muốn sau khi chết được thành tro. Mộ nhà thơ hiện ở đâu ạ?


 



Từ: Meomun
15/07/2013 00:12:20

Nhân có cái entry của anh MinhCK, cho em MM lan man chút nhé! Không biết các anh chị có nhớ vào giai đoạn khoảng từ sau năm 1975 đến chừng 1980 có 1 cuộc trưng cầu ý kiến (trong giới văn học thôi) về: ai là 3 nhà thơ hiện đại tiêu biểu của Việt Nam? Hồi ấy em đọc thấy ban đầu danh sách khá dài, sau thì có 5 nhà thơ được vào short list là Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên. Sau đó thì đến bước "bầu" 3 người tiêu biểu nhất,  hình như chỉ có vài phiếu là không có tên nhà thơ Tố Hữu thì phải. Chuyện trưng cầu ý kiến đó nhùng nhằng ít lâu rồi tự nhiên im bặt, chắc vì không mang lại kết quả, cũng như hồi thi viết lại Quốc ca.


Còn về thơ Tố Hữu, thời bọn em hầu như thi văn toàn ra đề dính đến thơ TH thôi thì phải. Vì thế ai cũng phải tích trữ cho mình ít vốn thơ TH để đi thi có cái mà viết. Mà có khi tự nhiên thôi, chẳng cố vẫn cứ thuộc. Em có 1 cô bạn cao thủ (ngày ấy cao thủ và bây giờ cũng thế), thơ phú gì mà trong chương trình (và cả ngoài) đọc câu trước là cô ấy đọc được câu sau liền, như cái trường ca "Theo chân Bác" ấy tuy dài nhưng quá dễ với cô ấy, thuộc lòng. Thế mới biết là thơ Tố Hữu có sức xâm nhập sâu rộng như thế nào.